Tổng thống Zelensky tiết lộ thiệt hại thực sự của quân đội Ukraine ở Donbass
Tổng thống Volodymyr Zelenskyy đã tiết lộ trước các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu về thiệt hại thực sự của các lực lượng vũ trang Ukraine ở chiến trường Donbass.
Quân đội Ukraine đang chịu tổn thất lớn ở chiến trường Donbass.
Theo đó, phát biểu tại Diễn đàn An ninh Toàn cầu Brastislava trước các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu, Tổng thống Zelensky cho biết mỗi ngày có khoảng 100 quân nhân của Lực lượng vũ trang Ukraine thiệt mạng và khoảng 450-500 người bị thương ở Donbass.
Ông Zelenskyy nhấn mạnh: “Ở phía đông của đất nước chúng tôi, tình hình rất khó khăn. Có tới 100 người ở phía đông đất nước, nơi Nga hiện đang tập trung tất cả quân đội – tất cả những gì họ có, có tới 100 người chết mỗi ngày. Và khoảng vài trăm người – thậm chí có khi tới 450 hoặc 500 người – bị thương mỗi ngày. Một cuộc chiến tranh giành các giá trị đang diễn ra”.
Nhà lãnh đạo Ukraine kêu gọi: “Tôi muốn mọi người nhận ra rằng sau sự rút lui khỏi [khu vực xung quanh] Kiev và một số tỉnh, chiến tranh vẫn tiếp tục và hàng trăm người sẽ chờ đợi trong vô vọng, hàng trăm gia đình sẽ chờ đợi trong vô vọng những người thân yêu của họ. Hằng ngày. Và đó là lý do tại sao đây là một thách thức lớn đối với chúng tôi”.
Tổng thống Zelensky nói thêm rằng Lực lượng vũ trang Ukraine đã đạt được thành công lớn trên mặt trận Kharkiv gần đây.
Ông kêu gọi các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu không lãng phí thời gian trong việc cung cấp sự hỗ trợ cần thiết cho Ukraine về vũ khí và tài chính nhằm giảm bớt những đau khổ và tổn thất của các lực lượng phòng thủ Ukraine.
Ông Zelensky trước đó đã giải thích rằng ông không muốn hy sinh mạng sống của hàng chục nghìn binh sĩ Ukraine trong công cuộc giành lại các vùng lãnh thổ, do đó chính quyền Ukraine đang chờ đợi nhận được các vũ khí tầm xa hiệu quả.
Binh sĩ Nga đứng gác ở cảng Mariupol của Ukraine. Ảnh: AFP
Cùng ngày 2/6, trong bài phát biểu trước Quốc hội Luxemburg, Tổng thống Ukraine Zelensky thừa nhận Nga hiện kiểm soát khoảng 20% lãnh thổ đất nước ông. Tuyên bố này được đưa ra vào thời điểm Nga đang đạt được những bước tiến chậm chạp nhưng ổn định ở khu vực Donbass ở miền đông, bao gồm cả việc tiếp quản phần lớn thành phố quan trọng Sievierodonetsk.
Video đang HOT
Ước tính của ông Zelenskyy dường như không chỉ bao gồm các vùng lãnh thổ Ukraine mà Nga đã kiểm soát kể từ khi đưa quân vào ngày 24/2, mà còn gồm cả việc sáp nhập Crimea năm 2014 cũng như hậu thuẫn cho hai khu vực đòi độc lập ở Luhansk và Donetsk.
Dù chính xác là bao nhiêu vùng lãnh thổ Ukraine đã bị chiếm giữ, thì thông điệp của ông Zelensky về sự cần thiết châu Âu phải thống nhất chống lại Nga là không thể nhầm lẫn: Ông nói: “Khi chúng tôi giành chiến thắng trong cuộc chiến này, tất cả người dân châu Âu sẽ có thể tiếp tục tận hưởng tự do của họ. Nhưng nếu kẻ muốn phá huỷ bất kỳ sự tự do nào ở Ukraine và châu Âu thắng thế, sẽ là một thời kỳ đen tối cho tất cả mọi người trên lục địa”.
Ba kịch bản kết thúc cuộc chiến giữa Nga và Ukraine
Đã hơn 100 ngày sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin phát động chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine.
Các chuyên gia tại Hội đồng Đại Tây Dương đã vạch ra ba kịch bản kết thúc cuộc chiến này trong bài viết trên trang Marketwatch.
