Tổng thống Ukraine ra ‘tối hậu thư’ để tham dự hội nghị thượng đỉnh NATO
Các nước thành viên NATO hiện đang bị chia rẽ về tốc độ gia nhập liên minh của Ukraine và một số nước phương Tây cảnh giác với bất kỳ động thái nào có thể khiến NATO “tiến gần hơn đến xung đột trực tiếp với Nga”.
Nhưng sự vắng mặt của ông Zelensky sẽ làm lu mờ bất kỳ thể hiện nào về sự thống nhất của phương Tây tại hội nghị thượng đỉnh NATO sắp tới.
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg (trái) và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky trong một cuộc họp tại Kiev ngày 20/4/2023. Ảnh: AFP
Hãng tin Reuters ngày 30/6, dẫn lời Phó Chánh văn phòng Tổng thống Ukraine, Ihor Zhovkva cho biết Tổng thống nước này Volodymyr Zelensky sẽ không đến dự hội nghị thượng đỉnh NATO vào tháng 7 tới nếu các nhà lãnh đạo của liên minh quân sự trên không thể hiện “can đảm” mời Kiev bắt đầu quá trình gia nhập NATO.
Cụ thể, ông Zhovkva nói với Reuters rằng Kiev muốn Hội nghị Thượng đỉnh NATO diễn ra vào ngày 11-12/7 tại Vilnius sẽ đưa ra phản hồi đối với đơn xin gia nhập NATO mà Ukraine đã đệ trình vào ngày 30/9 năm ngoái.
“Đơn đăng ký (gia nhập NATO của Ukraine) hiện đã có trên bàn của các nhà lãnh đạo NATO. Hội nghị thượng đỉnh Vilnius sẽ là một khởi đầu rất tốt để phản hồi đơn đăng ký này. Với sự phản hồi, chúng tôi muốn nói đến lời mời trở thành thành viên, đây mới chỉ là giai đoạn đầu tiên”, ông Zhovkva nêu rõ.
Các nước thành viên NATO hiện đang bị chia rẽ về tốc độ gia nhập liên minh của Ukraine và một số nước phương Tây cảnh giác với bất kỳ động thái nào có thể khiến NATO “tiến gần hơn đến chiến tranh trực tiếp với Nga”.
Trong một cuộc phỏng vấn tại Văn phòng tổng thống Ukraine, trợ lý trên của Tổng thống Zelensky cho biết Kiev nhận ra rằng họ không thể gia nhập khối 31 thành viên trong khi đang có xung đột với Nga. “Những gì chúng tôi đang yêu cầu là bắt đầu thủ tục”, ông Zhovkva nhấn mạnh.
Video đang HOT
Ukraine đã tăng cường vận động hành lang cho một bước đột phá về vấn đề này, đồng thời cho rằng cuộc chiến với Nga chứng tỏ Kiev xứng đáng được NATO kết nạp và cũng cho thấy Ukraine đã là “một phần quan trọng của an ninh xuyên Đại Tây Dương”.
Do đó, một trong những tình tiết phụ trong thời gian diễn ra hội nghị thượng đỉnh NATO sắp tới là liệu Tổng thống Zelensky có tham dự hay không.
Nhà lãnh đạo Ukraine đã nói rằng ông thấy “chẳng thấy ích lợi gì” khi tham dự hội nghị nếu Kiev không nhận được “tín hiệu” tại cuộc họp. Phó Chánh văn phòng Tổng thống Ukraine cũng cho biết trong tuần này rằng ông Zelensky sẽ quyết định vào đêm trước khi diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh về việc có tham dự hay không.
“Nếu không có kết quả tại Hội nghị Thượng đỉnh ở Vilnius, Tổng thống Zelensky không có lý do và thời gian để đi. Ông ấy sẽ không đến dự nếu các nhà lãnh đạo NATO có xu hướng hoặc sẽ tỏ ra thiếu can đảm, trong khi Ukraine với tất cả lòng can đảm, ý chí và sức mạnh cũng như tinh thần cao độ đang chiến đấu với các lực lượng Nga”, ông Zhovkva nói.
Ông Zhovkva cũng phàn nàn khi so sánh về các trường hợp của Phần Lan và Thụy Điển đã đăng ký làm thành viên NATO vào năm ngoái. Phần Lan hiện đã trở thành thành viên NATO. Ông nói: “Khi Phần Lan và Thụy Điển nộp đơn xin trở thành thành viên vào năm ngoái, ngay lập tức vào tháng 6/2022, các đồng minh đã trả lời đơn, mời họ trở thành thành viên của NATO”.
Theo Reuters, sự vắng mặt của ông Zelensky sẽ làm lu mờ bất kỳ thể hiện nào về sự thống nhất của phương Tây tại hội nghị thượng đỉnh NATO. Phương Tây đã đổ một lượng lớn viện trợ quân sự và tài chính để giúp Ukraine trong cuộc xung đột với Nga kể từ tháng 2/2022.
Ngược lại, việc không xuất hiện tại hội nghị cũng sẽ tước đi cơ hội gặp mặt quý giá của các quan chức Ukraine với các nhà lãnh đạo của những nước ủng hộ mạnh mẽ nhất cho Kiev.
