Tổng thống Ukraine nói về việc nhượng bộ Liên bang Nga và gia nhập NATO
Tổng thống Zelensky nhấn mạnh rằng dù Ukraine phải nhượng bộ Liên bang Nga để kết thúc chiến tranh thì toàn bộ lãnh thổ nước này vẫn nằm trong chỉnh thể được mời gia nhập NATO.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết nếu Ukraine gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), nguyên tắc phòng thủ tập thể theo Điều 5 trong Hiến chương của liên minh này có thể không áp dụng cho các vùng lãnh thổ Ukraine đang trong tình trạng giao tranh.
Khi đề cập đến các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng trong cuộc họp báo hôm 1/2 cùng tân Chủ tịch Hội đồng châu Âu Antonio Costa, ông Zelensky nói: “Chúng tôi hiểu rằng khi bạn là thành viên của NATO thì Điều 5 không thể áp dụng cho toàn bộ lãnh thổ Ukraine trong thời chiến, vì các nước khác e ngại rủi ro bị cuốn vào cuộc chiến”
Bình luận của ông Zelensky được đưa ra khi Ukraine đang kêu gọi các đồng minh NATO mời Ukraine gia nhập liên minh quân sự này sớm nhất là vào tuần tới, tại cuộc họp của các Ngoại trưởng NATO diễn ra từ ngày 3 – 4/12.
Trong một phát biểu đưa ra hôm 29/11, Ngoại trưởng Ukraine Andrii Sybiha tuyên bố: “Chúng tôi tin rằng lời mời ( gia nhập NATO) nên được đưa ra ở giai đoạn này”.
Hồi đầu tuần, ông Zelensky cũng gợi ý rằng nên chấm dứt “giai đoạn nóng” của cuộc chiến ở mặt trận phía Đông Ukraine để đổi lấy tư cách thành viên NATO, nhưng không bao gồm ngay các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng.
Phát biểu trong một cuộc phỏng vấn công bố ngày 29/11, ông Zelensky nói: “Nếu muốn dừng giai đoạn nóng của cuộc chiến, chúng ta cần nhanh chóng đặt các vùng lãnh thổ của Ukraine mà chúng ta kiểm soát dưới ô bảo vệ của NATO. Đó là điều cần làm trước tiên, sau đó Ukraine có thể lấy lại các phần lãnh thổ khác bằng con đường ngoại giao”.
Video đang HOT
Làm rõ các bình luận này vào ngày 1/12, ông Zelensky nhấn mạnh rằng dù Ukraine phải nhượng bộ Liên bang Nga để kết thúc chiến tranh thì toàn bộ lãnh thổ nước này vẫn nằm trong chỉnh thể được mời gia nhập NATO.
Ông Zelensky nhấn mạnh: “Không thể có lời mời gia nhập NATO chỉ dành cho một phần lãnh thổ của Ukraine. Điều đó sẽ đồng nghĩa với việc công nhận rằng tất cả các vùng lãnh thổ khác không chỉ gặp rủi ro mà còn không thuộc về Ukraine. Do đó, Ukraine sẽ không bao giờ đồng ý với điều này. Nếu có lời mời, lời mời đó phải bao gồm toàn bộ lãnh thổ Ukraine”.
Kiev đã nộp đơn xin gia nhập NATO vào tháng 9/2022. Đến tháng 7/2024, liên minh quân sự này khẳng định “con đường không thể đảo ngược để Ukraine hoàn toàn hội nhập vào khu vực Âu-Đại Tây Dương, bao gồm cả tư cách thành viên NATO”, nhưng Kiev vẫn chưa nhận được tin tức rõ ràng về tương lai gia nhập NATO của mình.
Chiến thắng trong bầu cử tổng thống Mỹ vào ngày 5/11 của ông Donald Trump đã làm tăng thêm sự bất định về việc Ukraine gia NATO. Một số báo cáo cũng cho thấy khả năng điều kiện này sẽ buộc Ukraine phải nhượng lãnh thổ và ít nhất tạm thời từ bỏ kế hoạch gia nhập NATO.
Trong suốt chiến dịch tranh cử tại Mỹ, lo ngại về khả năng hỗ trợ của Wshington đối với NATO dưới chính quyền Trump 2.0 đã khiến một số thành viên của liên minh quân sự này cố gắng “chống Trump hóa” các khoản viện trợ dài hạn cho Ukraine, đồng thời củng cố nguyên tắc phòng thủ tập thể.
Trước đó vào tháng 2/2024, ông Trump đã tuyên bố rằng sẽ để Moskva làm “bất cứ điều gì họ muốn” với các quốc gia thành viên NATO không đáp ứng tiêu chí chi tiêu quốc phòng, đồng thời khuyến khích các quốc gia tăng chi tiêu cho quốc phòng.
Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen phát biểu họp báo tại Brussels, Bỉ, ngày 21/3/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Trong một diễn biến liên quan, vào ngày 27/11, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC), bà Ursula von der Leyen hối thúc Liên minh châu Âu (EU) gấp rút tăng khả năng phòng thủ và sức cạnh tranh của khối trong bối cảnh nhiệm kỳ tiếp theo của bà sắp bắt đầu.
Phát biểu trước các nghị sĩ tại thành phố Strasbourg (Pháp), bà Von der Leyen hối thúc EU tăng mạnh chi tiêu quốc phòng trong bối cảnh thách thức ngày càng gia tăng, đặc biệt là xung đột Nga-Ukraine.
Bà Von der Leyen cho rằng EU cần khẩn trương tăng chi tiêu quốc phòng lên bằng mức của Liên bang Nga.
Chủ tịch EC cũng bày tỏ lo ngại về sự chênh lệch chi tiêu quốc phòng khi Liên bang Nga dành tới 9% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) còn EU chỉ chi 1,9% cho quốc phòng.
Trước đó, bà Von der Leyen cho rằng khối cần chi 500 tỷ euro (526 tỷ USD) cho quốc phòng trong thập kỷ tới nếu muốn bắt kịp Liên bang Nga và Trung Quốc về lĩnh vực này.
Estonia nói gia nhập NATO sẽ là một chiến thắng đối với Ukraine
Thủ tướng Estonia Kaja Kallas cho rằng việc Ukraine gia nhập NATO sẽ là một chiến thắng đối với Kiev, ngay cả khi nước này không giành lại được một số lãnh thổ đã mất vào tay Nga.
Thủ tướng Estonia Kaja Kallas. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo đài RT (Nga), hôm 1/6, phóng viên an ninh của đài BBC Frank Gardner đã hỏi bà Kallas rằng Estonia có kế hoạch B nào trong trường hợp Ukraine thất bại trong cuộc xung đột với Nga hay không.
"Chúng tôi không có kế hoạch B nào cho chiến thắng của Nga. Khi đó, chúng tôi sẽ ngừng tập trung vào kế hoạch A", bà Kallas trả lời, ám chỉ đến viện trợ quân sự cho Kiev. "Chúng ta không nên đầu hàng trước sự bi quan. Chiến thắng ở Ukraine không chỉ là về lãnh thổ. Nếu Ukraine gia nhập NATO, ngay cả khi không có một số lãnh thổ, thì đó cũng là một chiến thắng vì nước này sẽ được đặt dưới sự bảo trợ của NATO", bà nói thêm.
Estonia là một trong những nước NATO ủng hộ Kiev mạnh mẽ nhất. Quốc gia này đã hỗ trợ hơn 565 triệu USD viện trợ quân sự cho Ukraine, tương đương khoảng 1,4% GDP của đất nước.
Năm 2022, Ukraine đã chính thức nộp đơn xin gia nhập NATO nhưng vẫn chưa nhận được lộ trình gia nhập rõ ràng. Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg đã nói rằng Ukraine không thể trở thành thành viên của khối cho đến khi xung đột với Nga được giải quyết.
Trong khi đó, nhà lãnh đạo Ukraine Volodymyr Zelensky đã loại trừ khả năng từ bỏ các yêu sách đối với Crimea và các vùng lãnh thổ cũ khác của Ukraine đã sáp nhập vào Nga. Kể từ đầu năm 2024, ông đã ký các hiệp ước an ninh song phương với một số thành viên NATO - bao gồm Anh, Pháp và Đức. Theo các thỏa thuận này, các nước phương Tây cam kết sẽ tiếp tục cung cấp viện trợ quân sự, nhưng không có nghĩa vụ phải coi cuộc xung đột ở Ukraine là một cuộc tấn công vào lãnh thổ của họ.
Về phần mình, Nga cho biết nguyện vọng gia nhập NATO của Ukraine là một trong những nguyên nhân gốc rễ của cuộc xung đột hiện nay và căng thẳng chung với phương Tây. Moskva từ lâu đã phản đối việc khối này tiếp tục mở rộng về phía đông. Nga cũng ra điều kiện rằng Kiev phải thừa nhận "thực tế lãnh thổ mới" để tham gia bất kỳ cuộc đàm phán hòa bình nào trong tương lai.
Nhân vật tiềm năng làm đặc phái viên cuộc chiến ở Ukraine trong chính quyền Trump 2.0 Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump được cho là đang xem xét cựu quyền Giám đốc Tình báo quốc gia Richard Grenell, người từng đề xuất "vùng tự trị" ở Ukraine làm đặc phái viên giải quyết xung đột Nga-Ukraine. Ông Richard Grenell. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN Hãng tin Reuters dẫn lời bốn nguồn tin quen thuộc với kế hoạch chuyển giao...