Tổng thư ký LHQ: Căng thẳng địa chính trị đang ở mức cao nhất thế kỷ
Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres lên tiếng cảnh báo về căng thẳng địa chính trị dâng cao và lo ngại Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân có thể bị xem nhẹ.
Căng thẳng địa chính trị trên toàn cầu đang lên cao, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc, ông Antonio Guterres, cho biết hôm 6/1.
“Năm mới đã bắt đầu với thế giới của chúng ta trong hỗn loạn”, ông Guterres nói với các phóng viên sau vụ giết chết tướng Iran Qassem Soleimani và Iran chấm dứt các thỏa thuận hạt nhân của họ. “Căng thẳng địa chính trị đang ở mức cao nhất trong thế kỷ này”.
“Sự hỗn loạn này đang leo thang. Ngay cả việc không phổ biến vũ khí hạt nhân cũng không còn là điều tất nhiên nữa”, ông cho biết.
Video đang HOT
Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres. Ảnh: AP.
“Chảo lửa căng thẳng hiện nay đang khiến ngày càng nhiều quốc gia đưa ra những quyết định khó lường với những hậu quả khó không thể dự đoán được và nguy cơ tính toán sai lầm rất cao”, tổng thư ký LHQ nói thêm.
Lầu Năm Góc ngày 2/1 xác nhận Qassem Soleimani, lãnh đạo lực lượng tinh nhuệ Quds của Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC), đã bị tiêu diệt. Vụ việc được giới chức Mỹ mô tả là “hành động phòng vệ”.
Truyền thông Iraq và khu vực nói ông Soleimani bị giết trong một vụ không kích bằng máy bay không người lái ở sân bay quốc tế Baghdad. Vụ việc làm leo thang căng thẳng ở “chảo lửa” Trung Đông.
Theo news.zing.vn
Hội nghị COP 25 kết thúc với kết quả khiêm tốn
Sau gần hai tuần nhóm họp tại Madrid, Tây Ban Nha, ngày 15/12 vừa qua, Hội nghị lần thứ 25 các bên tham gia Công ước khung của Liên hiệp quốc (LHQ) về biến đổi khí hậu (COP 25) đã khép lại với một tuyên bố khiêm tốn.
Mặc dù đã nỗ lực hoàn tất một bộ quy tắc của Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu với mục tiêu kiềm chế mức tăng nhiệt của Trái Đất dưới ngưỡng 2 độ C và nếu có thể là 1,5 độ C, các quốc gia tham dự COP 25 tại Tây Ban Nha vẫn chưa tìm được tiếng nói chung sau hai tuần thảo luận.
Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres phát biểu tại cuộc họp báo ở Madrid, Tây Ban Nha ngày 1/12/2019
Tuyên bố chỉ dừng ở sự thừa nhận "nhu cầu cấp thiết" đối với những cam kết cắt giảm khí carbon mới nhằm thu hẹp khoảng cách giữa khí thải hiện tại với các mục tiêu của Hiệp định Paris nhằm kiềm chế mức tăng nhiệt độ của Trái Đất dưới hai độ C.
Các cuộc đàm phán đã phải kéo dài thêm hai ngày tại Madrid với cố gắng tìm được giải pháp chung cho việc cắt giảm khí thải nhà kính nhanh hơn để ngăn chặn nhiệt độ Trái Đất tăng lên. Tuy nhiên, điểm bất đồng mấu chốt là cách thức tài trợ cho cuộc chiến chống biến đổi khí hậu và quản lý các thị trường carbon vẫn chưa được giải quyết triệt để. Một số nước lớn như Mỹ, Brazil, Trung Quốc, Australia, Saudi Arabia chống lại áp lực phải tăng cường các nỗ lực làm giảm hiện tượng Trái Đất ấm dần lên, khiến các nước nhỏ hơn và các nhà hoạt động môi trường chỉ trích mạnh mẽ. Bởi theo họ, những nước phát thải nhiều nhất thế giới nói trên cần phải cam kết mạnh mẽ hơn về vấn đề cắt giảm khí thải.
Bên cạnh đó, các bên chưa ghi nhận tiến triển đáng kể trong vấn đề bồi thường và hỗ trợ các quốc gia phải hứng chịu tác động tồi tệ nhất của các hình thái thời tiết cực đoan liên quan đến biến đổi khí hậu.
Việc các nước chưa thể hoàn thành việc xây dựng bộ quy tắc ứng xử tại COP 25 lần này đồng nghĩa với một số vấn đề còn dang dở sẽ được tiếp tục thảo luận và giải quyết tại COP 26, dự kiến diễn ra tại Glasgow, Anh vào năm 2020.
Trâm Anh
Theo congly.vn
LHQ kêu gọi quốc tế hợp tác giải quyết vấn đề các phần tử thánh chiến Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres kêu gọi các nước phương Tây nên nhận lại những phụ nữ và trẻ em là thân nhân của các tay súng thánh chiến và giúp họ tái hòa nhập xã hội. Các đối tượng được cho là thành viên Tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng tại một nhà tù ở thành...