Tổng thống Zelensky chia sẻ về thể thức ‘Ukraine + Bắc Âu’
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết hợp tác trong thể thức “Ukraine Bắc Âu” đang gia tăng tốc độ, với thêm nhiều bước tiến được dự đoán có thể tăng áp lực lên Nga trong tuần tới.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky phát biểu họp báo tại Kiev ngày 15/7. Ảnh: Getty Images/TTXVN
Tổng thống Volodymyr Zelensky ngày 27/10 chia sẻ: “Trong tuần tới, chúng sẽ thảo luận với các quốc gia Bắc Âu về những bước đi cơ bản có thể giúp đẩy mạnh áp lực với Nga ở cuộc xung đột này và vì mục đích ngoại giao chân thực”.
Cả 5 quốc gia Bắc Âu là Phần Lan, Thụy Điển, Na Uy, Đan Mạch và Iceland hiện đều là thành viên của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương ( NATO). Những quốc gia này cũng ủng hộ Ukraine trong cuộc xung đột với Nga.
Thụy Điển và Phần Lan đã gia nhập NATO vào đầu năm nay. Stockholm còn tuyên bố rằng Nga là mối đe dọa an ninh quốc tế chính của Thụy Điển. Cả Phần Lan và Na Uy đều có chung đường biên giới với Nga.
Về phần mình, Nga luôn nhấn mạnh rằng việc NATO mở rộng là một sai lầm lịch sử nghiêm trọng, có thể buộc Moskva phải áp dụng biện pháp đáp trả.
Năm 2023, các quốc gia Bắc Âu cũng chia sẻ với Tổng thống Zelensky rằng họ sẽ giúp đỡ Ukraine “cho đến khi đạt được mục tiêu” trong cuộc xung đột của nước này với Nga. Các quốc gia Bắc Âu đồng thời nói rằng họ sẵn sàng duy trì hỗ trợ quân sự, kinh tế và nhân đạo cho Ukraine.
Video đang HOT
Vào tháng 5, ông Zelensky tiết lộ rằng ủng hộ quân sự phối hợp từ các quốc gia Bắc Âu cho Ukraine sẽ lên tới 6 tỷ euro trong năm nay, dưới các thỏa thuận an ninh riêng biệt.
Trong một diễn biến khác, các nhà lập pháp của Liên minh châu Âu (EU) ngày 22/10 đã phê chuẩn kế hoạch của khối này sử dụng các tài sản bị đóng băng của Ngân hàng trung ương Nga để cho Ukraine vay khoản tiền lên đến 35 tỷ euro (38 tỷ USD). Cùng ngày 22/10, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen thông báo Washington có kế hoạch đóng góp 20 tỷ USD cho gói vay của Nhóm Các công nghiệp phát triển (G7) dành cho Ukraine.
Quan chức Ukraine tiết lộ thời điểm bầu cử tổng thống
Quan chức Ukraine tuyên bố bầu cử tổng thống sẽ được tổ chức ngay sau khi chiến tranh kết thúc.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky (Ảnh: Getty).
Andriy Yermak, chánh văn phòng tổng thống Ukraine, ngày 27/10 tuyên bố Ukraine sẽ tổ chức bầu cử tổng thống "ngay lập tức" sau khi chiến tranh kết thúc để cho phép tất cả binh lính và người tị nạn được bỏ phiếu.
"Tổng thống Volodymyr Zelensky tuyên bố rất rõ ràng; ông muốn tất cả binh lính và người tị nạn ở nước ngoài có thể bỏ phiếu", ông Yermak nói với báo Italy.
"Còn hiện tại, nguồn lực phải dành cho chiến tranh", quan chức Ukraine nhấn mạnh.
Vào tháng 12/2023, Tổng thống Zelensky, người nắm quyền lãnh đạo Ukraine từ tháng 5/2019, tuyên bố ông sẵn sàng tổ chức cuộc bầu cử tổng thống, nhưng hầu hết người Ukraine cho rằng một cuộc bỏ phiếu như vậy sẽ "nguy hiểm và vô nghĩa" trong thời chiến.
Một số cuộc khảo sát trên toàn quốc cũng cho thấy, 70% người Ukraine nói rằng Tổng thống Zelensky nên tại nhiệm cho đến khi kết thúc thiết quân luật.
Theo quy định của Hiến pháp Ukraine, nhiệm kỳ của Tổng thống Volodymyr Zelensky chấm dứt từ ngày 21/5.
Theo kế hoạch ban đầu, một cuộc bầu cử tổng thống sẽ diễn ra tại Ukraine vào ngày 31/3 để chọn ra người kế nhiệm ông Zelensky. Tuy nhiên, cuối năm ngoái, ông Zelensky cho biết, Ukraine sẽ không tổ chức bất kỳ một cuộc bầu cử nào trong giai đoạn thiết quân luật như hiện nay.
Ukraine bắt đầu thiết lập tình trạng thiết quân luật kể từ khi xung đột với Nga nổ ra hồi tháng 2/2022. Kể từ đó đến nay, quốc hội nước này đã nhiều lần gia hạn thiết quân luật.
Đầu năm nay, ông Zelensky tiếp tục nhắc lại việc không thể tổ chức bầu cử do tình hình chiến sự và do nhu cầu huy động nhập ngũ toàn quốc.
Bộ trưởng Tư pháp Ukraine Denys Maliuska khẳng định Tổng thống Zelensky "vẫn giữ được tính hợp pháp", theo đó "quyền lực của tổng thống sẽ tiếp tục cho đến khi đất nước bầu ra lãnh đạo mới kế nhiệm".
Tuy nhiên, ông Maliuska cũng dự đoán sẽ có nhiều tranh luận xung quanh vấn đề này dựa trên các quy định trong hiến pháp Ukraine. Ông cho rằng, chính những người soạn ra hiến pháp cũng không nghĩ Ukraine sẽ rơi vào một cuộc chiến tranh toàn diện.
Trả lời câu hỏi liệu Tòa án Hiến pháp Ukraine có nên ra phán quyết về tính hợp pháp của Tổng thống Zelensky hay không, Bộ trưởng Maliuska nói, dường như đã quá muộn để làm điều này, thậm chí có thể có hại trong tình hình hiện nay.
Khi được hỏi liệu tất cả các sắc lệnh và văn bản của tổng thống từ ngày 21/5 có hoàn toàn có hiệu lực hay không, Bộ trưởng Maliuska trả lời: "Chắc chắn rồi. Với quốc hội cũng thế".
Bình luận về quyền lực hợp pháp của ông Zelensky sau khi hết nhiệm kỳ, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho rằng, điều này cần được giải quyết ở Ukraine bằng hệ thống chính trị và pháp lý của Ukraine.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cảnh báo, Moscow có thể không công nhận ông Zelensky là nhà lãnh đạo hợp pháp của Ukraine sau ngày 20/5.
Đức bác đề nghị mời Ukraine gia nhập NATO Ngày 24/10, Thủ tướng Đức Olaf Scholz tuyên bố không thể mời Ukraine gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) vào lúc này, bác bỏ yêu cầu mà Tổng thống Zelensky đưa ra trong kế hoạch chấm dứt xung đột. Lá cờ NATO và quốc kỳ Ukraine. Ảnh: Sputnik Trả lời phỏng vấn với Đài truyền hình Đức (ZDF),...