Tổng thư ký LHQ công du Thổ Nhĩ Kỳ, Nga và Ukraine
Ngày 23/4, Liên hợp quốc (LHQ) đã công bố lịch trình chuyến công du của Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres tới Thổ Nhĩ Kỳ, Nga và Ukraine.
Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo đó, Tổng thư ký Guterres sẽ đến thủ đô Ankara của Thổ Nhĩ Kỳ vào ngày 25/4 tới và sẽ có cuộc gặp với Tổng thống nước chủ nhà Tayyip Erdogan. Ngày 18/4 vừa qua, Điều phối viên cứu trợ khẩn cấp của LHQ Martin Griffith cho biết Thổ Nhĩ Kỳ là nước chủ nhà quan trọng cho các cuộc đàm phán nhân đạo giữa Nga và Ukraine.
Trong khi đó, người phát ngôn LHQ Eri Kaneko cho biết Tổng thư ký Guterres sẽ đến Moskva vào ngày 26/4 và sẽ có cuộc hội đàm với Tổng thống Nga Putin. Trong khuôn khổ chuyến thăm, ông Guterres cũng có buổi làm việc và dùng bữa trưa với Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov. Tổng thư ký LHQ hy vọng thảo luận về những việc có thể làm để mang lại hòa bình cho Ukraine.
Tiếp đó, vào ngày 28/4, ông Guterres sẽ tới Ukraine và có các cuộc gặp với Tổng thống nước này Volodymyr Zelensky, Ngoại trưởng Dmytro Kuleba và các nhân viên tại các cơ quan của LHQ để thảo luận về việc mở rộng nỗ lực hỗ trợ nhân đạo.
Vụ đảo chính rung chuyển Thổ Nhĩ Kỳ 5 năm trước
Nhóm binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ ngày 15/7/2016 tìm cách lật đổ Tổng thống Erdogan, dùng tiêm kích và xe tăng tấn công các tòa nhà chính phủ.
Đêm 15/7/2016, một nhóm binh sĩ phong tỏa các cây cầu bắc qua eo biển Bosphorus ở Istanbul, thành phố lớn nhất Thổ Nhĩ Kỳ. Khoảng 23h, Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Binali Yildirim cáo buộc nhóm binh sĩ này có âm mưu lật đổ chính phủ.
Video đang HOT
Ngay trước nửa đêm, một nhóm quân sự tự xưng là Hội đồng Hòa bình Tổ quốc sau đó tuyên bố thiết quân luật và áp lệnh giới nghiêm, trong lúc nhiều binh sĩ xuống đường tuần tra tại thủ đô Ankara và Istanbul. Nhóm quân sự này tuyên bố "đã nắm toàn bộ quyền lực trong nước".
Binh sĩ nổi loạn phong tỏa cầu Bosphorus tại thành phố Istanbul tháng 7/2016. Ảnh: Reuters .
Tiêm kích và trực thăng quần đảo trên bầu trời thủ đô Ankara. Lực lượng vũ trang phong tỏa nhiều tuyến đường chính tại thành phố Istanbul, đặc biệt là những con đường tới Quảng trường Taksim.
Tuy nhiên, phần lớn quân đội Thổ Nhĩ Kỳ khi đó vẫn trung thành với Tổng thống Recep Tayyip Erdogan và điều lực lượng đối phó với nhóm binh sĩ nổi loạn.
Tổng thống Erdogan khi đó đang đi nghỉ tại thành phố Marmaris, miền tây Thổ Nhĩ Kỳ. Erdogan kêu gọi dân Thổ Nhĩ Kỳ phản đối vụ đảo chính trên sóng truyền hình, cáo buộc một nhóm nhỏ binh sĩ đứng sau hành động này. "Tôi chắc chắn rằng những kẻ âm mưu đảo chính sẽ thất bại", Erdogan nói. "Chúng sẽ phải trả một cái giá rất đắt".
Hàng nghìn người Thổ Nhĩ Kỳ hưởng ứng lời kêu gọi trên truyền hình của Erdogan và xuống đường tuần hành bày tỏ sự ủng hộ. Tổng thống Mỹ khi đó là Barack Obama kêu gọi dân Thổ Nhĩ Kỳ ủng hộ "chính phủ được bầu một cách dân chủ".
