Tổng thống Ukraine ra lệnh triển khai lực lượng đặc biệt tới Kharkov
Ngày 12-10, Thống đốc khu vực Kharkov cho biêt, Tông thông Ukraine đa ra lênh triên khai cac lực lượng đặc biệt tơi khu vưc đông bắc Kharkov của nươc nay, để tăng cương quan ly hanh chinh va an ninh biên giơi.
Thông đôc Igor Baluta cho răng, Tổng thống Petro Poroshenko đa đưa ra lệnh điêu đông trên sau khi kết thúc chuyến thăm và làm việc tại khu vực Kharkov, tiêp giap vơi biên giơi nươc Nga trong ngay 12-10.
Theo cơ quan bao chi phu tông thông Ukraine, Tông thông Poroshenko đa đề xuất thành lập cac lữ đoàn quân sự tai các thành phố Severodonetsk và Lisichansk ở ngay phía tây khu vực ly khai Lugansk ơ miên đông Ukraine.
“Tổng thống đa yêu câu Tổng Tham mưu trương, Đai tướng Viktor Muzhenko, hỗ trợ ông Gennady Moskal (vưa mơi đươc Kiev bổ nhiệm lam ngươi đứng đầu khu vực Lugansk) và nghiên cưu triển khai 2 lữ đoàn quân sự thương trưc tai Severodonetsk và Lisichansk”, cơ quan báo chí phu tông thông Ukraine cho biêt.
Tông thông Ukraine Petro Poroshenko
Trươc đo, cố vấn tổng thống Ukraine Yuri Lutsenko cho biêt, trong thơi gian lênh ngừng bắn có hiệu lực ở khu đông nam, Kiev đã triên khai hàng trăm xe bọc thép đến khu vực Donbass. “Tôi không có quyền noi ro con sô cu thê, nhưng tôi đảm bảo răng hàng trăm xe bọc thép đã được di chuyển tơi măt trân trong những ngày này. Và hàng nghin binh lính được huân luyên tốt hơn hiên đang luân chuyên tơi đây”, ông nói.
Video đang HOT
Hôm 6-10, phát ngôn viên Hội đồng an ninh và quốc phòng Ukraine Andrei Lysenko cung đa đưa ra nhưng tuyên bô tương tự. Theo ông, thỏa thuận ngừng bắn ở miên đông Ukraina đã cho phép cac lực lượng an ninh của Kiev tập hợp lai, tao điêu kiên thuân lơi cho các doanh nghiệp công nghiệp quốc phòng hoat đông và hoàn thành đơt huy động quân thứ ba.
Nhom liên lac Ukraine, gôm OSCE, Nga, va cac bên tham chiên tai Ukraine, đa ky kêt môt thoa thuân giải quyết hòa bình 12 điêm ở miên đông nam Ukraine tại thủ đô Minsk của Belarus vào ngày 5-9. Trong đo, thỏa thuận ngừng bắn và trao đổi tù binh chiến tranh là nhưng điêu kiên chinh.
Tuy nhiên, trong vong môt thang lênh ngưng băn co hiêu lưc, hai bên đa liên tuc cao buôc nhau vi pham lênh ngưng băn, cac cuôc giao tranh giưa hai bên kê tư thơi điêm đo đa lam hơn 100 binh linh cua ca hai bên va dân thương thiêt mang, va hơn 300 ngươi khac bi thương. Lênh ngưng băn co nguy cơ bi pha vơ.
Theo_An ninh thủ đô
Vì sao miền đông Ukraine quyết "dứt tình" với Kiev?
Dù Tổng thống Petro Poroshenko đã nhượng bộ ở mức cao nhất có thể trong phạm vi không vượt qua giới hạn có thể chọc giận các đồng minh cực đoan của mình nhưng điều đó chẳng làm cho các khu vực ở miền đông nam Ukraine mảy may xúc động. Các khu vực miền đông Ukraine vẫn kiên quyết theo đuổi mục đích tách ra độc lập hòa toàn với Kiev. Vì sao miền đông lại quyết "ân đoạn nghĩa tuyệt" với Kiev như vậy?