Cùng ngày, hãng thông tấn Nga RIA Novosti đưa tin, người phát ngôn của Tổng thống Nga, Dmitry Peskov nói rằng Điện Kremlin đã biết đề nghị của ông Zelensky về việc Ukraine gia nhập NATO, cũng như các phản ứng khác nhau về đề nghị này. Theo ông Peskov, Moskva đang theo dõi chặt chẽ tình hình và lưu ý định hướng gia nhập NATO của Kiev đã trở thành một trong những lý do khiến Nga tiến hành “ chiến dịch quân sự đặc biệt” ở Ukraine.
Đức cam kết đảm bảo an ninh cho Ukraine, nhưng dập tắt hy vọng sớm gia nhập NATO
Thủ tướng Đức Olaf Scholz ngày 22/6 đã cam kết đảm bảo an ninh lâu dài cho Ukraine nhưng đã dập tắt hy vọng của Kiev về việc nhanh chóng trở thành thành viên NATO.
Các đồng minh phương Tây tranh luận căng thẳng về hình thức "bảo đảm an ninh" cho Ukraine. Ảnh: EPA
"Mục tiêu của chúng tôi là hỗ trợ quân sự bền vững cho Kiev, bao gồm cả vũ khí hiện đại của phương Tây và tăng cường khả năng phục hồi kinh tế của Ukraine", ông Scholz nói với các nghị sĩ Đức trong một bài phát biểu trước quốc hội.
Ông Scholz cũng cho biết Berlin và các đối tác trong G7 và EU đang nỗ lực đảm bảo an ninh lâu dài cho Kiev, đồng thời thừa nhận rằng các cuộc đàm phán về vấn đề này đang diễn ra.
"Nhưng khi nghĩ đến việc Ukraine gia nhập NATO, chúng ta phải có một cái nhìn tỉnh táo về tình hình hiện tại", Thủ tướng Scholz nói.
Ông Scholz đề nghị tập trung vào ưu tiên hàng đầu cho hội nghị thượng đỉnh NATO, cụ thể là tăng cường sức mạnh chiến đấu của Ukraine, đồng thời nhắc lại lập trường của Đức là phản đối bất kỳ sự hậu thuẫn cụ thể nào nhằm đưa Kiev chính thức gia nhập NATO.
Các thành viên NATO đã đồng ý trong tuyên bố Bucharest năm 2008 rằng một ngày nào đó Ukraine sẽ gia nhập liên minh này. Nhưng Ukraine, nước đã chính thức nộp đơn vào mùa Thu năm ngoái, hy vọng về một cam kết mới và một mốc thời gian cụ thể.
Hiện tại, các nước phương Tây đang tranh cãi về những gì sẽ cung cấp cho Ukraine khi các nhà lãnh đạo của liên minh quân sự này gặp nhau ở Vilnius vào giữa tháng 7 tới.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đang kêu gọi các đối tác đảm bảo an ninh và đưa một tín hiệu cụ thể rằng Ukraine một ngày nào đó sẽ gia nhập NATO.
Cụ thể, Ukraine kỳ vọng sẽ nhận được ít nhất là các đảm bảo an ninh của NATO, thay vì chỉ là một cam kết mơ hồ khác về "chính sách mở cửa".
Trong khi đó, việc trao cho Ukraine đảm bảo an ninh - nghĩa là dưới sự bảo vệ của NATO - là điều không thể xảy ra khi xung đột vẫn đang tiếp diễn. Do đó, các nhà ngoại giao trong NATO chỉ cam kết lâu dài trong việc hỗ trợ Ukraine về trang thiết bị quân sự.
"Đưa ra bảo đảm an ninh" cho Ukraine có nghĩa là cam kết hỗ trợ lâu dài, Thứ trưởng Ngoại giao Litva Mantas Adomėnas lưu ý tại một sự kiện ở Vilnius tuần này.
Các nhà ngoại giao NATO hy vọng động thái này sẽ mang lại cho Ukraine đủ sức mạnh quân sự và năng lực để ngăn chặn và tự bảo vệ trước bất kỳ hành động gây hấn nào.
Kiev và các đối tác ở Đông Âu đang kêu gọi thực hiện các bước cụ thể với một lộ trình để đưa Ukraine đến gần hơn với những gì họ coi là tư cách thành viên cuối cùng sau khi xung đột kết thúc.
Nhưng các chính phủ phương Tây như Mỹ và Đức cảnh giác với bất kỳ động thái nào có thể đưa liên minh tiến gần hơn đến xung đột với Nga, do đó từ chối vạch ra bất kỳ mốc thời gian nào cho việc gia nhập NATO của Kiev.
Tổng thống Ukraine nêu điều kiện tham dự Hội nghị Thượng đỉnh NATO Tổng thống Ukraine Vladimir Zelensky sẽ không tham dự Hội nghị Thượng đỉnh NATO ở Litva vào tháng 7 tới, trừ khi liên minh này cung cấp cho Kiev các đảm bảo an ninh mà nước này muốn. Tổng thống Ukraine Zelensky. Theo đài RT, thông tin trên được tờ Financial Times dẫn các nguồn tin thân cận cho biết. "Tổng thống Zelensky...