Tổng thư ký LHQ thăm vùng bị thảm họa hạt nhân Nhật Bản
Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon hôm qua đã đến Nhật Bản để thăm khu vực bị thảm họa hạt nhân ở Fukushima, trong khi nguy cơ phóng xạ ở nơi đây vẫn còn rất nghiêm trọng.
Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon đến Nhật Bản hôm qua.
Chuyến thăm của ông Ban Ki-moon diễn ra một ngày sau khi Nhật Bản kỷ niệm 66 năm thảm họa Hiroshima.
Ông Ban Ki-moon đã công bố ý định triệu tập một hội nghị thượng đỉnh về an toàn hạt nhân tại Đại hội đồng LHQ ở New York vào ngày 22/9, trong đó, ông sẽ kêu gọi mạnh mẽ cộng đồng quốc tế áp dụng chặt chẽ các tiêu chuẩn an toàn hạt nhân.
Hôm nay, 8/8, ông Ban Ki-moon tới Haragama, một khu vực ven biển, cách nhà máy điện hạt nhân Fukushima I 40 km về phía bắc. Tổng thư ký LHQ cũng sẽ thăm một trung tâm tạm trú của những người bị sơ tán vì phóng xạ và sẽ nói chuyện tại một trường trung học thuộc thành phố Fukushima.
Ông Ban Ki-moon sẽ có cuộc gặp vớ i Thủ tướng Nhật Bản Naoto Kan và Ngoại trưởng Takeaki Matsumoto hôm nay.
Gần 5 tháng sau thảm họa hạt nhân Fukushima, chính phủ Nhật Bản và công ty Điện lực Tokyo (Tepco) đã rất nỗ lực trong việc kiểm soát tình hình. Tuy nhiên, phó chủ tịch Năng lượng Nguyên tử Nhật Bản Takashi Sawada xác nhận kế hoạch bình ổn nhà máy Fukushima hiện nay gặp nhiều khó khăn.
Trên thực tế, mới đây, tại nhà máy Fukushima I đã phát hiện được một số điểm cực kỳ nguy hiểm với hàm lượng phóng xạ có thể gây tử vong trong vài tuần lễ, nếu có mặt tại những nơi này trong vòng một giờ đồng hồ.
Video đang HOT
Trong khi chính phủ Nhật Bản đưa ra kế hoạch ổn định tình hình tại Fukushima trước tháng 1/2012, thì Thủ tướng Naoto Kan tuyên bố quyết tâm giảm bớt sự phụ thuộc của Nhật Bản vào năng lượng hạt nhân.
Hôm 6/8, trong buổi lễ kỷ niệm 66 năm thảm họa Hiroshima, ông Naoto Kan tái khẳng định quyết tâm đưa nước Nhật thoát khỏi sự lệ thuộc vào năng lượng hạt nhân. Lần đầu tiên, thị trưởng Hiroshima đặt lại vấn đề về chương trình hạt nhân của Nhật và kêu gọi chính phủ phát triển năng lượng tái tạo
. Theo Dân Trí
Hiroshima tưởng niệm 66 năm ngày hứng chịu bom nguyên tử
Thủ tướng Nhật Bản Naoto Kan hôm nay đã tái cam kết giảm dần sự phụ thuộc vào năng lượng hạt nhân trong lễ tưởng niệm 66 năm ngày Mỹ thả quả bom nguyên tử đầu tiên trong lịch sử loài người xuống thành phố Hiroshima.
Thủ tướng Naoto Kan tưởng niệm các nạn nhân vụ thả bom nguyên tử tại Hiroshima ngày 6/8.
Ông Kan cùng hàng nghìn người đã có mặt tại đài tưởng niệm hòa bình tại Hiroshima để dành một phút mặc niệm tưởng nhớ 140.000 người thiệt mạng trong vụ thả bom nguyên tử năm 1945.
Trong dịp này, Thủ tướng Nhật Bản đã nhắc lại cuộc khủng hoảng hạt nhân nghiêm trọng nhất trong 25 năm qua tại nhà máy hạt nhân Fukushima I, vốn gây ra bởi trận động đất/sóng thần hồi tháng 3.
"Tôi sẽ điều tra đầy đủ về nguyên nhân gây ra cuộc khủng hoảng và áp dụng các biện pháp cơ bản nhằm đảm bảo an toàn", ông Kan phát biểu tại buổi lễ.
Những con chim bồ câu được thả như một biểu tượng của hòa bình tại Đài tưởng niệm hòa bình Hiroshima.
Nhà máy Fukushima I vẫn tiếp tục rò rỉ chất phóng xạ, gần 5 tháng sau thảm họa kép. Cuộc khủng hoảng đã gây ra những lo ngại nghiêm trọng không chỉ tại Nhật Bản mà còn trên khắp thế giới, ông Kan nói.
Điện hạt nhân của Nhật Bản đang cung cấp khoảng 30% tổng sản lượng điện của Nhật Bản trước cuộc khủng hoảng tại Fukushima I, và nước này trước đó đã cam kết tăng con số này lên 53% vào năm 2050.
Nhưng ông Kan nói: "Tôi sẽ giảm sự phụ thuộc của Nhật Bản vào năng lượng hạt nhân, đặt mục tiêu xây dựng một xã hội không phụ thuộc vào các nhà máy điện hạt nhân".
Các em nhỏ cũng tham gia lễ tưởng niệm.
Ông Kan đã phát biểu như vậy sau lễ đặt vòng hoa tại Đài tưởng niệm hòa bình Hiroshima, nơi những con chim bồ câu được thả như một biểu tượng của hòa bình.
Ông Kazumi Matsui, Thị trưởng Hiroshima và là con trai của một người sống sót trong vụ bỏ bom nguyên tử, cũng hối thúc Tokyo hành động sau cuộc khủng hoảng tại Fukushima I gây tổn thương cho công chúng.
"Chính phủ Nhật Bản cần thành thật chấp nhận thực tại này và nhanh chóng xem xét lại chính sách hạt nhân", ông Matsui nói.
Đây là lần đầu tiên trong vài thập kỷ qua một thị trưởng Hiroshima đặt câu hỏi về chính sách phát triển năng lượng hạt nhân của Nhật Bản trong buổi lễ tưởng niệm thường niên.
Những người biểu tình phản đối hạt nhân tại lễ tưởng niệm.
Một máy bay chiến đấu của Mỹ đã thả một quả bom nguyên tử, biệt danh "Little Boy", xuống Hiroshima vào ngày 6/8/1945 trong những ngày cuối của Thế chiến II. Quả bom đã cướp đi sinh mạng của khoảng 140.000 người trong tổng số 350.000 dân của thành phố khi đó.
Mỹ tiếp tục thả quả bom nguyên tử thứ 2 xuống thành phố Nagasaki ngày 9/8, làm khoảng 74.000 người thiệt mạng.
Theo Dân Trí
Thủ tướng Nhật bản Naoto Kan "có thể từ chức vào tháng 8" Thủ tướng Nhật Bản Naoto Kan có thể sẽ từ chức vào đầu tháng 8, tin từ chính thành viên trong ban lãnh đạo đảng Dân chủ cầm quyền ở Nhật Bản hôm qua cho biết. Thủ tướng Naoto Kan. Theo ông Koriki Jojima, một thành viên của đảng Dân chủ, Thủ tướng Nhật Bản Naoto Kan có thể sẽ từ chức vào...