Một cuộc biểu tình phản đối Kiev, ủng hộ Nga của người dân ở khu vực miền đông Donetsk.
Sự chia cắt ngấm ngầm và âm ỉ
Ai cũng biết, cuộc khủng hoảng chính trị nghiêm trọng ở Ukraine hiện nay xuất phát từ mâu thuẫn sâu sắc trong nội bộ người dân ở đất nước Ukraine với một bên có xu hướng thân phương Tây và bên kia muốn tiếp tục gắn bó với nước láng giềng Nga. Mâu thuẫn này đã âm ỉ, ngấm ngầm từ lâu và được dịp bùng phát sau sự kiện cựu Tổng thống Yanukovych quyết gác lại thỏa thuận hợp tác với Liên minh Châu Âu (EU) để ưu tiên cho một mối quan hệ gắn bó chặt chẽ hơn với một nước Nga vốn có nhiều mối liên kết sâu đậm về lịch sử, truyền thống, văn hóa và cả huyết thống với Ukraine.
Có thể nói, những người ủng hộ đưa Ukraine hội nhập vào EU đã quên không tính đến "hố sâu" ngăn cách đông-tây vốn đã trở thành "cái dằm" gây nhức nhối trong xã hội Ukraine từ nhiều thế kỷ nay. Trên thực tế, mâu thuẫn đông-tây trong nội bộ đất nước Ukraine là điều hết sức tự nhiên khi mà khu vực phía tây đất nước Ukraine cho đến năm 1939 vẫn là một phần của đế chế Áo-Hung. Trong khi đó, miền đông Ukraine lại là một phần máu thịt của nước Nga trong suốt 3.500 năm (3,5 thế kỷ) cho đến khi Liên Xô sụp đổ năm 1991. Sở dĩ đất nước Ukraine yên ổn cho đến năm 2014 là do giới lãnh đạo nước này hiểu rõ mâu thuẫn nội tại trong nội bộ đất nước Ukraine nên đã cố gắng khéo léo tìm cách cân bằng giữa một bên là xu hướng thân phương Tây và một bên là xu hướng ngả về nước láng giềng Nga và điều này có được là nhờ một sự tự do ngôn luận nhất định cũng như có sự đại diện của các khu vực khác nhau trong Quốc hội Ukraine.
Rõ ràng, ở một đất nước chia rẽ như Ukraine, nếu người ta cứ thẳng thừng lôi tuột đất nước đi theo hướng Tây một cách quá nhanh chóng thì phần phía đông sẽ nổi dậy và tìm cách tách ra. Điều tương tự cũng sẽ xảy ra nếu Ukraine được đẩy quyết liệt về phía đông - nơi có nước láng giềng Nga. Không có gì là khó hiểu khi các đời tổng thống trước của Ukraine cứ chần chừ không nói dứt khoát hẳn là "có" hay "không" với Nga hay Liên minh Châu Âu mà cứ dập dình ở giữa.
Cuộc xung đột đẫm máu ở miền đông Ukraine hiện nay gốc ban đầu xuất phát từ làn sóng biểu tình hồi cuối năm ngoái nhằm phản đối quyết định của Tổng thống Yanukovych khi đó trong việc đột ngột dừng ký kết các thỏa thuận hợp tác với Liên minh Châu Âu (EU) để ưu tiên cho mối quan hệ gắn bó hơn với Nga. Ông Yanukovych sau đó đã bị lật đổ và Crimea được sáp nhập vào Nga. Cùng với đó, cuộc nổi dậy ở miền đông Ukraine bắt đầu bùng lên. Các khu vực phía tây của đất nước Ukraine muốn có mối quan hệ gắn bó, thân thiết với EU. Trong khi đó, khu vực phía đông Ukraine - chiếm phần lớn sản lượng kinh tế của đất nước, lại thiên về hướng thiết lập mối quan hệ chặt chẽ hơn với Nga. Có thể nói, quyết định của cựu Tổng thống Yanukovych hồi cuối năm ngoái là mồi lửa châm ngòi cho mâu thuẫn vốn ngấm ngầm, âm ỉ bao lâu nay ở đất nước Ukraine. Mâu thuẫn này chỉ trực được "châm ngòi" là bùng lên một cách dữ dội và dường như không thể dập tắt.