Kịch bản 1: Ukraine dần bị kìm hãm
Binh sĩ Ukraine dỡ lô vũ khí do phương Tây viện trợ. Ảnh: Getty Images
Nga có thể củng cố cây cầu trên bộ của mình với Bán đảo Crimea và không kiểm soát hoàn toàn phần còn lại của bờ Biển Đen của Ukraine. Nga có thể phong tỏa thành phố cảng Odessa, tiếp tục ném bom cơ sở hạ tầng ở những nơi khác trên khắp Ukraine và sáp nhập các phần của miền nam và đông. Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố chiến thắng.
Kịch bản có thể tiếp tục diễn ra như sau:
Tổng thống Putin kêu gọi ngừng bắn vào đầu năm 2023 nhưng chưa sẵn sàng cho một thỏa thuận hòa bình. Ông vẫn hy vọng sẽ giành được nhiều thứ hơn cũng như sự nhượng bộ từ NATO, chẳng hạn như việc công nhận Crimea là lãnh thổ thuộc chủ quyền của Nga nếu người dân đồng ý trong một cuộc trưng cầu dân ý có giám sát quốc tế.
Các biện pháp trừng phạt của phương Tây đối với Nga có thể vẫn được duy trì và điều kiện kinh tế của Nga ngày càng xấu đi. Tuy nhiên, Mỹ và châu Âu có thể cũng rơi vào suy thoái, làm gia tăng bất bình chính trị về lạm phát và tình trạng thiếu hàng hóa.
Có thể xảy ra một cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu quy mô lớn dẫn đến bạo loạn và bất ổn gia tăng từ Sri Lanka đến Ai Cập (nơi đã cảm nhận được tác động của chiến tranh). Trong khi đó, mô hình thương mại có thể xấu đi đáng kể sau khi các quốc gia xuất khẩu lớn như Ấn Độ, Indonesia và Malaysia tăng cường chủ nghĩa bảo hộ lương thực. Phản ứng chậm chạp từ Nhóm G7 và Quỹ Tiền tệ Quốc tế có thể càng làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng nợ mà các quốc gia đang phát triển phải đối mặt. Bất ổn có thể gia tăng ở châu Phi và châu Á, trong khi các chính trị gia cánh tả gia tăng ở Mỹ Latinh.
Đến năm 2023, các đồng minh NATO có thể tiếp tục gửi nhiều viện trợ quân sự nguy hiểm hơn khi Ukraine cố gắng chiếm lại lãnh thổ bị chiếm đóng. Chất lượng và số lượng của khoản viện trợ này làm gia tăng xung đột giữa NATO và Nga.
Vào cuối năm 2023, sự đồng thuận của phương Tây có thể trở nên rạn nứt. Lo ngại về chi phí kinh tế, nỗi thống khổ của người Ukraine, gánh nặng người tị nạn và lo ngại leo thang căng thẳng, Đức và Pháp dẫn đầu một nỗ lực đa quốc gia nhằm thúc ép Ukraine tìm kiếm một thỏa thuận hòa bình với Nga.
Kịch bản 2: Nga không đạt được lợi ích nào
Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu tại cuộc họp ở Moskva, ngày 25/5/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo kịch bản này, nhờ các chiến thuật ngày càng thành thạo của Ukraine cộng với một cuộc phản công thành công ở khu vực phía đông Donbass, Nga có thể bị đẩy lùi về khu vực trước thời điểm tháng 24/2 (kiểm soát Crimea và các phần của phe đòi độc lập ở Donetsk và Luhansk) vào đầu năm 2023. Nhưng Ukraine sẽ khó giành được thêm nhiều bước tiến. Bất chấp các lô vũ khí tối tân của phương Tây gửi tới, các lực lượng Ukraine có thể chỉ đạt được tiến bộ tối thiểu.
Kịch bản có thể tiếp tục diễn ra như sau:
Tổng thống Nga Vladimir Putin chịu áp lực để đạt được một thỏa thuận với Ukraine.
Bắt đầu từ đầu năm 2023, Thổ Nhĩ Kỳ, Qatar và Ấn Độ có thể thúc đẩy ngừng bắn khi khủng hoảng kinh tế toàn cầu trầm trọng hơn.
Tuy nhiên, Ukraine có thể phản đối, còn Nga vẫn hy vọng đưa quân trở lại.
