Tổng thư ký Ban Ki-moon: “Ông Assad đã phạm tội ác chống lại nhân loại”
Trong báo cáo mới nhất của Liên Hợp Quốc, Tổng thư ký Ban Ki-moon xác nhận Syria đã sử dụng vũ khí hóa học hồi tháng trước.
Tổng thư ký Ban Ki-moon
Tuy nhiên, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc chưa đưa ra bất cứ bình luận nào về cuộc tấn công xảy ra ngày 21/8 tại khu vực Gouta ở Damascus. Nhưng ông Ban Ki-moon nói rằng Tổng thống Syria Bashar al-Assad đã “thực hiện nhiều tội ác chống lại nhân loại”. “Vì vậy, tôi chắc chắn rằng ông ta sẽ phải chịu trách nhiệm khi mọi thứ kết thúc”, ông Ban nói thêm.
Trưởng thanh sát vũ khí hóa học của Liên Hợp Quốc tại Syria Ake Sellstrom xác nhận đã hoàn tất báo cáo.
Một nhà ngoại giao cấp cao của Liên Hiệp Quốc trao đổi trên BBC nói rằng Tổng thư ký Ban Ki-moon sẽ thuyết trình báo cáo trước Hội đồng bảo an tại New York vào lúc 15h ngày thứ Hai tuần tới.
Phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Mỹ Marie Harf nói rằng Hoa Kỳ tin tưởng báo cáo của Liên Hợp Quốc “sẽ củng cố những gì chúng tôi đã nói” về vụ việc ở Ghouta.
Hiện Mỹ và ngoại trưởng Nga đang tiếp tục các cuộc đàm phán về kế hoạch giám sát giải trừ vũ khí hóa học của Syria. Phát ngôn viên của Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrow cho biết các cuộc đàm phán với Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ John Kerry tại Geneva vẫn đang được xúc tiến.
Video đang HOT
Washington và các đồng minh cáo buộc chính phủ Syria giết chết hàng trăm người trong cuộc tấn công hóa học tại Gouta. Tuy nhiên, chính phủ nước này đã bác bỏ cáo buộc trên đồng thời đổ lỗi cho phiến quân.
Các cuộc đàm phán tại Geneva chủ yếu liên quan đến kế hoạch của Nga nhằm đặt vũ khí hóa học của Syria dưới sự kiểm soát quốc tế. Syria đã đồng ý với kế hoạch và gửi công văn đến Liên Hiệp Quốc để đăng ký vào Công ước vũ khí hóa học.
Theo Xahoi
Obama: Syria phải có hành động cụ thể và không được câu giờ
Tổng thống Barack Obama tuyên bố Mỹ muốn nhìn thấy hành động cụ thể của Syria trong việc từ bỏ vũ khí hóa học và quân đội Mỹ sẽ tiếp tục hiện diện gần Syria cho tới khi mọi việc xong xuôi.
Tổng thống Mỹ Barack Obama trong cuộc họp nội các ở Nhà Trắng hôm 12/9/2013.
Trong bài diễn văn hàng tuần trên đài phát thanh ngày 14/9, Tổng thống Obama nói rằng ông sẵn sàng chìa tay nếu có một "kế hoạch nghiêm túc" trong việc Syria từ bỏ vũ khí hóa học.
Ông Obama cũng yêu cầu Tổng thống Syria Bashar al-Assad phải có "hành động cụ thể" để chứng tỏ thái độ nghiêm túc đối với kế hoạch này và cảnh báo sẽ luôn sẵn sàng hành động nếu các nỗ lực ngoại giao thất bại.
"Mỹ sẽ làm rõ để đảm bảo rằng kế hoạch do Nga khởi xướng không phải là thủ đoạn câu giờ... Mỹ và cộng đồng quốc tế sẽ luôn sẵn sàng hành động nếu các nỗ lực ngoại giao thất bại", ông nói trong bài phát biểu được phát đi sau khi hai Ngoại trưởng Nga, Mỹ đạt được thỏa thuận về khuôn khổ tiêu hủy kho vũ khí hóa học của Syria.
Theo thỏa thuận đạt được vào chiều qua ở Geneva, Thụy Sĩ, chính quyền của Tổng thống Assad phải giải giáp toàn bộ kho vũ khí hóa học vào giữa năm 2014 nếu không sẽ phải đối đầu với một cuộc tấn công quân sự.
