Tổng thống Ukraine nêu điều kiện đàm phán với Nga và Mỹ
Tổng thống Ukraine Zelensky vừa tiết lộ hai điều kiện tiên quyết để đàm phán với Nga: gặp Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump và nhận được đảm bảo an ninh cụ thể.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky. Ảnh: THX/TTXVN
Theo hãng thông tấn độc lập UNIAN của Ukraine ngày 6/1, trong cuộc phỏng vấn kéo dài hơn 3 giờ với người dẫn chương trình podcast người Mỹ Lex Friedman, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã đưa ra những điều kiện quan trọng để bắt đầu đàm phán với Nga, trong đó nhấn mạnh vai trò then chốt của Mỹ và Tổng thống đắc cử Donald Trump.
Ông Zelensky nêu rõ, Ukraine chỉ có thể bắt đầu đàm phán với Nga sau khi đáp ứng được hai điều kiện tiên quyết: Thứ nhất là gặp ông Trump và thứ hai là nhận được các đảm bảo an ninh cụ thể. “Tôi nghĩ rằng vào ngày 25/1 hoặc một ngày nào đó, trước hết chúng tôi sẽ gặp ông Trump. Chúng tôi cần thống nhất với ông ấy về cách ngăn chặn cuộc chiến tiếp diễn”, Tổng thống Ukraine nhấn mạnh.
Về vai trò của các đối tác quốc tế, Tổng thống Zelensky nhấn mạnh tầm quan trọng của sự ủng hộ từ châu Âu: “Điều rất quan trọng đối với chúng tôi là châu Âu, nơi chúng tôi là một phần, cũng có tiếng nói”. Tuy nhiên, ông Zelensky cũng khẳng định không thể đảm bảo an ninh cho Ukraine nếu thiếu vai trò của Mỹ, một quốc gia có tiềm lực mạnh mẽ và có đóng góp quan trọng trong chiến thắng Thế chiến thứ hai.
Video đang HOT
Liên quan đến khả năng Mỹ rút khỏi NATO dưới thời chính quyền Trump mới, Tổng thống Zelensky bày tỏ quan ngại sâu sắc: “Tôi nghĩ điều đó rất tệ cho NATO. Đó sẽ là sự kết thúc, là sự tan rã của NATO”, đồng thời chỉ ra rằng hiện không có quốc gia thành viên NATO nào phải đối mặt với chiến tranh trên lãnh thổ của mình.
Hiện tại, Kiev đang nỗ lực tìm kiếm các cam kết từ phương Tây nhằm ngăn chặn khả năng Nga có thể tiến hành các hành động tấn công mới. Tổng thống Zelensky nhấn mạnh rằng chỉ có sự bảo đảm từ các nước EU là chưa đủ và Mỹ cần phải đóng vai trò quan trọng trong việc này.
Trước đó vào tháng 12/2024, ông Trump cũng cho biết ông sẽ nói chuyện với Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky về việc chấm dứt giao tranh ở Ukraine, bày tỏ sự lo ngại trước những hình ảnh tàn phá từ cuộc xung đột này.
Tiếp tục đề cập tới xung đột Nga – Ukraine, ông Trump cho biết thêm rằng phần lớn lãnh thổ đang tranh chấp đã bị tàn phá thành đống đổ nát, có những thành phố mà không còn một tòa nhà nào đứng vững.
Nga quy trách nhiệm cho hai quốc gia đứng sau vụ chặn dòng khí đốt qua Ukraine
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho hay nước này coi Mỹ và Ukraine là hai nước phải chịu trách nhiệm về việc ngừng cung cấp khí đốt của Nga tới châu Âu thông qua Ukraine.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova phát biểu tại Moskva, Nga. Ảnh tư liệu: Getty Images/TTXVN
"Các bên làm cho nguồn cung khí đốt của Nga chấm dứt là Mỹ, chính quyền Ukraine và chính phủ các quốc gia châu Âu, những bên đã hy sinh phúc lợi của công dân mình để hỗ trợ tài chính cho nền kinh tế Mỹ", đài Sputnik dẫn tuyên bố của bà Zakharova ngày 2/1.
Bà cáo buộc Ukraine đã dừng quá cảnh khí đốt của Nga vì lý do địa chính trị. Bên hưởng lợi chính từ những thay đổi trên thị trường năng lượng châu Âu chính là Mỹ.
"Việc ngừng cung cấp năng lượng cạnh tranh và thân thiện với môi trường của Nga không chỉ làm suy yếu tiềm năng kinh tế của châu Âu, mà còn có tác động tiêu cực nhất đến mức sống của công dân châu Âu", bà lập luận.
Ukraine đã chấm dứt trung chuyển khí đốt tự nhiên của Nga qua lãnh thổ nước này từ ngày 1/1. Kiev đã nhiều lần cảnh báo không gia hạn thoả thuận này khi hết hạn vào cuối năm 2024, nhằm cắt ngân sách giúp Nga duy trì chiến dịch quân sự đặc biệt.
Tuyên bố trên ứng dụng nhắn tin Telegram hôm 1/1, Tổng thống Volodymyr Zelensky cho rằng việc dừng trung chuyển khí đốt Nga qua lãnh thổ Ukraine là "một trong những bước lùi lớn nhất của Mosvka".
"Khi Tổng thống Vladimir Putin nắm quyền ở Nga hơn 25 năm trước, lượng khí đốt bơm hàng năm qua Ukraine đến châu Âu là hơn 130 tỷ m3. Ngày nay, con số này là 0. Đây là một trong những thiệt hại lớn nhất của Moskva", ông Zelensky nói.
Ông Zelensky cũng cho rằng hầu hết các quốc gia châu Âu đã thích nghi với việc ngừng sử dụng khí đốt trung chuyển của Nga. Ông nói thêm nhiệm vụ chung hiện tại của các đồng minh là hỗ trợ Moldova, quốc gia phụ thuộc vào nguồn cung cấp khí đốt của Nga, trong quá trình chuyển đổi năng lượng.
Ông Zelensky cũng bày tỏ tin tưởng rằng nguồn cung khí đốt từ Mỹ và các đối tác khác sẽ làm cho giá cả trên thị trường năng lượng trở nên hợp lý hơn.
Tuy nhiên, nhiều quốc gia châu Âu vẫn phụ thuộc lớn vào năng lượng Nga. Thủ tướng Hungary Viktor Orban và người đồng cấp Slovakia Robert Fico đã quyết liệt phản đối quyết định dừng trung chuyển khí đốt Nga của Ukraine. Tới nay, ông Orban và ông Fico vẫn duy trì quan hệ với Tổng thống Putin.
Hiện tại, dòng khí đốt duy nhất từ Nga sang châu Âu là qua đường ống Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ, cung cấp khí đốt cho Romania, Hy Lạp, Bắc Macedonia, Serbia, Bosnia và Herzegovina, cùng Hungary. Tuy nhiên, sự phụ thuộc vào nguồn cung này đang đặt ra những câu hỏi lớn về tính ổn định và khả năng đáp ứng nhu cầu năng lượng của châu Âu trong tương lai.
Xung đột Nga - Ukraine: Hai bên trao đổi hơn 300 tù binh trước thềm năm mới Các quan chức Nga và Ukraine ngày 30/12 cho biết hai nước đã trao đổi hơn 300 tù binh trong một thỏa thuận do Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) làm trung gian trước thềm năm mới. Binh sĩ Ukraine tại khu vực Donetsk ở miền đông Ukraine. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN Theo Bộ Quốc phòng Nga, kết quả của quá...