Tổng Thư ký ASEAN: Cần lộ trình cụ thể để sớm đạt được COC
Điều quan trọng nhất là ASEAN và Trung Quốc đảm bảo việc thực hiện đầy đủ, hiệu quả, nghiêm chỉnh tất cả các điều khoản trong DOC.
“82% công việc đã được triển khai. Lộ trình thành lập cộng đồng ASEAN đã gần hoàn tất, nhưng vẫn còn rất nhiều thách thức”. Đó là nhận định của Tổng Thư ký ASEAN, ông Lê Lương Minh, khi trả lời phỏng vấn của phóng viên VOV bên lề hội nghị “Cộng đồng Kinh tế ASEAN” vừa diễn ra tại Myanmar. Cũng theo Tổng Thư ký ASEAN Lê Lương Minh, ASEAN và Trung Quốc cần đề ra một lộ trình cụ thể để sớm đạt được Bộ Quy tắc Ứng xử trên Biển Đông (COC), yếu tố tiên quyết để đảm bảo một môi trường an ninh hòa bình, ổn định phát triển của khu vực.
Tổng Thư ký ASEAN Lê Lương Minh
PV: Thưa ông, năm 2015 này được coi là năm bản lề để hoàn tất mục tiêu thành lập cộng đồng ASEAN. Lộ trình này đã được tiến hành đến đâu và còn có những thách thức nào đặt ra?
Ông Lê Lương Minh: Có thể nói, đến nay ASEAN đã thực hiện được 82% công việc. Về lý thuyết, con số công việc còn lại tuy không lớn nhưng tính chất của các biện pháp ấy sẽ khó thực hiện hơn, vì liên quan đến những lĩnh vực nhạy cảm hơn trong các nền kinh tế của nước thành viên. Các biện pháp còn lại nằm trong các tiêu chuẩn về giao thông, nhất thể hóa hải quan.
Thách thức nữa là trong khi ASEAN đã đạt được nhiều thỏa thuận Hiệp định khu vực, nhưng việc đưa các cam kết này vào các chiến lược quốc gia, luật pháp các nước thành viên thì tỷ lệ còn rất hạn chế, đặc biệt là ở các nước thành viên mới. Ngoài ra, còn phải tính đến sự khác biệt giữa hệ thống pháp luật các nước.
Cùng với đó là những khó khăn trong việc hài hòa hóa các chính sách, thỏa thuận khu vực và việc thực hiện các chính sách này. Bên cạnh đó, để ASEAN tập trung triển các biện pháp hợp tác phát triển, rất cần một môi trường hòa bình, an ninh ổn định. Vấn đề Biển Đông, trong đó căng thẳng tăng lên giữa các nước có tranh chấp về chủ quyền, đặc biệt giữa các thành viên ASEAN và Trung quốc cũng là một thách thức.
Video đang HOT
PV: Ông vừa đề cập đến những thách thức về việc xây dựng một môi trường hòa bình an ninh để ASEAN phát triển. Một điều kiện tiên quyết đặt ra là các đối tác lớn của ASEAN, trong đó có Trung Quốc cần phải hợp tác, thiện chí. Trong năm bản lề 2015, ưu tiên này sẽ được thực hiện ra sao thưa ông?
Ông Lê Lương Minh: Trung Quốc và ASEAN đã ký kết Tuyên bố về Ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC) từ năm 2002. Điều 5 của Tuyên bố này nhấn mạnh hai bên không được làm thay đổi hiện trạng trên biển, hiện trạng tại các điểm tranh chấp. Mặc dù DOC đã có từ 12 năm nay, nhưng tình hình trên biển vẫn hết sức phức tạp. Những vụ việc diễn ra đang đe dọa hòa bình, ổn định ở khu vực.
Điều quan trọng nhất là bây giờ làm sao ASEAN và Trung Quốc đảm bảo việc thực hiện đầy đủ, hiệu quả, nghiêm chỉnh tất cả các điều khoản trong Tuyên bố Ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC), đồng thời với việc tuyên bố DOC này không đủ hiệu lực để ngăn chặn và xử lý các vụ việc như vừa qua đã xảy ra trên biển, việc cấp thiết là ASEAN và Trung Quốc cần phải sớm đạt được Bộ Quy tắc ứng xử của các bên trên biển Đông (COC), một bộ luật mang tính ràng buộc, và như tôi nói là nó có hiệu quả hơn trong việc ngăn chặn, xử lý các vụ việc như vừa rồi.
Hiện nay, ASEAN và Trung Quốc tiến hành một số vòng tham vấn chính thức và cũng đã đạt được một số thỏa thuận như là việc sớm nhất trí về việc có các biện pháp thu hoạch sớm, thành lập các đường dây nóng, rồi đạt được thỏa thuận về một số yếu tố trong COC. Vấn đề là làm sao ASEAN và Trung Quốc cần đề ra một lộ trình cụ thể để sớm đạt được COC.
COC như tôi nói, phải là một văn kiện có tính ràng buộc, một văn kiện có hiệu lực hơn không chỉ trong việc ngăn chặn mà cả trong việc xử lý các vụ việc như vừa rồi đã diễn ra. Cái này là một ưu tiên của ASEAN trong thời gian tới.
PV: Chúng ta chỉ còn một năm nữa để hình thành cộng đồng ASEAN. Đến thời điểm này, các nước đã nỗ lực như thế nào để thực hiện mục tiêu này, thưa ông?
