Tổng thống Zelensky nêu thời hạn chấm dứt xung đột Nga-Ukraine
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky khẳng định xung đột giữa Nga và Ukraine phải được kết thúc vào cuối năm nay.
Phiên làm việc của G7 tại Lâu đài Elmau, miền Nam nước Đức ngày 27/6. Ảnh: AFP
Theo đài RT (Nga), tuyên bố trên được Tổng thống Ukraine đưa ra tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) hôm 27/6. Phát biểu với các nhà lãnh đạo của Anh, Canada, Pháp, Đức, Italy, Nhật Bản và Mỹ qua video, ông Zelensky nhận định quân đội Ukraine sẽ gặp khó khăn hơn nhiều khi phải chiến đấu chống lại lực lượng Nga khi mùa đông khắc nghiệt kéo đến.
Ông kêu gọi G7 nỗ lực hết sức để chấm dứt xung đột vào cuối năm nay, đồng thời đề nghị các quốc gia cung cấp các hệ thống phòng không, đảm bảo an ninh, trợ giúp về xuất khẩu ngũ cốc và viện trợ tái thiết cho Ukraine. Ông cũng kêu gọi phương Tây áp đặt các biện pháp trừng phạt cứng rắn hơn đối với Moskva, nhấn mạnh rằng không được “giảm sức ép” và tiếp tục áp đặt các biện pháp trừng phạt “mạnh mẽ” đối với quốc gia này.
Theo ông Jake Sullivan – Cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Mỹ Joe Biden – ông Zelensky có ý định giành ưu thế trước Nga càng nhanh càng tốt. Vị cố vấn cho biết: “Tổng thống Ukraine rất chú ý đến việc cố gắng đảm bảo Ukraine ở một vị trí có lợi nhất có thể trên chiến trường trong những tháng tới, không phải những năm tiếp theo, Ông ấy tin rằng một cuộc xung đột gay gắt không đem đem lợi ích gì cho người dân Ukraine”.
Video đang HOT
Xung đột Ukraine đã trở thành vấn đề chiếm ưu thế trong chương trình nghị sự của Hội nghị thượng đỉnh G7 kéo dài 3 ngày đang diễn ra tại Đức. Dự thảo tuyên bố của hội nghị chỉ ra rằng các nền kinh tế hàng đầu thế giới sẽ sớm tuyên bố ủng hộ Kiev trong cuộc chiến đối phó với Moskva.
“Chúng tôi sẽ tiếp tục cung cấp hỗ trợ tài chính, nhân đạo, quân sự, ngoại giao và sát cánh với Ukraine trong thời gian cần thiết”, bản dự thảo của các nhà lãnh đạo G7 cho biết.
Mỹ đang lên kế hoạch cung cấp lô vũ khí tiên tiến mới cho Kiev. Trong khi đó, các nhà lãnh đạo G7 cũng đã đồng tình duy trì các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Nga do chiến dịch quân sự đang diễn ra ở Ukraine.
Chính phủ Anh, Mỹ, Nhật Bản và Canada trước đó đã thông báo rằng họ có kế hoạch áp dụng lệnh cấm nhập khẩu vàng của Nga. Trong đó, Mỹ – quốc gia đầu tiên đưa ra đề xuất này – tuyên bố sẽ tước đi khoảng 19 tỷ USD doanh thu hàng năm của Moskva. Tuy nhiên, Đức đã ngăn chặn biện pháp này trong Hội nghị thượng đỉnh G7, cho rằng trước tiên cần thảo luận với EU.
Trước đó, các nhà lãnh đạo G7 cũng đạt được tiến bộ trong việc đặt ra mức giá trần toàn cầu đối dầu mỏ nhập khẩu từ Nga nhằm hạn chế nguồn thu năng lượng của Moskva. Ngoài năng lượng, lãnh đạo các nước G7 khẳng định sẽ mở rộng các lệnh trừng phạt nhằm hạn chế hơn nữa việc Nga tiếp cận các nguyên liệu công nghiệp, dịch vụ và công nghệ then chốt cho công nghiệp quốc phòng.