Đánh giá về thỏa thuận này, nhà lãnh đạo Mỹ nói rằng việc các bên (ám chỉ Nga và Syria) chấp nhận giải pháp ngoại giao chủ yếu do sức ép từ đe dọa quân sự vô song của Mỹ. Ông Obama nói thêm rằng quân đội Mỹ sẽ duy trì hiện diện gần Syria cho tới khi quốc gia Trung Đông giải giáp hoàn toàn kho vũ khí giết người hàng loạt.
Trong thông báo đưa ra cùng ngày, Lầu Năm Góc cũng cho biết các lực lượng quân đội Mỹ vẫn ở vị trí sẵn sàng tấn công quân sự vào Syria, ít nhất trong thời điểm hiện tại.
"Chúng tôi không có bất kỳ sự điều chỉnh lực lượng nào tính đến thời điểm này. Sự răn đe đáng tin cậy bằng sức mạnh quân sự đóng vai trò then chốt trong việc dẫn dắt tiến triển về ngoại giao và điều quan trọng là chế độ Assad phải thực hiện các nghĩa vụ của mình theo thỏa thuận khung", người phát ngôn Lầu Năm Góc George Little nói.
Thế giới ủng hộ thỏa thuận
Trong khi Mỹ phản ứng khá thận trọng với thỏa thuận vừa đạt được thì thế giới lại nhanh chóng bày tỏ sự ủng hộ.
Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon muốn được biết rõ thêm về thỏa thuận và hy vọng các bên sẽ giúp tìm giải pháp chính trị chấm dứt "sự đau khổ tột cùng" của người dân Syria.
Liên minh châu Âu (EU) cũng bày tỏ ủng hộ và đề nghị trợ giúp các bên nhanh chóng hoàn tất thỏa thuận. Theo người đứng đầu ngoại giao của EU, bà Catherine Ashton, một số quốc gia trong liên minh có khả năng kỹ thuật giúp đảm bảo và tháo gỡ những kho vũ khí hóa học ở Syria.
Thủ tướng Đức Angela Merkel nói rằng nhờ thỏa thuận mà thế giới có thêm cơ hội tìm kiếm giải pháp chính trị cho vấn đề vũ khí hóa học của Syria.
Bộ trưởng Ngoại giao Pháp Laurent Fabius gọi kế hoạch này là "một bước tiến có ý nghĩa". Còn Ngoại trưởng Anh William Hague kêu gọi các bắt tay ngay vào việc thực thi.
Theo kế hoạch, Ngoại trưởng Anh và Pháp sẽ thảo luận chi tiết về việc thực thi thỏa thuận này với người đồng cấp Mỹ John Kerry tại Paris vào ngày mai (16/9).
Tuy nhiên, không phải tất cả các phản ứng đều tích cực.
Quân đội Syria Tự do, lực lượng đối lập chính ở Syria, tuyên bố không chấp nhận thỏa thuận của Nga và Mỹ vì kế hoạch này "làm ngơ với việc tàn sát" người dân Syria. Theo Tướng Selim Idriss của lực lượng này, Quân đội Syria tự do sẽ tiếp tục chiến đấu chống lại chế độ của Tổng thống Assad, dù có sự ủng hộ của bên ngoài hay không.
Trong khi đó, đồng minh thân cận của Syria là Iran lại nhìn thỏa thuận dưới một góc độ khác. Thứ trưởng ngoại giao Iran Hossein Amir-Abdollahian nói rằng nhờ thỏa thuận mà Mỹ và "một vài nước" không còn "cớ" để tấn công Syria.
Chỉ huy lực lượng tinh nhuệ Quds của Iran, Tướng Qassem Soleimani, thì khẳng định việc ủng hộ Syria và "mặt trận kháng chiến" (chống Israel) nằm trong lợi ích quốc gia của Iran.
Vũ Anh
Theo Dantri
Mỹ và Nga đạt được thỏa thuận giải giáp vũ khí hóa học tại Syria Hôm nay (14/9) Mỹ và Nga đã đạt được thỏa thuận về giải giáp kho vũ khí hóa học của Syria. Theo đó kho vũ khí của Damascus sẽ bị tiêu hủy hoặc tháo dỡ hoàn toàn vào giữa năm 2014. Ngoại trưởng Mỹ John Kerry (trái) trong buổi họp báo chung với ngoại trưởng Nga Bước vào ngày đàm phán thứ 3...