Tổng thống Ukraine: “Phe ly khai đã rút phần lớn vũ khí hạng nặng”
Tổng thống Ukrainie Petro Poroshenko ngày 9/3 xác nhận phe ly khai thân Nga tại miền đông đã “rút một lượng lớn các vũ khí hạng nặng”. Ông cho hay quân chính phủ cũng đã di dời phần lớn các vũ khí hạng nặng ra khỏi vùng chiến sự.
Các vũ khí hạng nặng của phe ly khai tại một nhà kho lớn ở Snizhne, cách Donetsk, đông Ukraine khoảng 90 km. (Ảnh: AFP)
BBC dẫn lời ông Poroshenko ngày 9/3 đưa ra thông tin trên trong một bài phát biểu trên truyền hình, đồng thời xác nhận chính phủ của ông đã rút phần lớn các rốc két và hệ thống pháo hạng nặng.
Chỉ trước đó 3 ngày, Tổng thống Ukraine đã cáo buộc phe ly khai do dự và không tiến hành rút vũ khí dưới sự giám sát của quốc tế, theo như quy định của thỏa thuận Minsk 2.0 hồi tháng 2 vừa qua.
Nói về hiệu lực của thỏa thuận ngừng bắn Minsk 2.0 mới đạt được tháng trước trong cuộc họp 4 bên Pháp, Đức, Nga, Ukraine, người đứng đầu chính phủ Kiev hôm qua cho hay: “Thỏa thuận ngừng bắn có thể đang tồn tại hoặc không, tùy theo cách bạn phán xét”.
Tổng thống Petro Poroshenko cho hay kể từ ngày thỏa thuận Minsk 2.0 có hiệu lực, 64 quân lính chính phủ đã chết. Ông cũng bổ sung kể từ khi cuộc khủng hoảng nổ ra 1.549 lính Ukraine đã tử trận.
Video đang HOT
Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) đang giám sát việc thực hiện thỏa thuận Minsk 2.0 tại đông Ukraine.
Theo thỏa thuận trên, hoạt động rút vũ khí cần được tiến hành từ đầu tháng 3 này. Hai bên cần tạo ra một vùng đệm rộng ít nhất 50km đối với các loại đạn pháo có kích cỡ lớn hơn 100mm, 70 km đối với các hệ thống rốc két đa nòng và 100 km đối với các rốc két và tên lửa hạng nặng hơn với bắn tầm xa hơn (như tên lửa đạn đạo Tochka-U).
Hiện OSCE đánh giá thỏa thuận ngừng chiến về cơ bản được giữ vững dù một số vụ đụng độ thỉnh thoảng vẫn xảy ra.
Tính đến nay, ít nhất 6.000 người đã chết trong xung đột tại đông Ukraine kể từ khi cuộc khủng hoảng nổ ra, sau sự kiện Nga sáp nhập bán đảo Crimea hồi tháng 3 năm ngoái.
Trong một diễn biến mới nhất, Tổng thống Nga Vladimir Putin mới đây đã tiết lộ về kế hoạch bí mật thâu tóm bán đảo Crimea. Ông và các quan chức an ninh đã mở một cuộc họp “xuyên màn đêm” hồi tháng 2 năm ngoái. Khi đó, người đứng đầu điện Kremlin đã âm thầm ra lệnh sáp nhập bán đảo Crimea vào lãnh thổ Nga và yêu cầu quân đội sẵn sàng giải cứu Tổng thống Ukraine lúc đó sắp bị hạ bệ.
Thoa Phạm
Theo Dantri/BBC
Putin tiết lộ cuộc họp bí mật "xuyên màn đêm" bàn sáp nhập Crimea
Tổng thống Vladimir Putin đã tiết lộ về cuộc họp "xuyên màn đêm" hồi tháng 2 năm ngoái, khi ông bí mật ra lệnh sáp nhập bán đảo Crimea vào lãnh thổ Nga và yêu cầu quân đội sẵn sàng giải cứu Tổng thống Ukraine sắp bị hạ bệ lúc đó.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đọc bài diễn văn tuyên bố việc sáp nhập Crimea. (Ảnh: New York Times)
Hãng thông tấn Pháp AFP đưa tin kênh truyền hình nhà nước Rossiya-1hôm qua đã đưa ra một đoạn video giới thiệu về bộ phim tài liệu mang tên "Homeward bound" sắp được công chiếu. Trong đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã thẳng thắn trao đổi về sự kiện một năm trước.
