Tổng thống Ukraine: Sức mạnh phải song hành với ngoại giao mới chấm dứt xung đột
Theo Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, giải pháp sức mạnh và ngoại giao phải được thực hiện song song thì cuộc xung đột giữa Ukraine và Nga mới chấm dứt và đảm bảo chuyện đó sẽ không xảy ra một lần nữa trong tương lai.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky phát biểu tại Kiev ngày 22/1/2024. Ảnh: AFP/TTXVN
“Chúng tôi hiểu rất rõ rằng giải pháp ngoại giao không có triển vọng nếu như không có sức mạnh. Nhưng nếu không hiểu rõ các mục tiêu ngoại giao, thì vũ khí đơn thuần sẽ không thể hoàn thành nhiệm vụ. Đó là lý do tại sao sức mạnh và ngoại giao phải song hành cùng nhau”, Tổng thống Zelensky tuyên bố qua đoạn video phát vào tối 10/11.
Nhà lãnh đạo Ukraine nhấn mạnh đây là cách duy nhất để đảm bảo hòa bình lâu dài và ngăn chặn các cuộc chiến tranh như xung đột Nga-Ukraine tái diễn.
Trong suốt thời gian xảy ra xung đột, Tổng thống Zelensky luôn vận động Mỹ và các đồng minh NATO của mình cung cấp vũ khí cho Kiev nhằm buộc Tổng thống Nga Vladimir Putin tiến tới hòa bình. Ông Zelensky nói rằng Ukraine chỉ sẵn sàng cho một giải pháp ngoại giao “trung thực”.
Ukraine cũng đã yêu cầu các đồng minh cho phép Kiev sử dụng vũ khí tầm xa của phương Tây để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga và phá hoại cơ sở hạ tầng chiến tranh của Moskva. Tuy nhiên, cho tới nay, yêu cầu đó vấp phải nhiều ý kiến trái chiều từ phía các đồng mình và chưa đi tới một quyết định thống nhất cuối cùng.
Video đang HOT
Lời kêu gọi của Tổng thống Zelensky về việc tăng cường các nỗ lực ngoại giao vào tối 10/11 được đưa ra sau khi cựu Tổng thống Donald Trump.- ứng viên tranh cử đảng Cộng hòa đánh bại ứng cử viên Dân chủ Phó Tổng thống Kamala Harris trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ.
Chiến thắng của ông Trump trước Phó Tổng thống Kamala Harris đã đặt ra những câu hỏi về tương lai của sự hỗ trợ từ Mỹ, vốn đã đóng vai trò quan trọng đối với sự tồn tại của Ukraine trong cuộc đối đầu với một đối thủ lớn hơn và được trang bị tốt hơn nhiều.
Trong chiến dịch tranh cử của mình, ông Trump đã nhiều lần nói rằng ông có thể chấm dứt chiến tranh ở Ukraine “trong 24 giờ đồng hồ”. Tuy nhiên, cho tới nay, chi tiết về kế hoạch của ông Trump vẫn chưa được công bố.
Ngay sau khi nghe tin ông Trump tái đắc cử, Tổng thống Zelensky đã gọi ông Trump là một nhà lãnh đạo mạnh mẽ với hy vọng thuyết phục vị tổng thống Mỹ vừa tái đắc cử không từ bỏ sự ủng hộ dành cho Kiev trong nỗ lực tìm kiếm hòa bình với Liên bang Nga.
Tổng thống Ukraine cho biết ông đã nói chuyện với ông Trump trong năm nay, cả qua điện thoại vào tháng 7 lẫn gặp mặt trực tiếp trong cuộc họp vào tháng 9 và đó đều là những cuộc đối thoại tốt đẹp.
Ông Zelensky nhấn mạnh: “Như mọi khi, chúng tôi chắc chắn coi trọng sự ủng hộ lưỡng đảng của Mỹ. Chúng tôi đã thảo luận về tất cả các điểm của Kế hoạch Chiến thắng… Cả về mặt quốc phòng, kinh tế, và tương lai sau chiến tranh, chúng tôi có tiềm năng để hợp tác mạnh mẽ hơn”.
