Tổng thống Ukraine sẵn sàng đàm phán với Nga về Crimea và Donbass
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết, ông sẵn sàng đàm phán với Nga về các vấn đề liên quan đến tình trạng của Crimea và vùng ly khai Donbass, nhưng không chấp nhận tối hậu thư.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky (Ảnh: EPA).
Theo hãng tin RT của Nga, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky hôm nay 8/3 tuyên bố, ông sẵn sàng đàm phán để tìm kiếm giải pháp có thể chấp nhận được liên quan đến hai vùng ly khai Donetsk, Lugansk (hay vùng Donbass) và bán đảo Crimea.
Trả lời câu hỏi của phóng viên về việc liệu ông có sẵn sàng chấp thuận các đề nghị của Nga về việc công nhận Crimea là một phần lãnh thổ của Nga và công nhận độc lập cho Donbass hay không, Tổng thống Zelensky nói: “Tôi sẵn sàng đàm phán. Nhưng chúng tôi sẽ không đầu hàng”.
“Chúng tôi có thể thảo luận điều đó và tìm ra một giải pháp thỏa đáng về cách người dân ở đó tiếp tục sinh sống. Với tôi, điều quan trọng là người dân ở các vùng lãnh thổ đó sẽ sinh sống như thế nào. Câu hỏi này còn khó hơn chỉ đơn giản công nhận nền độc lập của họ”, ông Zelensky nói.
Liên quan vấn đề gia nhập NATO, Tổng thống Zelensky cho biết: “Bây giờ, tôi không còn hào hứng với điều này sau khi nhận thấy NATO chưa sẵn sàng kết nạp Ukraine. Liên minh này lo sợ những điều mâu thuẫn, lo sợ đối đầu với Nga”.
Video đang HOT
Trước đó, ông David Arakhamia, một thành viên trong phái đoàn đàm phán của Ukraine với Nga, cho biết Ukraine để ngỏ phương án đàm phán với Nga về “các mô hình phi NATO” cho tương lai của nước này. “Chúng tôi sẵn sàng bàn bạc về các mô hình phi NATO. Ví dụ, sẽ có thể có sự đảm bảo trực tiếp của các quốc gia khác nhau như Mỹ, Trung Quốc, Anh, có thể là Đức và Pháp.
“Chúng tôi sẵn sàng thảo luận những điều như vậy trong một khuôn khổ rộng hơn, không chỉ trong các cuộc thảo luận song phương với Nga mà còn với các đối tác khác”, ông Arakhamia nói.
Ukraine từ lâu có mong muốn trở thành thành viên của Liên minh châu Âu và liên minh quân sự NATO, song nỗ lực này vấp phải sự phản đối gay gắt của Nga.
Những bình luận trên của Tổng thống Zelensky đưa ra không lâu sau khi Nga lần đầu tiên đưa ra những điều kiện rõ ràng để Moscow ngừng chiến dịch quân sự ở Ukraine hiện nay.
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov hôm 7/3 cho biết, Nga sẽ ngừng chiến dịch quân sự ở Ukraine “ngay lập tức” nếu Kiev đáp ứng các điều kiện mà Moscow đưa ra. “Họ (Ukraine) cần phải sửa đổi hiến pháp theo đó Ukraine sẽ từ bỏ mọi ý định gia nhập bất cứ liên minh nào. Chúng tôi cũng đã nói với họ về việc họ nên công nhận bán đảo Crimea là một phần lãnh thổ của Nga và họ cũng cần công nhận Donetsk và Lugansk là các nhà nước độc lập. Chỉ vậy thôi. Chúng tôi sẽ ngừng chiến dịch quân sự ngay lập tức”, ông Peskov nói.
Tổng thống Zelensky tuyên bố, ông sẵn sàng đàm phán trực tiếp với người đồng cấp Nga Vladimir Putin. “Chúng tôi không chấp nhận tối hậu thư, nhưng chúng tôi có giải pháp tiềm tàng, giải pháp cho 3 vấn đề mấu chốt này. Điều cần làm là ông Putin phải bắt đầu đàm phán, bắt đầu đối thoại”, ông Zelensky nói.
Ba Lan cảnh báo Nga mở rộng chiến dịch quân sự sang các nước sau Ukraine
Thủ tướng Ba Lan lo ngại Nga có thể mở chiến dịch quân sự tại nước này, Phần Lan hoặc các quốc gia Baltic sau Ukraine.