Ông Lê Lương Minh: Chúng ta còn khoảng 18% trong tổng thể các biện pháp trong Lộ trình xây dựng Cộng đông kinh tế ASEAN để hoàn thành vào cuối năm 2015. Trong năm 2013, ASEAN đã đề ra những biện pháp phải hoàn thành. Cho đến nay, ASEAN đã hoàn thành được 82,1% các biện pháp cần phải thực hiện trong năm 2013.
Ngoai ra, ASEAN cũng đã thực hiện 61 biện pháp trong tổng thể các biện pháp cần phải thực hiện trong năm 2014. Vấn đề ASEAN cần đẩy mạnh việc thực hiện những biện pháp còn lại từ nay đến năm 2015, đặc biệt là những biện pháp khó khăn cần nỗ lực lớn như biện pháp trong lĩnh vực về giao thông, về chuẩn mực, nâng cao năng lực cho các nước thành viên mới để có thể cam kết và thực hiện những cam kết đó.
PV: Như ông vừa cho biết thì chúng ta còn bộn bề công việc để hoàn tất mục tiêu xây dựng cộng đồng ASEAN vào thời điểm ngày 31/12/2015. Ông kỳ vọng như thế nào về mục tiêu cuối cùng này?
Ông Lê Lương Minh: ASEAN đã thông qua một Tuyên bố Chính trị về Tầm nhìn cho ASEAN sau 2015. Trong đó khẳng định xây dựng tiến trình hội nhập và cộng đồng là cùng một quá trình. Trong nhãn quan sau năm 2015, quá trình này vẫn không dừng lại mà ASEAN sẽ đề ra một lộ trình cụ thể không chỉ thực hiện các biện pháp mới mà còn thực hiện những biện pháp còn lại.
Có thể đến cuối 2015, ASEAN có thể chưa thực hiện hết được 100% các biện pháp đề ra trong Lộ trình xây dựng Cộng đồng. Nhưng nếu ASEAN thực hiện phần lớn các biện pháp quan trọng nhất, các biện pháp có sức lan tỏa lớn nhất trong hội nhập, ASEAN sẽ thành lập được cộng đồng và công việc sẽ được tiếp tục sau năm 2015.
PV: Xin trân trọng cảm ơn Tổng Thư ký ASEAN!./.
Theo VOV
Nhật Bản kêu gọi Trung Quốc tôn trọng luật pháp quốc tế
Ngày 12/2, tại thủ đô Tokyo của Nhật Bản đã diễn ra một hội thảo về tranh chấp biển đảo trong khu vực. Cuộc hội thảo dự kiến diễn ra trong 2 ngày này tập hợp một số quan chức đại sứ quán nước ngoài ở Tokyo, cùng nhiều học giả, nhà nghiên cứu đến từ Việt Nam, Trung Quốc, và một số nước Phương Tây.
Hải quân Trung Quốc (Ảnh: todayonline.com)
Tại cuộc hội thảo, Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida đã lưu ý rằng việc thực hiện nghiêm túc các nguyên tắc của luật pháp là cần thiết để bảo đảm hoà bình và ổn định trên các vùng biển châu Á trong giai đoạn hiện nay.
Ông nhấn mạnh "trong những năm gần đây, chúng ta đã chứng kiến sự gia tăng tranh chấp và căng thẳng ở các vùng biển của châu Á," châm ngòi cho tình trạng căng thẳng bắt nguồn từ các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc trên cả hai vùng biển Hoa Đông và Biển Đông.
Theo hãng tin Pháp AFP, Tokyo tổ chức cuộc hội thảo này nhằm khẳng định lập trường của mình phù hợp với đánh giá của giới nghiên cứu.
Bắc Kinh và Tokyo có mâu thuẫn về chủ quyền đối với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở Biển Hoa Đông, do Nhật Bản quản lý nhưng bị Bắc Kinh đòi chủ quyền.
Yêu cầu tôn trọng luật quốc tế còn được một học giả Nhật Bản nêu ra với Trung Quốc, đặc biệt liên quan đến Biển Đông.
Nhà nghiên cứu Shigeki Sakamoto thuộc Đại học Doshisha ở Kyoto cho rằng Bắc Kinh cần phải làm rõ hơn các yêu sách chủ quyền bao trùm phần lớn Biển Đông, nơi Trung Quốc đã vạch ra một "đường chín đoạn" để khẳng định chủ quyền lịch sử của mình.
Theo ông Sakamoto, "tính chất hợp pháp của các yêu sách theo đường chín đoạn phải được đánh giá trên cơ sở Công ước Liên hợp quốc về Luật biển và luật pháp quốc tế nói chung." Thế nhưng, theo chuyên gia này, "Trung Quốc chưa bao giờ đưa ra bất kỳ một lời giải thích nào"./.
Theo (TTXVN/Vietnam )
Mỹ kêu gọi Malaysia thúc đẩy Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông Mỹ hy vọng trên cương vị Chủ tịch ASEAN, Malaysia sẽ thúc đẩy việc xây dựng Bộ Quy tắc ửng xử trên biển Đông (COC). Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương Daniel Russel cho rằng Malaysia, một trong những thành viên sáng lập ASEAN và đang có tranh chấp chủ quyền với các...