Trong một diễn biến liên quan, theo tờ Washington Post, ngay sau khi giành chiến thắng trong cuộc đua vào Nhà Trắng, ông Trump đã điện đàm với Tổng thống Nga Putin. Ông Trump khuyên nhà lãnh đạo Nga không nên leo thang chiến tranh.
Một số nguồn tin khác cho biết ông Trump và ông Putin đã thảo luận về nhu cầu hòa bình trên lục địa châu Âu, trong đó tổng thống đắc cử Mỹ bày tỏ mong muốn tổ chức thêm các cuộc đàm phán để thảo luận về một “giải pháp nhanh chóng cho cuộc chiến ở Ukraine”.
Ông Austin giải thích lý do Mỹ không 'gật' cho Ukraine bắn tên lửa tầm xa qua Nga
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin nói Mỹ tin rằng Ukraine có năng lực tấn công các lực lượng Nga bằng UAV mà chưa cần tới các tên lửa tầm xa của phương Tây.
Ngày 22-10, đài Fox News phát sóng nội dung phỏng vấn Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin liên quan việc Mỹ không "bật đèn xanh" cho Ukraine bắn tên lửa tầm xa mà Mỹ cung cấp sang Nga. Phía Ukraine liên tục kêu gọi Mỹ và các nước phương Tây cho phép Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa mà phương Tây cung cấp để tấn công sang lãnh thổ Nga.
Trao đổi với Fox News, ông Austin cho rằng "ngay lúc này" không cần phải dỡ bỏ các hạn chế đối với Hệ thống Tên lửa Chiến thuật Lục quân Mỹ (ATACMS) và các tên lửa tầm xa khác mà Mỹ cung cấp cho Ukraine. Ông Austin giải thích rằng Mỹ đánh giá Ukraine có năng lực thực hiện các đòn tấn công bằng máy bay không người lái (UAV) nên không cần đến các hệ thống tên lửa tầm xa.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin (phải) và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky (trái) trong cuộc gặp tại Kiev hôm 21-10. Ảnh: REUTERS
Theo ông Austin, Ukraine "có khả năng tiếp tục thực hiện các cuộc tấn công tầm xa" vì Kiev có năng lực "rất lớn" liên quan tới UAV.
"Họ [tức Ukraine] có khả năng sản xuất UAV của riêng mình. Chúng rất hiệu quả. Trên thực tế, chúng ta đã thấy họ tiến hành các cuộc tấn công hoặc hoạt động cách xa khoảng 400 km so với biên giới [Ukraine-Nga] và thậm chí xa hơn nữa" - ông Austin nói.
Một trong những yêu cầu của ông Zelensky là dỡ bỏ các hạn chế liên quan tới ATACMS và các tên lửa tầm xa khác. Tuy nhiên, ông Austin lưu ý rằng Nga đã điều chuyển các máy bay được sử dụng trong chiến sự ở Ukraine tới các vị trí vượt ngoài tầm bắn của ATACMS nếu các tên lửa này được bố trí trên lãnh thổ Ukraine.
Phần minh, Moscow đã nhiều lần cảnh báo các nước phương Tây không nên cho phép Ukraine sử dụng vũ khí tầm xa để tấn công Nga, lưu ý rằng điều này có thể dẫn đến một cuộc đối đầu trực tiếp và thậm chí là chiến tranh hạt nhân.
Triển vọng mờ nhạt của 'kế hoạch chiến thắng' do Tổng thống Ukraine đề xuất Vào tuần trước, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã lần đầu công bố "kế hoạch chiến thắng" trước công chúng trong bài phát biểu trước Quốc hội. Tổng thống Ukraine Zelensky phát biểu trong cuộc họp báo ở Kiev. Ảnh: Kyodo/TTXVN Năm đề xuất trong kế hoạch là: lời mời Ukraine gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) ngay...