Tổng Thư ký LHQ kêu gọi cải tổ Hội đồng Bảo an
Người đứng đầu Liên hợp quốc ( LHQ) nói rằng đã đến lúc cải tổ Hội đồng Bảo an LHQ.
Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres. Ảnh: Reuters
Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres ngày 21/5 cho biết đã đến lúc cải cách cả Hội đồng Bảo an LHQ và hệ thống Bretton Woods (hệ thống tiền tệ quốc tế và các định chế tài chính có liên quan dùng đồng đô la Mỹ thay thế cho một thước đo duy nhất để thanh toán tiền tệ quốc tế và lưu trữ dự trữ) để phù hợp với “thực tế của thế giới ngày nay”.
Phát biểu tại một cuộc họp báo ở Hiroshima, Nhật Bản, nơi tổ chức hội nghị thượng đỉnh G7, ông Guterres cho biết cả hai thể chế trên cần được “cập nhật”.
Ông Guterres nói: “Cấu trúc tài chính toàn cầu đã trở nên lỗi thời, rối loạn chức năng và không công bằng. Trước những cú sốc kinh tế do đại dịch COVID-19 và cuộc xung đột Nga-Ukraine, chúng đã thất bại trong việc hoàn thành chức năng cốt lõi của mình như một mạng lưới an toàn toàn cầu”.
Video đang HOT
Theo Tổng Thư ký Guterres, những nước đang phát triển ngày càng nhận thấy rằng các hành động là vẫn chưa đủ để cải cách các thể chế lỗi thời hoặc “xóa bỏ những thất vọng” của Nam bán cầu.
Nước chủ nhà G7 Nhật Bản đã mời các nhà lãnh đạo từ cái gọi là Nam bán cầu đến Hiroshima để đàm phán. Những quan chức được mời bao gồm Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva và Tổng thống Indonesia Joko Widodo.
Quan chức Ukraine hé lộ số lượng chiến đấu cơ F-16 mà Kiev cần để đối phó với Nga
Ông Yury Sak, cố vấn Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Aleksey Reznikov, cho hay Tổng thống Volodymyr Zelensky muốn Mỹ và các đồng minh cung cấp cho Kiev từ 40 đến 50 chiếc máy bay chiến đấu F-16 để sử dụng trong cuộc xung đột với Nga.
Ukraine đang chứng minh 'bẫy Bakhmut' có hiệu quả Ukraine và 4 quốc gia phương Tây đạt thỏa thuận về gói viện trợ quân sự mới Thủ đô của Ukraine hứng chịu đợt không kích 'đặc biệt dữ dội' Politico: Mỹ sắp cạn tiền viện trợ cho Ukraine, nguồn cung vũ khí có thể đứt gãy
Máy bay chiến đấu F-16 bay trong một cuộc duyệt binh ở Thessaloniki, Hy Lạp. Ảnh: AFP
Dẫn lời ông Sak, tờ Politico đưa tin số lượng chiến đấu cơ này đủ để Ukraie thành lập 3 tới 4 phi đội máy bay thế hệ thứ tư do Mỹ sản xuất để bảo vệ bầu trời Ukraine trong bối cảnh Nga đang tiến hành chiến dịch tấn công đường không quy mô lớn.
Trong nhiều tháng qua, Kiev đã liên tục yêu cầu phương Tây viện trợ chiến đấu cơ F-16 để giúp nước này đối phó với hỏa lực của Nga. Cố vấn Sak tuyên bố nhu cầu về máy bay chiến đấu đã trở nên cấp bách hơn nhiều kể từ tháng 3, khi Moskva bắt đầu sử dụng bom lượn có điều khiển để tấn công các mục tiêu ở khoảng cách xa hơn. Ông thừa nhận Ukraine hiện "không có gì để ngăn cản" máy bay Nga phóng những loại vũ khí đó.
Trong bối cảnh đó, trong tuần qua, Tổng thống Zelensky đã có chuyến công du châu Âu tới Iatly, Đức, Pháp và Vương quốc Anh trong nỗ lực kêu gọi phương Tây tăng cường hỗ trợ quân sự cho Ukraine. Sau cuộc hội đàm với Thủ tướng Anh Rishi Sunak hôm 15/5, nhà lãnh đạo Ukraine cho biết ông muốn thành lập một "liên minh máy bay chiến đấu" - nhóm các nước phương cung cấp F-16 cho Kiev.
Theo một số nguồn tin, Anh, Italy, Đức và Pháp không có F-16 để cung cấp cho Ukraine, nhưng ông Sak nói rằng các cường quốc châu Âu này "có tiếng nói quan trọng trong liên minh quốc tế". Ông giải thích Ukraine muốn họ khuyến khích các đồng minh - chẳng hạn Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ, chuyển giao loại chiến đấu cơ này cho Kiev.
Song những nỗ lực ngoại giao mới nhất của ông Zelensky đã giúp Ukraine nhận được sự đảm bảo từ các nhà lãnh đạo phương Tây rằng họ sẽ giải quyết vấn đề F-16 tại cuộc họp G7 thường niên ở Hiroshima, Nhật Bản vào cuối tuần này.
"Tất cả đều hiểu rằng đã đến thời điểm 'chín muồi' để thảo luận về chủ đề này. Không ai nói rằng điều đó là không thể. Nếu so sánh đề xuất này ở hiện tại với ba tháng trước, khi chúng tôi vẫn đang vật lộn để có được xe tăng, thì ngày nay, giới chức đang thảo luận về liên minh máy bay phản lực - đó là một dấu hiệu rất hứa hẹn," ông Sak nhận định.
Về phần mình, phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov khẳng định Moskva coi quyết định quyết định chuyển giao tên lửa cho Kiev của London là "vô cùng tiêu cực". Chính phủ Nga cảnh báo sẽ có "câu trả lời tương xứng" đối với động thái này. Theo Nga, sự giúp đỡ của London sẽ không làm thay đổi cục diện cuộc xung đột.
"Nước Anh mong muốn dẫn đầu các quốc gia tiếp tục bơm vũ khí vào Ukraine", hãng tin AFP dẫn lời người phát ngôn Dmitry Peskov của Điện Kremlin nói và đồng thời cho rằng quyết định cung cấp vũ khí chỉ "dẫn đến sự hủy diệt và giao tranh hơn nữa".
Nga đã nhiều lần cảnh báo việc Mỹ và các đồng minh chuyển giao vũ khí tinh vi hơn cho Ukraine có thể vượt qua "lằn ranh đỏ", dẫn đến căng thẳng leo thang nghiêm trọng. Theo Moskva, việc cung cấp vũ khí, chia sẻ thông tin tình báo và huấn luyện cho quân đội Kiev đã khiến các quốc gia phương Tây trên thực tế là các bên trực tiếp tham gia xung đột.
Thứ trưởng Ngoại giao Ba Lan: Nỗ lực cô lập Nga của phương Tây đã thất bại Thứ trưởng Ngoại giao Ba Lan Jablonski cho rằng, việc Nga đảm nhận Chủ tịch luân phiên Hội đồng bảo an LHQ cho thấy phương Tây đã thất bại trong việc cô lập Moskva. Ngày 2/4, RT dẫn lời Thứ trưởng Ngoại giao Ba Lan Pawel Jablonski nói, những nỗ lực của phương Tây trong việc cô lập Nga trên trường quốc tế...