Tổng thống Nga đã kể lại cuộc họp thâu đêm với các quan chức an ninh cấp cao của Nga hồi tháng 2 năm ngoái để thảo luận về cách giải cứu Tổng thống Ukraine Viktor Yanukovych, người lúc đó bị làn sóng biểu tình trong nước đòi lật đổ và sau đó đã phải chạy trốn sang Nga.
"Chúng tôi kết thúc cuộc họp vào khoảng 7h sáng", ông Putin kể lại. "Khi giải tán, tôi đã nói với các cấp dưới rằng chúng ta cần phải bắt tay vào hành động đưa bán đảo Crimea về với nước Nga".
4 ngày sau cuộc họp xuyên đêm trên, các binh sĩ không rõ danh tính đã chiếm nghị viện Crimea, sau đó, các đại biểu khẩn trương bỏ phiếu bầu ra nghị viện mới. Đến ngày 18/3, bán đảo nam Ukraine đã chính thức được sáp nhập vào lãnh thổ Nga vào ngày 18/3, gây ra một làn sóng phương Tây lên án gay gắt.
Chiến dịch quân sự trên ban đầu được giữ kín và bất chấp những hành động tại địa phương của lực lượng được cho là do Nga triển khai, Mátxcơva khẳng định rằng chỉ có người dân địa phương tham gia vào cuộc chính biến này. Mãi đến sau này, điện Kremlin mới thừa nhận đứng đằng sau "cuộc đổi thay" tại Crimea.
Trong đoạn video giới thiệu công bố hôm qua, ông Putin cũng tuyên bố rằng quân đội Nga đã sẵn sàng tiến vào thành phố Donetsk tại miền đông Ukraine để cứu ông Yanukovych, một nhân vật dù tham nhũng nặng nề nhưng luôn giữ tư tưởng thân Nga.
Tổng thống Nga Putin cho rằng lúc đó, ông Yanukovych có thể bị giết và cho biết: "Chúng tôi đã sẵn sàng đưa ông ấy ra khỏi Donetsk bằng đường bộ, đường biển hoặc đường không". Nhà lãnh đạo Nga cũng cho hay các súng máy hạng nặng đã được triển khai ở thành phố này để "tránh phải nói quá nhiều".
Ông Yanukovych sau chính biến tại Ukraine đã xuất hiện ở thành phố Rostov thuộc miền nam Nga và cho đến nay vẫn chưa quay lại Ukraine.
Theo số liệu mới nhất của Liên Hợp Quốc, hơn 6.000 người đã thiệt mạng trong xung đột giữa lực lượng chính phủ Ukraine và các phiến quân ly khai được vũ trang hạng nặng ở miền đông Ukraine, kể từ sau sự kiện Crimea được sáp nhập vào Nga hồi tháng 3 năm ngoái. Kiev và phương Tây cáo buộc Moscow hậu thuẫn vũ khí và nhân lực cho phe nổi dậy nhưng Mátxcơ va kiên quyết bác bỏ điều này.
Bộ phim tài liệu "Homeward bound" đang được nhiều chính trị gia và nhân dân nhiều nước đón đợi theo dõi. Tuy nhiên, kênh truyền hìnhRossiya-1 chưa thông báo thời điểm bộ phim chính thức được phát sóng.
Thoa Phạm
Theo Dantri/AFP
Thỏa thuận hòa bình Ukraine: Mong manh như đèn trước bão Sau 16 giờ đàm phán căng thẳng, cuối cùng nhóm "Bộ tứ Normandie" cũng đã ký được một thỏa thuận hòa bình toàn diện cho Ukraine, trong đó việc ngừng bắn ở miền Đông. Tuy nhiên, với những mâu thuẫn cốt lõi giữa các bên, tương lai của văn kiện này chẳng khác gì ngọn đèn trước bão. Lãnh đạo 4 nước đàm...