Trong khi đó, một số nhà lãnh đạo châu Âu cũng có thể bắt đầu âm thầm thúc đẩy một khuôn khổ ngoại giao chính thức: Tổng thống Pháp Emmanuel Macron hợp tác với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình để kêu gọi các cuộc đàm phán tại Geneva giữa Ukraine và 5 thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc cộng với Đức để tìm ra giải pháp. Riêng ông Tập Cận Bình và ông Macron cố gắng thuyết phục Tổng thống Putin và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky.
Đảng Cộng hòa ở Mỹ có thể chiến thắng trong cuộc bầu cử giữa kỳ vào tháng 11/2022, khiến ngày càng nhiều nhà lập pháp Cộng hòa hối thúc chấm dứt viện trợ quân sự cho Ukraine và tập trung sự chú ý vào Bắc Kinh.
Kịch bản 3: Ukraine giành lại gần như tất cả mọi thứ
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tại cuộc họp báo ở Kiev ngày 23/4. Ảnh: AFP/TTXVN
Nhờ viện trợ vũ khí của phương Tây, Ukraine có thể có lợi thế mạnh. Trong khi đó, Nga không có khả năng thay thế khí tài quân sự ở mức độ cần thiết (do các lệnh trừng phạt của phương Tây). Nga có thể hoàn toàn bị đẩy ra khỏi Ukraine, ngoại trừ Crimea.
Kịch bản có thể tiếp tục diễn ra như sau:
Ngày càng có nguy cơ Nga trả đũa hạt nhân để ngăn chặn viện trợ quân sự của phương Tây. Khi Ukraine có thể tiến hành một cuộc tấn công để chiếm lại bán đảo Crimea, Tổng thống Putin có thể triển khai các tên lửa đầu đạn hạt nhân Iskander-M (SS-26) ở đó và đe dọa sẽ sử dụng chúng nếu lực lượng của Ukraine tiến lên. Chiến tranh Thế giới thứ ba có thể xảy ra nếu những nỗ lực hòa giải khẩn cấp của Pháp và Trung Quốc thất bại.
Mỹ và Liên minh châu Âu khác biệt về vấn đề dỡ bỏ một số lệnh trừng phạt chống Nga. Châu Âu có thể mặc cả bằng cách giảm bớt các lệnh trừng phạt đối với dầu khí và các mặt hàng khác theo thỏa thuận mà một phần doanh thu của Nga sẽ được gửi để tái thiết Ukraine.
Tăng trưởng kinh tế toàn cầu có thể chững lại, chỉ đạt 1% vào năm 2023
Hiện nay, những gì diễn ra tiếp theo trên chiến trường sẽ quyết định liệu cuộc xung đột hiện nay cuối cùng sẽ có lợi cho Nga hay Ukraine. Với rất nhiều biến số đang diễn ra, rất khó để dự báo các kịch bản. Nhưng trong mọi trường hợp, thiệt hại kinh tế sẽ rất sâu sắc không chỉ đối với Ukraine, mà còn đối với phần còn lại của thế giới.
Theo ông Mathew Burrows và ông Robert A. Manning tại Hội đồng Đại Tây Dương, thay vì chờ đợi kết quả của cuộc chiến, các nhà hoạch định chính sách phải khẩn trương tìm ra các giải pháp cho cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu, khủng hoảng nợ ở các nước đang phát triển và mối đe dọa suy thoái ở phương Tây.
Trong khi đó, nguy cơ Nga sử dụng vũ khí hạt nhân trong cuộc xung đột không phải là không có. Sử dụng các biện pháp ngoại giao để tránh bước leo thang như vậy là rất quan trọng nếu xung đột được kiềm chế và không bao trùm toàn thế giới.
Nga không thể tiến nhanh ở Sievierodonetsk, bị đẩy lùi về vị trí phòng thủ ở Kherson Theo Hãng tin TASS của Nga, các lực lượng Nga không thể tiến quân nhanh như mong đợi tại thành phố Sievierodonetsk, nằm ở cực đông Ukraine. Phía Ukraine cho biết đã đẩy lùi quân Nga về các vị trí phòng thủ ở Kherson. Một khẩu lựu pháo của lực lượng thân Nga khai hỏa ở vùng Lugansk, Ukraine - Ảnh: REUTERS Nga...