Tổng thống V.Zelensky tiếp tục thúc giục NATO thiết lập vùng cấm bay
Tổng thống Volodymyr Zelensky một lần nữa thúc giục Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương ( NATO) áp đặt vùng cấm bay tại Ukraine, cảnh báo nguy cơ các nước thành viên liên minh quân sự này có thể bị ảnh hưởng trong chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky phát biểu trong cuộc họp báo tại Kiev ngày 4/3/2022. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Trong một video được đăng tải rạng sáng 14/3, nhà lãnh đạo Ukraine đề nghị các nước NATO cân nhắc yêu cầu này của Kiev.
Kiev đã nhiều lần kêu gọi NATO thiết lập vùng cấm bay trên lãnh thổ Ukraine, nhưng tổ chức này đã từ chối. Sau cuộc họp khẩn cấp ngày 4/3 của các ngoại trưởng NATO, Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết liên minh có trách nhiệm đảm bảo rằng xung đột ở Ukraine không lan ra ngoài biên giới nước này. Ông nhấn mạnh rằng “NATO đã thực hiện những biện pháp trừng phạt chưa từng có, chúng tôi hỗ trợ Ukraine, nhưng NATO không phải là một phần của cuộc xung đột. NATO là một liên minh phòng thủ, chúng tôi không tìm kiếm chiến tranh hoặc xung đột với Nga”.
Về vấn đề này, Ngoại trưởng Italy Luigi Di Maio cho biết NATO sẽ không thiết lập vùng cấm bay trên lãnh thổ Ukraine vì điều này sẽ gây ra những tác động nghiêm trọng.
Trong khi đó, Nga tuyên bố sẽ coi bất kỳ nỗ lực nào của các nước khác nhằm thiết lập vùng cấm bay trên lãnh thổ Ukraine là sự tham gia vào các hành động quân sự. Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo các hành động này sẽ gây ra những hậu quả thảm khốc “không chỉ cho châu Âu mà còn cho toàn thế giới”.
Tổng thống Serbia tiết lộ lập trường về khả năng gia nhập NATO
Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic khẳng định Serbia sẽ không gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Ông cho biết quân đội của nước này có đủ khả năng tự bảo vệ đất nước.
Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic. Ảnh: Reuters
"Một số người nói rằng chúng tôi nên gia nhập NATO và tôi nói rằng chúng tôi có một đất nước xinh đẹp, đẹp nhất trên thế giới. Đó là lý do tại sao chúng tôi nên độc lập bảo vệ đất nước, bảo vệ bầu trời và sự tự do của mình. Việc hợp tác với NATO luôn là điều tốt đẹp, và rất tốt khi tha thứ cho họ nhưng chúng tôi không thể quên", Tổng thống Vucic nói và đề cập đến vụ ném bom khiến nhiều trẻ em Serbia thiệt mạng trong cuộc tấn công của NATO vào Nam Tư năm 1999.
Sau khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine vào ngày 24/2, vùng lãnh thổ Kosovo tại Serbia đã thúc giục NATO hợp lý hóa việc gia nhập liên minh quân sự do Mỹ đứng đầu, mặc dù 4 trong số các thành viên của liên minh này không công nhận Kosovo là một quốc gia độc lập.
Belgrade có quan điểm trung lập đối với vấn đề xung đột quân sự Nga-Ukraine. Tổng thống Serbia Vucic cho biết nước này tôn trọng sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine, nhưng sẽ không áp đặt các biện pháp trừng phạt chống lại Moskva. Hôm 11/3, ông Vucic cam kết sẽ trừng phạt những người Serbia đang tìm cách đến Ukraine để tham chiến.
Belgrad đang phải chịu áp lực ngày càng lớn từ Liên minh châu Âu trong việc "hài hòa" lập trường của mình về Ukraine với phần còn lại của khối. Trong khi EU đã đóng cửa không phận đối với máy bay Nga, Serbia vẫn tiếp tục duy trì đi lại bằng đường hàng không với quốc gia này.
Mỹ đưa thêm quân tới sát vách Nga Lầu Năm Góc thông báo Mỹ sẽ đưa thêm quân tới châu Âu để củng cố lực lượng NATO giữa lúc chiến sự Nga - Ukraine đang diễn ra. Binh sĩ Ukraine bốc dỡ tên lửa do Mỹ viện trợ tại sân bay ở Kiev (Ảnh: AP). Thư ký báo chí Lầu Năm Góc John Kirby ngày 7/3 thông báo, 500 binh sĩ...