“Mục tiêu kép của các nhà lãnh đạo G7 không chỉ nhằm trực tiếp vào nguồn thu của Nga, đặc biệt là thông qua năng lượng, mà còn giảm thiểu tác động lan rộng đối với các nền kinh tế G7 nói riêng và phần còn lại của thế giới nói chung”, một quan chức phát biểu bên lề hội nghị.
Thủ tướng Anh bất ngờ đến Ukraine lần thứ hai
Ngày 17/6, Thủ tướng Anh Boris Johnson đã đến thủ đô Kiev của Ukraine lần thứ hai để gặp Tổng thống Volodymyr Zelensky.
Thủ tướng Anh (trái) và Tổng thống Ukraine tại Kiev. Ảnh: CNN
Theo kênh CNN, video từ Phủ Tổng thống cho thấy ông Zelensky chào đón ông Johnson nồng nhiệt trước khi cả hai người bước vào trong Phủ Tổng thống để họp. Hai nhà lãnh đạo thảo luận về nhu cầu của Ukraine đối với vũ khí hạng nặng để chống quân Nga.
Tổng thống Zelensky nói trên Telegram: "Cuộc chiến kéo dài nhiều ngày qua đã chứng minh rằng sự ủng hộ mà Anh dành cho Ukraine là bền vững và kiên quyết. Rất vui khi gặp lại người bạn tuyệt vời của đất nước chúng ta, ông Boris Johnson ở Kiev".
Thủ tướng Johnson đã đăng một bức ảnh chụp mình và ông Zelensky ở thủ đô Kiev vào ngày 17/6 trên tài khoản Twitter chính thức.
Trước đó, ngày 9/4, Thủ tướng Johnson đã tới Kiev để hội đàm với Tổng thống Zelensky.
Một ngày trước khi tiếp Thủ tướng Johnson, ngày 16/6, ông Zelensky đã gặp Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Thủ tướng Đức Olaf Scholz, Thủ tướng Italy Mario Draghi và Tổng thống Romania Klaus Iohannis tại Kiev.
Đây là chuyến thăm đầu tiên của các lãnh đạo này đến Ukraine kể từ khi xảy ra cuộc xung đột Nga - Ukraine cuối tháng 2 vừa qua. Ba nhà lãnh đạo Pháp, Đức và Italy đã rời Ba Lan tới Ukraine trên chuyến tàu đặc biệt. Theo hãng tin AFP, các nhà lãnh đạo Pháp, Đức và Italy đã xuống từ tàu hỏa đến một sân ga ở thủ đô Ukraine.
Tổng thống Pháp Macron cho biết cả 4 lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) đang có mặt tại thủ đô Kiev ủng hộ ý tưởng "ngay lập tức" trao quy chế ứng cử viên EU cho Ukraine. Ông Macron đưa ra bình luận trên tại họp báo sau cuộc hội đàm với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cùng với Thủ tướng Đức Olaf Scholz, Thủ tướng Italy Mario Draghi và Tổng thống Romania Klaus Iohannis. Ông Macron cũng thông báo Pháp sẽ tăng cường hỗ trợ vũ khí cho Ukraine.
Phát biểu tại họp báo trên, ông Zelensky cho biết tại cuộc hội đàm với các lãnh đạo Pháp, Đức, Italy và Romania, ông đã thảo luận về tăng cường trừng phạt Nga và tái thiết Ukraine.
4 nhà lãnh đạo EU đã đến thủ đô Kiev ngày 16/6 trong chuyến thăm đầu tiên của họ tới Ukraine kể từ khi xảy ra cuộc xung đột Nga-Ukraine hồi cuối tháng 2 năm nay.
Giữa xung đột ở Ukraine, Nga tăng cường hiện diện quân sự ở Trung Mỹ Nicaragua cho phép binh sĩ, máy bay, tàu của Nga triển khai tại quốc gia Trung Mỹ này. Tổng thống Nicaragua Daniel Ortega (Phải). Ảnh: AP Theo hãng tin AP mới đây, Chính quyền của Tổng thống Nicaragua Daniel Ortega đã đồng ý cho binh sĩ, máy bay và tàu của Nga triển khai tới Nicaragua với mục đích huấn luyện, thực thi...