Vì sao người miền đông quyết dứt tình với Kiev?
Mọi việc sẽ không đến nỗi quá nghiêm trọng đến mức dường như không thể giải quyết như thời điểm hiện nay nếu như chính quyền Kiev khi mới lên cầm quyền sau khi lật đổ ông Yanukovych không có những quyết sách sai lầm dẫn đến sự mất niềm tin nghiêm trọng của người dân miền đông đối với Kiev.
Ngay khi lên cầm quyền, chính quyền Kiev đã có những bước đi thể hiện sự phân biệt đối xử với người gốc Nga, nói tiếng Nga vốn chiếm đa số ở các khu vực miền đông nam Ukraine.
Sai lầm lớn thứ nhất của Kiev là không chỉ có những phát biểu mang đầy tính chủ nghĩa dân tộc, bài Nga mà còn đưa ra những chính sách, quyết định thể hiện sự phân biệt đối xử với người gốc Nga, nói tiếng Nga. Điển hình nhất là việc chính quyền Kiev tuyên bố sẽ cấm sử dụng tiếng Nga làm ngôn ngữ chính thức ở Ukraine. "Họ đã mắc một sai lầm lớn khi họ đứng trên quảng trường Maidan và nói họ muốn cấm ngôn ngữ Nga ở Ukraine.... Chúng tôi không muốn trở thành những công dân hạng hai", một người dân ở miền đông Ukraine từng nói như vậy.
Tiếng Nga vốn là một trong những ngôn ngữ chính thức của người dân ở miền đông nam Ukraine. Thậm chí, nhiều người chỉ biết và chỉ nói một thứ ngôn ngữ duy nhất là tiếng Nga. Việc cấm ngôn ngữ Nga rõ ràng là hành động xúc phạm những người dân này và khiến họ cảm thấy mình bị đẩy xuống vị trí công dân hạng hai ở đất nước Ukraine.
Sai lầm lớn thứ hai của Kiev chính là họ đã quyết liệt theo đuổi chính sách quân sự đàn áp mạnh tay người miền đông Ukraine. Rõ ràng, người miền đông cảm thấy không an toàn, không yên tâm với một chính quyền thẳng tay bắn vào họ.
Ngoài ra, sau cuộc "chính biến" ở Kiev, hiện tại các khu vực miền đông nam Ukraine không còn đại diện của mình trong chính quyền và với một chính phủ thân phương Tây quyết liệt như hiện nay, lợi ích của người dân ở miền đông nam đương nhiên là bị ảnh hưởng.
Chính vì thế, ngoài nguyên nhân về yếu tố lịch sử, truyền thống, văn hóa, nguyên nhân lớn nhất khiến người miền đông quyết tâm đòi độc lập với Kiev là do họ cảm thấy không yên tâm, cảm thấy bị đe dọa và cảm thấy bị ảnh hưởng lợi ích dưới thời chính quyền hiện nay. Các khu vực miền đông Ukraine đã mất niềm tin trầm trọng ở Kiev. Chính vì thế, mọi nhượng bộ mà Tổng thống Poroshenko đưa ra đều bị các khu vực miền đông Ukraine khước từ. Họ kiên quyết không theo kế hoạch bầu cử mà Kiev đưa ra, phủ phàng từ chối quy chế đặc biệt mà Kiev cấp cho các khu vực miền đông và khẳng định quyết tâm theo đuổi con đường đòi độc lập với Kiev và tự tổ chức các cuộc bầu cử của riêng họ, theo cách của riêng họ.
Theo_VnMedia
Ukraine và phe đối lập đạt thỏa thuận thiết lập lệnh ngừng bắn Cả Tổng thống Petro Poroshenko và thủ lĩnh phe đối lập tại Ukraine đều nhất trí sẽ tuyên bố ngừng bắn vào ngày hôm nay (5/9). Theo Reuters, điều kiện mà hai bên đặt ra để đi đến lệnh ngừng bắn này là các bên sẽ ký vào một bản kế hoạch hòa bình mới nhằm chấm dứt 5 tháng giao tranh ác...