Tổng thống Zelensky gửi thông điệp tới Tổng thống Biden
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tin Tổng thống Mỹ Joe Biden là người đưa ra quyết định về việc Kiev có thể gia nhập NATO hay không và hối thúc ông chủ Nhà Trắng đưa ra lời mời.
Thông tấn Ukrinform hôm nay (4/7) dẫn lời Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky trong cuộc phỏng vấn với CNN nói rằng, Tổng thống Mỹ Joe Biden là “người đưa ra quyết định” về việc liệu Ukraine có thể gia nhập liên minh quân sự Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) hay không.
Tổng thống Ukraine Zelensky đón tiếp ông Biden ở Kiev hồi đầu năm 2023. Ảnh: AP
“Ông ấy ủng hộ tương lai của chúng tôi trong NATO”, Tổng thống Zelensky nói thêm, khẳng định việc Kiev nhận được lời mời vào NATO từ Mỹ sẽ mang đến động lực rất lớn cho các binh sĩ Ukraine. “Ngay lúc này, điều đó rất quan trọng”, ông Zelensky phát thông điệp.
Theo lời Tổng thống Zelensky, Ukraine hiểu nước này sẽ “không thể gia nhập NATO trước khi chiến sự kết thúc” vì tranh chấp lãnh thổ là “yếu tố quyết định xem liệu (NATO) có nên mời một quốc gia tham gia vào liên minh hay không”.
Tuy nhiên, ông cho rằng, “điều quan trọng (với Ukraine lúc này) là cảm thấy mình đang thực sự ở bên cạnh các đồng minh tương lai”.
Việc Ukraine theo đuổi tư cách thành viên NATO là một lý do dẫn đến cuộc xung đột với Nga. Ukraine năm 2019 đưa mục tiêu gia nhập NATO vào hiến pháp, bất chấp cảnh báo của Nga rằng khả năng NATO triển khai lực lượng ở biên giới sẽ kéo theo mối đe dọa an ninh nghiêm trọng.
Video đang HOT
Cuối tháng 9/2022, sau khi Nga tuyên bố sáp nhập 4 vùng Kherson, Zaporizhzhia, Donetsk và Lugansk, Tổng thống Ukraine ký đơn xin gia nhập NATO khẩn cấp. Tuy nhiên, Mỹ và các thành viên chủ chốt NATO sau đó tin rằng hiện tại chưa phải lúc xem xét đơn gia nhập của Kiev.
Trong diễn biến liên quan, Nga ngày 4/7 xác nhận các hệ thống tác chiến điện tử và phòng không của nước này đã vô hiệu hóa 5 máy bay không người lái trên bầu trời bang Moscow bao quanh thủ đô Moscow và Kaluga, trong đó 3 chiếc bị ép lao xuống đất, 2 chiếc bị bắn rơi.
Giới chức Nga chưa ghi nhận thiệt hại dưới mặt đất. Nhiều mảnh vỡ UAV đã được tìm thấy ở khu vực làng Valuevo, cách trung tâm thủ đô Moscow khoảng 30 km. Sân bay Vnukovo ở Moscow cũng bị hạn chế hoạt động trong khoảng thời gian ngắn
Tổng thống Biden nói nền kinh tế Mỹ mạnh mẽ, sẽ không suy thoái
Tổng thống Joe Biden thông tin về nền kinh tế Mỹ và chuẩn bị công bố một chính sách kinh tế quan trọng.
Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu tại một sự kiện ở Nhà Trắng hôm 26.6. Ảnh REUTERS
Hãng Reuters ngày 28.6 dẫn lời Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết nền kinh tế Mỹ "đang mạnh mẽ" và ông dự báo sẽ không xảy ra suy thoái.
Phát biểu được ông đưa ra tại một sự kiện gây quỹ ở bang Maryland hôm 27.6, một ngày trước khi ông đến thành phố Chicago và công bố chính sách kinh tế.
Dự kiến nhà lãnh đạo sẽ công bố tầm nhìn kinh tế mang tên Bidenomics, hàm ý chỉ thuyết kinh tế của ông Biden, trong bối cảnh tổng thống đang đẩy mạnh chiến dịch vận động tái tranh cử.
Sau khi nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, lạm phát và những trở ngại về chuỗi cung ứng, ông chủ Nhà Trắng đã nỗ lực thể hiện rằng mình đang làm tốt.
"Bidenomics là từ của ngày, của tuần, của tháng, của năm tại Nhà Trắng", theo phó phát ngôn Nhà Trắng Olivia Dalton.
Tên gọi trên gợi nhớ về thuyết kinh tế nhỏ giọt Reaganomics của cố Tổng thống Mỹ Ronald Reagan, một trong những thuyết kinh tế chủ đạo trong lịch sử phát triển kinh tế của Mỹ.
Theo lý thuyết này, khi chính phủ giảm thuế và tạo ra lợi ích cho các doanh nghiệp và những người giàu có, thì những tác động tích cực sẽ được nhỏ giọt xuống các tầng lớp khác.
Chính sách kinh tế này kết hợp các biện pháp giảm thuế với chi tiêu mạnh cho quốc phòng. Điều này giúp nền kinh tế tăng trưởng nhưng lại khiến nợ của quốc gia tăng.
Tuy nhiên, chính sách của Tổng thống Biden sắp đưa ra có chủ trương khác. Theo bà Dalton, nhà lãnh đạo sẽ tập trung vào "niềm tin rằng chúng ta phát triển nền kinh tế khi phát triển tầng lớp trung lưu".
Theo Giám đốc Hội đồng Kinh tế quốc gia Mỹ Lael Brainard, lý thuyết nhỏ giọt thời ông Reagan đã dẫn đến việc các thành phố công nghiệp Mỹ bị bỏ phí khi các công ty ưu tiên thuê ngoài, và việc từ bỏ các hoạt động nâng cấp cơ sở hạ tầng đầy tham vọng.
Ngược lại, chính sách của ông Biden đang sử dụng nguồn vốn của chính phủ như một chất xúc tác cho "sự bùng nổ chi tiêu của khu vực tư nhân trong xây dựng sản xuất".
Bà Brainard ca ngợi việc tài trợ cho việc mở rộng internet băng thông rộng đến mọi ngóc ngách ở Mỹ cũng tương tự chương trình điện khí hóa của cố Tổng thống Franklin Roosevelt nhằm hiện đại hóa Mỹ vào thập niên 1930.
Phó phát ngôn Dalton cho biết người dân Mỹ sắp chứng kiến những thay đổi khi các dự án được cấp vốn trong chương trình của ông Biden có hiệu quả. Theo bà, mọi người đang chứng kiến những dự án được triển khai, đầu tư tư nhân quay lại và hàng triệu việc làm được tạo ra.
"Với tất cả những thành tựu đó, đây là lúc Tổng thống Biden có thể gửi thông điệp này tới người dân Mỹ và nói rằng đây chính là Bidenomics. Chúng ta chỉ mới bắt đầu thấy những hiệu quả", theo bà Dalton.
Mỹ: Tổng thống Biden sử dụng máy trợ thở để cải thiện giấc ngủ Các quan chức Nhà Trắng ngày 28/6 xác nhận Tổng thống Mỹ Joe Biden đã bắt đầu sử dụng máy áp lực dương liên tục (CPAP) - một dạng thiết bị hỗ trợ thở không xâm lấn, nghĩa là người dùng không cần phải đặt ống thở - để giải quyết chứng ngưng thở trong khi ngủ, vốn tồn tại dai dẳng đối...