Tổng thống Venezuela khẳng định chính phủ ủng hộ đàm phán hòa bình với phe đối lập
Theo phóng viên TTXVN tại Nam Mỹ, Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro ngày 25/4 cho biết chính phủ của ông ủng hộ tiến trình hòa đàm với phe đối lập.
Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro. Ảnh: AFP/TTXVN
Đăng tải trên tài khoản Twitter, Tổng thống Maduro khẳng định chính phủ duy trì “xu hướng đối thoại” và “luôn tìm kiếm” một thỏa thuận hướng tới mục tiêu phục hồi và thịnh vượng cho người dân.
Tuy nhiên, Tổng thống Maduro cũng nhấn mạnh để đạt được tiến bộ hướng tới đối thoại với phe đối lập, cần phải “dỡ bỏ mọi biện pháp trừng phạt của Mỹ” áp đặt với Venezuela.
Phát biểu trên được đưa ra trong bối cảnh đại diện của 19 quốc gia cùng với Liên minh châu Âu (EU) nhóm họp tại thủ đô Bogota của Colombia nhằm tìm cách thúc đẩy đối thoại giữa chính phủ của Tổng thống Maduro và các nhóm đối lập ở Venezuela. Hội nghị do Tổng thống Colombia Gustavo Petro chủ trì. Trong số các nước tham gia diễn đàn này có Mỹ, Tây Ban Nha, Anh, Argentina và Brazil, tuy nhiên không có sự tham gia của các bên ở Venezuela. Ông Petro cho biết các bên liên quan sẽ được thông báo về kết quả hội nghị.
Trước đây, chính phủ Venezuela và phe đối lập đã tiến hành đàm phán trong thời gian ngắn vào năm 2021 và 2022. Các cuộc đàm phán này được kỳ vọng sẽ cung cấp một lộ trình chấm dứt khủng hoảng tại Venezuela.
Phái đoàn cấp cao Mỹ tới Venezuela
Ngày 27/6, Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro cho biết Chủ tịch Quốc hội nước này đã gặp phái đoàn Mỹ để tiếp tục các cuộc đàm phán bắt đầu từ hồi tháng 3.
Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro. Ảnh: Reuters
Theo hãng tin Reuters (Anh), Tổng thống Venezuela không tiết lộ bất kỳ chi tiết nào về việc giới chức Mỹ đến Caracas, cũng như các vấn đề mà họ đã thảo luận với Chủ tịch Quốc hội Jorge Rodriguez. Song theo tờ Washington Post, cuộc gặp này là nỗ lực mới nhất để Washington đưa những người Mỹ bị bắt giam tại Venezuela về nước và xây dựng lại quan hệ với gã khổng lồ dầu mỏ Nam Mỹ, trong bối cảnh cuộc chiến ở Ukraine ngày càng leo thang, buộc Mỹ phải điều chỉnh lại các mục tiêu chính sách đối ngoại khác.
Hồi tháng 3, phái đoàn cấp cao Mỹ cũng đã tới Venezuela để gặp Tổng thống Maduro để thảo luận về vấn đề nới lỏng các biện pháp trừng phạt, song hai bên vẫn không đạt được thỏa thuận nào sau đó. Đây là cuộc gặp cấp cao đầu tiên giữa Mỹ và Venezuela sau nhiều năm quan hệ song phương rơi vào khủng hoảng.
Theo một nguồn thạo tin, phái đoàn cấp cao của Chính phủ Mỹ do ông Juan Gonzalez - Giám đốc Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ ở Tây Bán cầu và Đại sứ Mỹ tại Venezuela James Story dẫn đầu. Theo đánh giá của nhà lãnh đạo Venezuela, cuộc gặp diễn ra trong bầu không khí thân thiện, tôn trọng lẫn nhau và hết sức ngoại giao.
Sau chuyến thăm này, 2 công dân Mỹ bị bắt giam ở Venezuela đã được trả tự do. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người khác vẫn bị giam giữ tại đây.
Hội đồng An ninh Quốc gia và Bộ Ngoại giao Mỹ chưa trả lời các yêu cầu bình luận về nội dung cuộc gặp mới nhất.
Khả năng Venezuela giúp phương Tây giảm phụ thuộc vào dầu thô Nga Không dễ để phương Tây trông cậy vào sự trợ giúp của Venezuela nhằm giảm phụ thuộc vào nguồn cung năng lượng từ Nga. Tổng thống Nga Vladimir Putin (phải) tiếp Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro tại Moskva năm 2018. Ảnh: Reuters Lệnh cấm nhập khẩu dầu thô từ Nga sẽ chính thức có hiệu lực tại Mỹ từ ngày 22/4. Một nước...