Tổng thống Venezuela thăm chính thức Nga, đại diện phe đối lập đi Mỹ
Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro sẽ rời Venezuela vào ngày 23/9 (theo giờ địa phương) tới thăm chính thức Nga với mục đích tăng cường quan hệ giữa hai nước.
Tổng thống Venezuela thông báo sẽ có cuộc hội đàm với người đồng cấp Nga Vladimir Putin nhằm rà soát lại mối quan hệ song phương và hợp tác giữa hai nước. (Nguồn: Reuters)
Phát biểu tại Cung Miraflores trước khi rời Caracas, người đứng đầu Chính phủ Venezuela thông báo, ông sẽ có cuộc hội đàm với người đồng cấp Nga Vladimir Putin nhằm rà soát lại mối quan hệ song phương và hợp tác giữa hai nước. Ngoài ra, Tổng thống Maduro cũng sẽ gặp gỡ các doanh nghiệp Nga để tìm kiếm “những con đường mới” thúc đẩy hợp tác song phương trên tất cả các lĩnh vực như kinh tế, xã hội và văn hóa.
Quan hệ Venezuela – Nga đã được nâng lên tầm đồng minh chiến lược trong thời gian qua. Chuyến thăm Nga gần đây nhất của Tổng thống Maduro là vào tháng 12 năm ngoái.
Trong khi đó, cùng ngày, đại diện ngoại giao của phe đối lập ở Venezuela, ông Julio Borges tuyên bố việc Tổng thống Mỹ Donald Trump tham dự phiên họp về Venezuela trong khuôn khổ kỳ họp lần thứ 74 của Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ) là một “dấu hiệu rõ ràng” về sự gia tăng sức ép đối với chính quyền của Tổng thống Nicolas Maduro.
Phái đoàn của phe đối lập Venezuela do ông Borges dẫn đầu sẽ tận dụng các cuộc họp của LHQ để đề nghị các nước ở Mỹ Latin và châu Âu đưa ra các biện pháp trừng phạt mới đối với chính quyền Maduro, mà họ cho là đang “tiếm quyền” tại quốc gia Nam Mỹ này.
Theo TG&VN
Sau cuộc đảo chính bất thành, điều gì tiếp theo sẽ xảy ra với Venezuela?
Tổng thống Venezuela Nicolás Maduro vẫn giữ được quyền lực và sự hỗ trợ hàng đầu của quân đội, nhưng thách thức từ nhóm đối lập chưa chấm dứt hoàn toàn.
Video đang HOT
Sau đảo chính thất bại, Venezuela còn lại gì?
Khi lãnh đạo đối lập Venezuela, Juan Guaidó xuất hiện bên ngoài một trong những cơ sở quân sự quan trọng nhất ở thủ đô Caracas ngày 30/4, cùng với một số binh sĩ vũ trang hạng nặng và nhà hoạt động López, nhiều người ủng hộ ông ta đã nghĩ tới dấu chấm hết cho chính quyền của Tổng thống Nicolás Maduro.
Tuy nhiên, sau một ngày đầy biến động với các cuộc đụng độ, có tiếng bom nổ, đạn rơi và hàng chục người bị thương, Tổng thống Maduro vẫn nắm giữ quyền và có được sự hậu thuẫn của hầu hết các quan chức hàng đầu quân đội.
Đụng độ xảy ra sau lời kêu gọi nổi dậy của lãnh đạo đối lập. (Ảnh: AP)
"Rõ ràng đây là một thất bại bởi nó cho thấy phe đối lập đã yếu hơn so với trước đây", David Smilde, chuyên gia Venezuela từ Văn phòng Washington về nhóm vận động Mỹ Latinh nói.
Ông Benjamin Gedan, cố vấn Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ về Venezuela trong chính quyền cựu Tổng thống Obama, cho rằng ông Guaidó đã mong muốn những vụ đào tẩu hàng loạt từ các cơ quan tình báo và quân đội Venezuela. Nhưng "không có gì xảy ra", Gedan nói. Song khuyến cáo rằng vẫn chưa thể loại bỏ phong trào của lãnh đạo đối lập ra khỏi phép tính quyền lực ở Venezuela.
Các cuộc biểu tình chống Tổng thống Maduro sau khi ông tuyên bố đã đánh bại nỗ lực đảo chính ngày 30/4 vẫn tiếp tục, với hàng nghìn người xuống đường một lần nữa vào ngày 1/5. Ông Maduro đã không cố gắng để "diệt tận gốc" phe đối lập bằng sự đàn áp. Các cuộc biểu tình vẫn trong tình trạng kiểm soát được nhưng phe đối lập vẫn duy trì được sự hỗ trợ từ các lực lượng quốc tế.
"Tôi không nghĩ ngày mai chế độ sẽ sụp đổ. Nhưng tôi không nhìn thấy tín hiệu nào chứng ông Maduro đặc biệt tin tưởng vào quyền lực của mình", ông Gedan bình luận.
Ông Vanessa Neumann, đặc phái viên của nhà lãnh đạo đối lập Guaidó tại Anh, phủ nhận việc phe đối lập đã dự đoán sự sụp đổ của ông Maduro diễn ra ngay lập tức. "Đây là một hành động siết chặt từ từ. Chúng tôi không nghĩ rằng nó sẽ được thực hiện và kết thúc nhanh gọn chỉ trong vài giờ."
