Tổng Thư ký LHQ cảnh báo hệ lụy của COVID-19 tới an ninh, hòa bình quốc tế
Theo phóng viên TTXVN tại Liên hợp quốc, Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres ngày 2/7 đã cảnh báo Hội đồng Bảo an về những hệ lụy về nhiều mặt của đại dịch COVID-19 đối với an ninh và hòa bình quốc tế.
Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres. Ảnh: AFP/TTXVN
Ông Guterres nhấn mạnh rằng hệ lụy của đại dịch đã có thể thấy được ngay ở những nước từ trước tới nay rất ổn định và đặc biệt càng rõ hơn ở những nước đang trải qua các cuộc xung đột bạo lực. Tại nhiều nơi, căng thẳng ngày càng gia tăng do những ảnh hưởng về kinh tế- xã hội của cuộc khủng hoảng dịch bệnh gây ra; niềm tin vào cáo cơ quan công quyền ở một số nơi đã giảm sút bởi người dân thấy rõ chính quyền của mình đã không ứng phó với đại dịch hiệu quả hoặc chưa thực sự minh bạch khi thông tin cho họ về những ảnh hưởng của đại dịch.
Người đứng đầu LHQ cho rằng khi con người đối mặt với quá nhiều nỗi khổ thì đó chính là nguyên nhân tiềm ẩn gây bất ổn và bạo lực.
Đại dịch hiện nay đã khiến khoảng cách bất bình đẳng giới thêm rộng hơn và phụ nữ là những người bị chịu ảnh hưởng nhiều nhất, trở thành nạn nhân của các vụ bạo hành trong gia đình, lạm dụng, không có chỗ ở và không được tiếp cận công lý.
Video đang HOT
Trong khi đó, chính đại dịch COVID-19 đang khiến cho các nỗ lực ngoại giao và hòa giải gặp thêm nhiều khó khăn bởi việc di chuyển giữa các nơi bị hạn chế và việc thảo luận trực tuyến nhiều khi khó tạo được niềm tin cũng như có được sự thỏa hiệp của các bên liên quan, ông nói thêm.
Tổng Thư ký cũng bày tỏ quan ngại về việc đại dịch có thể gây ra thêm nhiều thách thức đối với việc đảm bảo quyền con người, trong bối cảnh đã có nhiều vụ việc cho thấy cảnh sát lạm dụng quyền lực tại những nơi bị phong tỏa hay giới nghiêm.
ASEAN và Trung Quốc mong muốn sớm nối lại đàm phán COC
ASEAN và Trung Quốc mong muốn sớm nối lại đàm phán COC khi điều kiện cho phép, đồng thời nhấn mạnh việc thực hiện nghiêm túc, đầy đủ DOC.
Trả lời câu hỏi của phóng viên bình luận về kết quả của Hội nghị Tham vấn Quan chức cao cấp ASEAN-Trung Quốc (ACSOC) lần thứ 26, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết, tại hội nghị hai bên đã trao đổi và thống nhất một số định hướng quan trọng trong hợp tác giữa ASEAN và Trung Quốc trong thời gian tới trên cơ sở triển khai hiệu quả tầm nhìn quan hệ đối tác chiến lược ASEAN - Trung Quốc 2030.
Ngoài ra, ASEAN và Trung Quốc đã trao đổi nhiều nội dung hợp tác cụ thể, thiết thực để ứng phó giảm thiểu tác động của dịch bệnh COVID-19. Trung Quốc khẳng định ủng hộ Quỹ ASEAN Ứng phó với COVID-19 và Kho dự phòng y tế khẩn cấp của ASEAN, đưa ra nhiều đề xuất hợp tác mới, trong đó có tổ chức diễn đàn ASEAN - Trung Quốc về hợp tác kinh tế, thiết lập hành lang đi lại an toàn giữa Trung Quốc và các nước ASEAN.
Hội nghị Tham vấn Quan chức cao cấp ASEAN-Trung Quốc (ACSOC) lần thứ 26 tổ chức theo hình thức trực tuyến. (Ảnh: Bộ Ngoại giao)
Cũng nhân dịp này, hai bên cam kết tiếp tục thúc đẩy tiến trình đàm phán Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC), mong muốn sớm nối lại đàm phán COC khi điều kiện cho phép, đồng thời nhấn mạnh việc thực hiện nghiêm túc, đầy đủ Tuyên bố ứng xử của Các bên tại Biển Đông (DOC).
Hội nghị Tham vấn Quan chức cao cấp ASEAN-Trung Quốc (ACSOC) lần thứ 26 được tổ chức vào ngày 1/7/2020 theo hình thức trực tuyến. Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng, Trưởng SOM ASEAN của Việt Nam đại diện cho Việt Nam trong vai trò Chủ tịch ASEAN dự Hội nghị.
Hội nghị nằm trong chuỗi các Đối thoại thường niên cấp quan chức cao cấp (SOM) giữa ASEAN và các Đối tác, chuẩn bị cho đợt Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN và với các Đối tác sẽ diễn ra trong nửa cuối năm 2020.
Trong vai trò Chủ tịch ASEAN, Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng khẳng định ASEAN đã thể hiện quyết tâm chính trị ở mức cao nhất, đẩy mạnh phối hợp hành động và ứng phó chung theo tinh thần Gắn kết và Chủ động thích ứng của ASEAN năm 2020.
Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng nhấn mạnh trong thời gian tới, ASEAN và Trung Quốc với tư cách là đối tác chiến lược của nhau, cần tiếp tục tăng cường phối hợp ứng phó hiệu quả với dịch bệnh, đồng thời đẩy mạnh hợp tác giảm thiểu tác động kinh tế-xã hội của dịch bệnh hướng tới phục hồi bền vững cũng như tiếp tục thúc đẩy triển khai các nội dung hợp tác đã được Lãnh đạo hai bên nhất trí.
Thay mặt các nước ASEAN trình bày về các thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống nổi lên trong khu vực, Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng nhấn mạnh ASEAN đã triển khai cách tiếp cận an ninh toàn diện trong bối cảnh khu vực đang có nhiều diễn biến phức tạp đan xen do nhiều thách thức đang nổi lên.
Thứ trưởng khẳng định ASEAN tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Trung Quốc triển khai đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và phấn đấu xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Luật Biển của Liên Hợp Quốc năm 1982.
Hong Kong công bố luật an ninh Luật an ninh cho phép cơ quan mới của đại lục tiếp quản những vụ án "phức tạp" và không chịu sự kiểm soát của chính quyền Hong Kong. Toàn văn luật an ninh với 6 chương gồm 66 điều được chính quyền Hong Kong công bố đêm 30/6, sau khi được Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ký thành luật và...