Tổng Thư ký LHQ hối thúc các nước đánh giá lại chính sách năng lượng
Thế giới sẽ không thể tồn tại nếu các chính phủ trên thế giới không đánh giá lại các chính sách năng lượng.
Tuyên bố trên được Tổng Thư ký Liên hợp quốc (TTK LHQ) Antonio Guterres đưa ra ngày 4/4 sau khi Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu (IPCC) của LHQ công bố báo cáo quan trọng về khí hậu.
Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres. Ảnh: Xinhua
Tổng Thư ký LHQ Guterres nhấn mạnh báo cáo của IPCC về lượng khí thải carbon độc hại trong giai đoạn 2010-2019 ở mức cao kỷ lục trong lịch sử loài người cho thấy thế giới “đang trên đà đi nhanh” tới thảm họa. Theo đó, các nhà khoa học cho rằng “hoặc bây giờ hoặc không bao giờ” có thể hạn chế sự ấm lên của Trái Đất ở mức 1,5 độ C.
Video đang HOT
Theo người đứng đầu LHQ, nếu không thực thi hành động sớm, nhiều thành phố lớn sẽ chìm trong nước, và thế giới có thể phải hứng chịu các đợt nắng nóng, bão lũ chưa từng có trong lịch sử, kéo theo việc thiếu nước và hàng triệu loài động, thực vật đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng. Ông khẳng định cảnh báo trên không phải là hư cấu hay phóng đại, mà dựa trên đánh giá khoa học về các chính sách năng lượng hiện nay.
Trước đó, IPCC đã công bố báo cáo cho rằng nhân loại chỉ còn chưa đến 3 năm để cắt giảm khí thải, góp phần đảo ngược tác động của biến đổi khí hậu gây ra hiện tượng nóng lên toàn cầu. Trong báo cáo, IPCC cho rằng lượng khí thải trên toàn cầu sẽ cần phải đạt đỉnh vào năm 2025, sau đó giảm mạnh để có thể đạt được mục tiêu kiềm chế mức tăng nhiệt độ toàn cầu dưới 2 độ C theo Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu. IPCC kêu gọi thế giới chấm dứt hoàn toàn việc sử dụng than đá và cắt giảm lượng tiêu thụ dầu mỏ và khí đốt ở mức lần lượt 60% và 70%.
Các chuyên gia IPCC cũng cho rằng những cam kết của các quốc gia trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu là chưa đủ để kiềm chế mức tăng nhiệt độ toàn cầu dưới 1,5 độ C. Do đó, mức mục tiêu 2 độ C có thể sẽ là một thách thức. Với những yếu tố không chắc chắn về mức độ thực hiện cam kết ở thời điểm hiện nay, ủy ban này dự báo nhiệt độ Trái đất có thể sẽ tăng mạnh ở mức 3,2 độ C so với giai đoạn tiền công nghiệp
IPCC khuyến nghị một số biện pháp có thể giúp giảm 40-70% lượng phát thải carbon vào năm 2050, giảm mạnh việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch, nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng và tăng cường sử dụng các nhiên liệu thay thế, chẳng hạn như hydro. Bên cạnh đó, các nước cũng cần cắt giảm các chuyến bay đường dài, thúc đẩy chế độ ăn dựa trên thực vật, xây dựng các tòa nhà có khả năng chống chịu biến đổi khí hậu, cắt giảm nhu cầu năng lượng.
Xuất khẩu năng lượng Nga sẽ thắng lớn trong năm nay, dự kiến tăng hơn 30%
Doanh thu ước tính từ bán dầu và khí đốt của Nga lên tới 321 tỷ USD trong năm nay, tăng hơn 1/3 so với năm ngoái
Nga thu lợi nhuận khổng lồ từ xuất khẩu năng lượng. Ảnh: Getty Images
Đài RT cho biết, doanh thu năng lượng của Nga dự kiến sẽ tăng vọt trong năm nay nếu các đối tác thương mại tiếp tục mua dầu và khí đốt từ quốc gia đang hứng chịu các lệnh trừng phạt này.
Theo phân tích của Bloomberg, Nga sẽ đạt khoảng 321 tỷ USD xuất khẩu năng lượng trong năm 2022, đánh dấu mức tăng hơn 1/3 so với năm ngoái.
"Động lực lớn nhất duy nhất dẫn đến thặng dư tài khoản vãng lai của Nga tiếp tục có vẻ vững chắc", Bloomberg dẫn lời các nhà kinh tế tại Viện Tài chính Quốc tế (IFF) cho biết trong một báo cáo.
"Bất chấp các biện pháp trừng phạt hiện hành, dòng tiền mạnh vào Nga có vẻ sẽ tiếp tục tăng đáng kể".
Tuy nhiên, các nhà phân tích của IFF cũng nhấn mạnh rằng một lệnh cấm vận năng lượng tiềm tàng của EU, Anh và Mỹ sẽ dẫn đến sản lượng không thể tránh khỏi sụt giảm hơn 20% và có thể khiến Nga mất tới 300 tỷ USD doanh thu xuất khẩu, tùy thuộc vào biến động giá cả. Nước này cũng đang đạt được mức thặng dư tài khoản vãng lai kỷ lục mà các chuyên gia cho rằng có thể lên tới 240 tỷ USD.
Nga là nước xuất khẩu khí đốt tự nhiên lớn nhất và là nước xuất khẩu dầu lớn thứ ba thế giới. Một số quốc gia, bao gồm Mỹ và Anh, đã áp đặt lệnh cấm nhập khẩu năng lượng của Nga như một phần của lệnh trừng phạt đối với cuộc xung đột ở Ukraine. Tuy nhiên, EU đã từ chối thực hiện biện pháp này, còn Mỹ và Anh tiếp tục mua dầu và khí đốt của Nga.
Giá dầu thô toàn cầu đã tăng hơn 30% trong năm nay, lên trên 100 USD / thùng do lo ngại về tình trạng thiếu nguồn cung từ Nga vào thời điểm nhu cầu toàn cầu cao sau đại dịch. Giá xăng cũng đã đạt mức cao nhất trong nhiều năm.
Cuối tháng 3, Tổng thống Vladimir Putin nói rằng Nga sẽ chỉ chấp nhận thanh toán cho xuất khẩu năng lượng bằng đồng rúp với các nước bị Điện Kremlin coi là "không thân thiện", gồm các nước tham gia trừng phạt Nga.
Slovakia sẵn sàng thanh toán khí đốt Nga bằng đồng ruble Ngày 3/4, Bộ trưởng Kinh tế Slovakia Richard Sulik tuyên bố nước này không thể từ bỏ khí đốt của Nga và sẽ thanh toán bằng đồng ruble nếu cần. Trạm khí đốt Russkaya ở vùng Krasnodar, miền Nam Nga. Ảnh: TASS/TTXVN Phát biểu trên đài truyền hình Slovakia, Bộ trưởng Sulik nói: "Nguồn cung cấp khí đốt (của Nga) không thể bị...