Xe tăng Nga ở bắc Crimea (Ảnh: Tass).
"Tổng thống Vladimir Putin muốn phát triển chính sách cứng rắn của mình, chiến dịch quân sự của ông ấy. Ông ấy đã bắt đầu ở Gruzia, bây giờ là Ukraine. Mục tiêu tiếp theo có thể là các nước Baltic, Ba Lan, Phần Lan hoặc các nước khác ở sườn phía đông", Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki nói với nhật báo Pháp Ouest-France hôm 26/2.
Ba Lan, quốc gia nằm trong "vệ tinh" của Liên Xô trước đây và hiện là thành viên của liên minh NATO, có đường biên giới dài với Ukraine.
Trước khi Tổng thống Nga Vladimir Putin tập trung lực lượng ở biên giới Ukraine và mở chiến dịch quân sự tại nước láng giềng hôm 24/2, Ba Lan đã tiếp nhận thêm quân từ NATO - liên minh quân sự do Mỹ dẫn đầu đến nước này đồn trú.
Tuy nhiên, Thủ tướng Ba Lan cho rằng như vậy là chưa đủ. "Chúng ta cần một quân đội châu Âu mạnh", ông Morawiecki nói, đồng thời cho rằng châu Âu cần phải tăng chi tiêu quốc phòng.
"Việc tăng ngân sách quốc phòng không phải là không thực hiện được, điều đó sẽ cho phép châu Âu đóng một vai trò quan trọng. Kỷ nguyên hòa bình và trật tự quốc tế sắp kết thúc", ông Morawiecki cho biết.
"Đó là một phép thử đối với phương Tây và cách chúng ta phản ứng với phép thử này sẽ quyết định tương lai của chúng ta, không phải trong nhiều năm mà là nhiều thập niên", Thủ tướng Ba Lan nhấn mạnh.
Người đứng đầu chính phủ Ba Lan đề xuất bỏ ngân sách quốc phòng khỏi quy định tài chính công của Liên minh châu Âu (EU). Đề xuất này cho phép Ba Lan chi từ 3-4% GDP hàng năm cho ngân sách quốc phòng trước chính sách cứng rắn của Nga.
Ông cũng kêu gọi áp đặt gói trừng phạt "chưa từng có và nghiêm khắc" đối với Moscow, đồng thời thảo luận các biện pháp để châu Âu "độc lập" về năng lượng với Nga.
"Bằng cách mua dầu và khí đốt của Nga, chúng ta đang tài trợ cho chính sách của họ", Thủ tướng Morawiecki tuyên bố.
Sau khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt ở Đông Ukraine theo lệnh của Tổng thống Putin, tại nhiều nơi ở Ukraine, người dân đã đổ xô đi rút tiền, xuống ga tàu điện ngầm trú ẩn hoặc nhanh chóng di tản sang Ba Lan. Mỹ cũng di tản các nhân viên ngoại giao tới Ba Lan vì lo ngại nguy cơ xung đột leo thang.
Mỹ và các nước châu Âu đã áp đặt hàng loạt biện pháp trừng phạt đối với Nga nhằm gây sức ép với Moscow trong chiến dịch quân sự ở Ukraine. Phương Tây cũng cấp tập viện trợ cho Ukraine để đối phó với các cuộc tiến công của Nga.
Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan Mariusz Blaszczak ngày 25/2 cho biết một đoàn xe vận chuyển đạn dược đã tới Ukraine. Đây là chuyến hàng viện trợ quân sự công khai đầu tiên cho Ukraine kể từ khi Nga bắt đầu chiến dịch quân sự tại đây.
"Một đoàn xe chở đạn dược chúng tôi tài trợ cho Ukraine đã đến nước láng giềng của chúng tôi. Chúng tôi đứng về phía người Ukraine và thể hiện tinh thần đoàn kết chống lại chiến dịch quân sự của Nga", Bộ trưởng Ba Lan viết trên Twitter.
Nga nêu điều kiện ngừng chiến dịch quân sự ở Ukraine "ngay lập tức" Nga sẽ ngừng chiến dịch quân sự tại Ukraine ngay lập tức nếu Kiev đáp ứng một số điều kiện, trong đó có ngừng các hành động quân sự, thay đổi hiến pháp, công nhận Crimea thuộc Nga. Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov (Ảnh: TASS). Reuters dẫn lời người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov hôm nay 7/3 cho biết, Nga...