Giao tranh nổ ra tại Ankara và Istabul ở mức độ "chưa từng có trong nhiều thập kỷ", với nhiều tiêm kích cùng xe tăng được điều động. Nhóm binh sĩ nổi loạn đụng độ với lực lượng trung thành cùng hàng nghìn dân thường ủng hộ chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ.
Tiêm kích bay qua thủ đô Ankara và tấn công các mục tiêu chiến lược, bao gồm quốc hội và sở chỉ huy cảnh sát. Xe tăng khi đó vây chặt tòa nhà quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ.
Nhóm binh sĩ nổi loạn tại Istanbul nổ súng vào đám đông ủng hộ Tổng thống Erdogan. Hàng chục nghìn người mang cờ Thổ Nhĩ Kỳ đối đầu với nhóm binh sĩ nổi loạn và leo lên nóc xe tăng của họ.
Người ủng hộ chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ leo lên một xe tăng của quân nổi loạn tháng 7/2016. Ảnh: Reuters .
Các vụ nổ và tiếng súng lẻ tẻ vang lên vào sáng 16/7 tại trung tâm thủ đô Ankara và thành phố Istanbul. Không quân Thổ Nhĩ Kỳ trút bom xuống gần dinh tổng thống và điều tiêm kích F-16 tiêu diệt xe tăng của nhóm nổi loạn quanh tòa nhà.
Erdogan đáp chuyến bay tới Istanbul, nơi người ủng hộ chờ sẵn. Ông tuyên bố những kẻ âm mưu đảo chính phạm tội phản quốc và có quan hệ với đối thủ không đội trời chung là giáo sĩ Fethullah Gulen, người đang sống tại Mỹ song có ảnh hưởng lớn tại Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có những người làm việc trong lĩnh vực truyền thông, cảnh sát và tư pháp. Tuy nhiên, Gulen khi đó lại lên án mạnh mẽ cuộc đảo chính.
Erdogan cho biết khách sạn nơi ông ở tại Marmaris bị tấn công sau khi ông rời đi. Erdogan ca ngợi hàng triệu người Thổ Nhĩ Kỳ đã xuống đường, đặc biệt trên Quảng trường Taksim ở thành phố Istanbul, để phản đối đảo chính. Thủ tướng Yildirim ra lệnh cho quân đội bắn hạ máy bay quân sự và trực thăng trong tay quân nổi loạn.
Đến sáng 16/7, hàng chục binh sĩ nổi loạn đầu hàng lực lượng an ninh Thổ Nhĩ Kỳ trên cầu Bosphorus, nơi họ từng xả súng vào đoàn tuần hành ủng hộ chính phủ. Trưa 16/7, chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố đã đánh bại âm mưu đảo chính. "Tình hình hoàn toàn nằm trong tầm kiểm soát", Yildirim nói.
Vụ đảo chính bất thành khiến khoảng 250 người thiệt mạng và hơn 2.000 người bị thương.
Binh sĩ nổi loạn giơ tay đầu hàng trên cầu Bosphorus sau vụ đảo chính bất thành tháng 7/2016. Ảnh: AFP .
Tuy nhiên, Erdogan đăng trên Twitter lời kêu gọi dân Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục xuống đường để ngăn chặn những đợt bùng phát hỗn loạn nguy cơ xảy ra. Vào buổi tối, hàng nghìn người Thổ Nhĩ Kỳ đổ ra đường ăn mừng chiến thắng trước cuộc đảo chính, đặc biệt tại Istanbul và Ankara. Họ bóp còi xe và vẫy quốc kỳ Thổ Nhĩ Kỳ.
Erdogan khi đó yêu cầu Mỹ dẫn độ Gulen về Thổ Nhĩ Kỳ nhưng thất bại. Giới chức Thổ Nhĩ Kỳ sau đó phát động chiến dịch truy lùng những người liên quan đến vụ đảo chính bất thành. Hàng nghìn người bị bắt và phải hầu tòa.
Ukraine đề nghị đàm phán đặc biệt với Nga tại Mariupol Ngày 20/4, các nhà đàm phán cấp cao của Ukraine đã đề nghị tổ chức các cuộc đàm phán đặc biệt với Nga ở Mariupol mà không kèm điều kiện tiên quyết nào nhằm sơ tán quân đội và dân thường khỏi thành phố cảng này. Toàn cảnh vòng đàm phán giữa phái đoàn Nga và phái đoàn Ukraine tại Istanbul, Thổ Nhĩ...