Nhưng nhiều nhà quan sát tin rằng đó chính xác là những gì ông Guaidó kỳ vọng - và đã không đạt được - khi ông xuống đường lúc 4 giờ sáng ngày 30/4 (giờ địa phương) cùng cố vấn chính trị Leopoldo López, người đã trốn thoát khỏi quản thúc tại gia.
Tương lai nào cho Venezuela?
Nỗ lực "đao chinh" bât thanh, lãnh đạo đối lập kêu gọi một cuôc tuân hanh "lơn nhât lich sư" nhưng cũng dần tàn lụi. Cơ quan tư pháp Venezuela dự kiến điều tra những người có liên quan đến sự việc, cáo buộc tội phản quốc, chống lại hiến pháp, luật pháp và hòa bình.
Tông thông Nicolas Maduro cho biêt, ông se thực hiện một cuôc "đôi thoai sửa đổi" đê lăng nghe y kiên ngươi dân, săn sang đưa ra cac biên phap thay đổi tình hình đất nước và sửa chữa những sai lầm.
Tai Cuba và My, nhiêu ngươi dân xuông đương trong ngay Quôc tê Lao đông (1/5), kêu goi My đưng bên ngoai cuôc khung hoang tai Venezuela. Ngươi dân Cuba lên an cac biên phap trưng phat cua My nhăm vao nươc nay, bac bo cac cao buôc cua Tông thông Mỹ Donald Trump răng Cuba đang triên khai quân đôi tai Venezuela đê ung hô chinh quyên cua ông Maduro.
Hiện tại, Guaidó đối mặt với khả năng bị bắt giữ, trong khi López đã đến đại sứ quán Tây Ban Nha. Đó có lẽ là cú đánh lớn nhất vào phong trào vì López là một trong những nhân vật chủ chốt và bây giờ có vẻ như ông đã từ bỏ cuộc chiến từ bên trong Venezuela, chuyên gia Smilde nhận định.
Tuy nhiên, ông Eric Farnsworth, cựu nhân viên ngoại giao Mỹ và là Phó Chủ tịch Hội đồng châu Mỹ, cho biết ông tin rằng các cuộc thảo luận giận dữ đang được thực hiện với các nhà lãnh đạo quân sự cấp cao trong nỗ lực thuyết phục họ "đổi phe". Đây là một nguy cơ với chính phủ hiện tại.
Theo LA Times, vẫn có dấu hiệu cho thấy ông Maduro có sự ủng hộ đáng kể, đặc biệt là từ những người nghèo và tầng lớp lao động được hưởng lợi từ đầu tư công vào giáo dục, y tế và nhà ở.
Phát biểu trước đám đông người ủng hộ tham gia cuộc tuần hành nhân ngày Quốc tế Lao động (1/5) ở Thủ đô Caracas, Tổng thống Venezuela Maduro nhấn mạnh: "Nếu một ngày nào đó, chúng ta thức dậy và nghe thấy tin tức một nhóm nhỏ muốn sử dụng vũ khí, thì mọi người cần xuống đường và bảo vệ nền dân chủ tự do. Không được ngần ngại dù chỉ một giây".
Dấu hỏi về vai trò của Nga, Mỹ
Ông Maduro bac bo thông tin của Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo vê viêc đinh rơi khoi Venezuela trốn tới Cuba nhưng được Nga thuyết phục ở lại, cao buôc My đưng đăng sau âm mưu nổi dậy với sự chỉ đạo của Cố vấn an ninh quốc gia John Bolton. Ông cũng chỉ trích một số lãnh đạo đối lập âm mưu đảo chính.
Nga cũng lên tiếng nói thông tin của Mỹ là "tin giả" sử dụng trong cuộc chiến truyền thông nhằm làm suy yếu Venezuela. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova nói với các phóng viên vào hôm thứ Ba rằng việc Washington can thiệp vào vấn đề Venezuela có thể làm phức tạp tình hình.
Nga, Mỹ cáo buộc lẫn nhau can thiệp vào khủng hoảng Venezuela, trong khi quốc tế có những phản ứng trái chiều.
Khi các sự kiện diễn ra, một số chính phủ bày tỏ sự ủng hộ đối với ông Guaidó, trong đó có hầu hết các thành viên Liên minh châu Âu. Nhưng chính phủ các nước cũng không quên nhắc lại các lời kêu gọi tránh đối đầu bạo lực. Cố vấn an ninh Mỹ Bolton từ chối thảo luận về các hành động có thể xảy ra, như lựa chọn quân sự, nhưng nhắc lại rằng tất cả các lựa chọn đều được cân nhắc khi Tổng thống Trump theo dõi diễn tiến tình hình.
Ở những nơi khác, chính phủ Tây Ban Nha kêu gọi kiềm chế, trong khi chính phủ Cuba và Bolivia nhắc lại sự ủng hộ của họ đối với ông Maduro. Nga, Belarus, Bolivia, Iran, Trung Quốc, Cuba, Nicaragua, El Salvador, Syria và Thổ Nhĩ Kỳ lên tiếng ủng hộ Tổng thống Maduro.
(Tổng hợp)
PHƯƠNG ANH
Theo VTC
TT Maduro tuyên bố Venezuela đã thoát khỏi "liên minh thuộc địa Mỹ" Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro mới đây đã nói rằng quyết định rút khỏi Tổ chức Các quốc gia Châu Mỹ (OAS) của Venezuela là sự giải phóng bản thân khỏi "liên minh thuộc địa của Mỹ". Trên trang Twitter cá nhân của mình, ông Maduro viết: "Chúng ta đã không còn là một phần của liên minh thuộc địa của Mỹ, một...