Tổng thư ký LHQ đề xuất làm giảm nhẹ cuộc khủng hoảng lương thực
Nhật báo Phố Uôn (WSJ) ngày 16/5 dẫn các nguồn thạo tin cho biết Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ) ông António Guterres đã đề xuất nới lỏng các hạn chế đối với việc xuất khẩu phân kali từ Nga và Belarus để đổi lấy việc cho các tàu chở ngũ cốc đi qua các cảng của Ukraine.
Theo WSJ, Thổ Nhĩ Kỳ và các quốc gia khác đang tham gia vào các cuộc đàm phán về vấn đề này. Cụ thể, Thổ Nhĩ Kỳ có thể tham gia vào việc rà phá mìn ở các cảng và cung cấp giao thông hàng hải. Mục tiêu cuối cùng của thỏa thuận được đề xuất là nhằm giảm bớt cuộc khủng hoảng lương thực, thúc đẩy bởi các hạn chế của phương Tây đối với phân bón kali của Nga và Belarus cũng như những khó khăn trong việc đưa ngũ cốc Ukraine ra thị trường thế giới.
Văn phòng của TTK Guterres chưa bình luận. Trước đó, trong chuyến thăm tới Vienna, ông Guterres đã kêu gọi đưa phân bón của Nga và Belarus cũng như các sản phẩm nông nghiệp của Ukraine quay trở lại thị trường thế giới. Ông Guterres lưu ý rằng ông đang tiến hành các cuộc thảo luận về vấn đề này với sự tham gia của Thổ Nhĩ Kỳ và Áo, nhưng không đi sâu vào chi tiết, để không gây bất lợi cho một thỏa thuận khả thi.
Đức cảnh báo giá lương thực thế giới tăng cao nhất từ trước tới nay
Bộ trưởng Phát triển và Hợp tác Kinh tế Đức Svenja Schulze ngày 8/5 cảnh báo đại dịch COVID-19, hạn hán và cuộc chiến ở Ukraine đang đẩy giá lương thực lên cao nhất từ trước tới nay, gây nguy cơ xảy ra nạn đói tồi tệ nhất kể từ Chiến tranh Thế giới thứ 2.
Người dân mua bột mì tại một khu chợ ở Ndjamena, CH Chad, ngày 8/4/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Trao đổi với tờ Bild của Đức, ông Schulze nêu rõ: "Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) cho biết hơn 300 triệu người đang phải đối mặt với nạn đói nghiêm trọng, các dự báo về nguy cơ liên tục được điều chỉnh tăng lên. Dự báo xấu là chúng ta có thể phải đối mặt với nạn đói nghiêm trọng nhất kể từ Chiến tranh Thế giới thứ 2, với hàng triệu nạn nhân". Theo Bộ trưởng Schulze, giá lương thực thế giới đã tăng 1/3, đây là mức cao nhất từ trước tới nay.
WFP cảnh báo rằng cuộc xung đột ở Ukraine sẽ làm leo thang giá lương thực, khiến nạn đói trên thế giới trở nên tồi tệ hơn, do chuỗi cung ứng bị gián đoạn và sản xuất lương thực bị đình trệ. Khu vực châu Phi và Trung Đông có thể bị ảnh hưởng nặng nề nhất, do phụ thuộc phần lớn vào nguồn ngũ cốc nhập khẩu với giá rẻ. Tổng cộng có khoảng 811 triệu người trên toàn thế giới có nguy cơ suy dinh dưỡng.
Trong khi đó, chuyên gia kinh tế phụ trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương của Ngân hàng Thế giới (WB), ông Aaditya Mattoo cho rằng các quốc gia áp dụng biện pháp kiểm soát xuất khẩu sẽ khiến giá lương thực toàn cầu càng gia tăng, làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng lương thực ở nhiều quốc gia và ảnh hưởng lâu dài đến thương mại lương thực toàn cầu.
Kuwait khẳng định OPEC+ sẽ đảm bảo ổn định thị trường dầu mỏ Hãng thông tấn nhà nước Kuwait ngày 5/5 dẫn lời Bộ trưởng Dầu mỏ nước này, ông Mohamed al-Fares, khẳng định chiến lược của Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) cùng các đối tác, còn gọi là OPEC , là tăng sản lượng dầu thô theo từng tháng nhằm đảm bảo sự cân bằng giữa cung và cầu cũng như...