Tổng thống Vladimir Putin trình dự luật sửa đổi Hiến pháp
Tổng thống Vladimir Putin hôm 20/1 đệ trình Duma Quốc gia Nga dự luật về sửa đổi Hiến pháp.
“Đại diện của Tổng thống Nga trong việc xem xét dự luật tại Duma Quốc gia sẽ là các đồng chủ tịch Ủy ban Hiến pháp Klishas, Krasheninnikov và Khabrieva”, phát ngôn viên điện Kremlin, ông Dmitry Peskov cho biết thêm.
Tổng thống Nga Vladimir Putin. (Ảnh: Sputnik)
Cùng ngày, các đồng chủ tịch của nhóm công tác chuẩn bị các đề xuất sửa đổi Hiến pháp Nga đã phác thảo các sáng kiến của họ trong một lá thư gửi ông Putin.
Theo họ, một trong những vấn đề chính là xác định vai trò và vị thế của Hội đồng Nhà nước trong hệ thống chính phủ và đề ra các nguyên tắc chính cho sự tương tác của Hội đồng Nhà nước với các cơ quan nhà nước khác.
Video đang HOT
Một khối quan trọng sửa đổi Hiến pháp liên quan đến cấu trúc chính trị, bao gồm việc phát triển hệ thống kiềm chế và đối trọng. Ngoài ra, nhóm công tác đề xuất nghiên cứu vấn đề tương quan giữa chính quyền nhà nước với chính quyền thành phố cũng như đề cập đến chủ đề tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế.
Trong Thông điệp hàng năm hôm 15/1, Tổng thống Putin đưa ra một số đề xuất sửa đổi Hiến pháp, trong đó có việc trao thêm quyền cho Quốc hội, tăng cường vai trò của Hội đồng Nhà nước và các thống đốc vùng trong việc chính thức hóa các điều khoản trong Hiến pháp.
SONG HY (Nguồn: Sputnik)
Theo vtc.vn
Ông Putin phản đối ý tưởng nhiệm kỳ tổng thống không giới hạn ở Nga
Theo RIA Novosti, trong cuộc giao lưu tại Saint-Peterburg với các cựu chiến binh thời Thế chiến 2, Tổng thống Nga Vladimir Putin bày tỏ quan điểm phản đổi với ý tưởng nhiệm kỳ vô hạn cho quyền lực nguyên thủ quốc gia.
Tại cuộc gặp này, một cựu chiến binh Nga đã yêu cầu ông Putin giải quyết một số vấn đề gắn với Hiến pháp, trong đó có việc sửa đổi hoặc cải cách một trong những điều khoản để quyền lực của Tổng thống "không còn bị giới hạn" trong một nhiệm kỳ cụ thể.
Vị cựu chiến binh này cho rằng việc sửa đổi này là để người dân sau này có thể quyết định công việc của một tổng thống nên được kéo dài thêm hay nên bị bãi nhiệm.
Đáp lại, ông Putin cảm ơn vị cựu chiến binh về lời đánh giá cho những gì đã được thực hiện.
"Còn về thời hạn nắm quyền, tôi hiểu rằng điều đó gắn với mối lo lắng quan tâm của nhiều người trong chúng ta về sự bình ổn của xã hội, sự ổn định của Nhà nước: cả ổn định bên ngoài và bên trong", ông Putin nói.
Ông Putin cho rằng, sẽ rất đáng ngại nếu quay trở lại tình huống của những năm giữa thập niên 1980, khi các vị lãnh đạo Nhà nước hết người này đến người khác cứ nắm quyền cho đến ngày cuối cùng và khi rời bỏ chức vụ vẫn không đảm bảo được những điều kiện cần thiết cho việc chuyển giao quyền lực. Vì thế, xin cảm ơn quý vị, nhưng tôi nghĩ rằng tốt hơn hết là không nên quay lại với tình hình đã diễn ra hồi giữa những năm 80.
Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: RIA.
Trước đó, tại buổi đọc bản Thông điệp Liên bang năm 2020 hôm 15/1. Tổng thống Vladimir Putin khẳng định nước Nga không cần một bản hiến pháp mới. Tuy nhiên, ông đề xuất một số sửa đổi hiến pháp với ưu tiên bảo vệ quyền công dân. Ông Putin kêu gọi tăng cường vai trò của các thống đốc vùng với mỗi khu vực của nước Nga đều có đặc tính riêng.
Ông cũng cho biết tất cả các phái trong Hội đồng Liên bang đều tin rằng cơ quan này cần có vai trò lớn hơn trong việc bổ nhiệm các thành viên chính phủ. Điều này sẽ giúp tăng cường vai trò và tầm quan trọng của quốc hội trong hệ thống chính trị. Đồng thời, Tổng thống sẽ không có quyền bác bỏ các đề cử thành viên chính phủ do Quốc hội đưa ra nhưng có quyền bãi nhiệm các thành viên của chính phủ và xác định những ưu tiên của chính phủ.
Ông khẳng định Hội đồng Nhà nước mà ông tạo ra đã cho thấy tính hiệu quả của mình và cho rằng cần có quy chế phù hợp cho cơ chế này. Tổng thống cần duy trì sự chỉ đạo trực tiếp với hệ thống quốc phòng. Đồng thời, việc bổ nhiệm lãnh đạo các cơ quan thực thi pháp luật cần có sự tham vấn với Hội đồng Liên bang. Điều này sẽ giúp hệ thống có sự minh bạch cao hơn.
Hệ thống tư pháp đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo đảm luật pháp và quyền công dân. Bởi vậy cần gia tăng hơn nữa tính độc lập của các văn phòng công tố địa phương đối với chính quyền địa phương vì lợi ích của người dân. Tăng cường vai trò của Tòa án Hiến pháp, cho phép cơ quan này có quyền xem xét tất cả các đạo luật lập pháp trước khi nó được phê chuẩn.
Ông Putin cũng khẳng định, tất cả những thay đổi được ông đề xuất không ảnh hưởng tới nền tảng cơ bản của Hiến pháp nước Nga. Đồng thời, cần phải đưa ra trưng cầu dân ý đối với những thay đổi Hiến pháp nếu có. Và kết quả cuộc trưng cầu dân ý này sẽ là kết quả cuối cùng.
Thanh Bình (lược dịch)
Theo infonet.vietnamnet.vn
Tổng thống Nga Putin nói về khả năng cầm quyền trọn đời Tổng thống Vladimir Putin ngày 18/1 bác bỏ ý tưởng các tổng thống Nga sẽ nắm quyền trọn đời. Tổng thống Vladimir Putin. Theo Reuters, tuyên bố trên được ông Putin đưa ra ít ngày sau khi ông công bố cuộc cải tổ hệ thống chính trị quy mô lớn, dẫn tới việc Thủ tướng khi đó là ông Dmitry Medvedev và Chính...