Tổng thống Ukraine lên tiếng sau tuyên bố của Ngoại trưởng Mỹ liên quan tới Trung Quốc
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết ông đã trực tiếp kêu gọi Trung Quốc không ủng hộ nỗ lực chiến tranh của Nga và kêu gọi giới lãnh đạo Trung Quốc duy trì thái độ thực tế, giúp ngăn chặn cuộc xung đột toàn cầu rộng lớn hơn.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo Bloomberg, thông tin trên do báo chí Italy đưa ra trước thềm chuyến thăm Kiev của Thủ tướng Italy Giorgia Meloni ngày 20/2 (giờ địa phương). Ông Zelensky nói: “Mối quan hệ của chúng tôi với Trung Quốc luôn rất tốt đẹp, chúng tôi đã có quan hệ kinh tế căng cường trong nhiều năm và điều này không nên thay đổi xét lợi ích của tất cả mọi người”.
Trước đó, phát biểu trên một chương trình truyền hình của kênh CBS ngày 19/2, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken nói Trung Quốc đang cân nhắc gửi vũ khí hỗ trợ Nga trong cuộc xung đột tại Ukraine và cảnh báo Trung Quốc rằng hành động như vậy sẽ gây ra vấn đề nghiêm trọng.
Ngoại trưởng Mỹ từng đưa ra phát biểu tương tự trong một số cuộc trả lời phỏng vấn các phương tiện truyền thông Mỹ khi ông tham dự Hội nghị An ninh Munich vào ngày 18/2 và có cuộc gặp bên lề với Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Công tác đối ngoại trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc Vương Nghị.
Video đang HOT
Đáp lại, ngày 20/2, Bộ Ngoại giao Trung Quốc ra tuyên bố cho rằng Mỹ không có quyền đưa ra yêu cầu đối với nước này. Trong cuộc họp báo thường kỳ, khi được hỏi về việc Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cảnh báo Trung Quốc không hỗ trợ Nga trong cuộc chiến Ukraine, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân nói: “Chúng tôi không chấp nhận việc gây sức ép hoặc ép buộc”.
Tại Hội nghị An ninh Munich, về phần mình, ông Vương Nghị kêu gọi các bên liên quan, nhất là các nước châu Âu, bắt đầu suy nghĩ một cách bình tĩnh về những nỗ lực khả thi để chấm dứt cuộc xung đột này. Ông khẳng định Trung Quốc không bàng quan cũng không đổ thêm dầu vào lửa liên quan tới xung đột ở Ukraine, đồng thời ông cũng ám chỉ một số bên dường như không muốn các cuộc đàm phán thành công hoặc sớm chấm dứt xung đột.
Ông Vương Nghị cũng cho biết Trung Quốc sẽ nêu quan điểm của mình về việc giải quyết cuộc khủng hoảng Ukraine, trong đó nhấn mạnh tôn trọng sự toàn vẹn lãnh thổ của các nước, duy trì các nguyên tắc trong Hiến chương Liên hợp quốc. Theo ông, tình trạng hỗn loạn và xung đột đang tàn phá thế giới chính là do không tôn trọng các nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc.
Ông Vương Nghị đã đến Nga để bàn về một kế hoạch hòa bình khả thi cho Ukraine.
Tờ Kommersant (Thương gia) của Nga cho biết: “Mục đích chính trong chuyến đi của ông Vương Nghị là tăng cường vai trò của Bắc Kinh trong việc giải quyết vấn đề Ukraine”.
Nga không chấp nhận Italy làm trung gian hòa giải cuộc xung đột ở Ukraine
Bộ Ngoại giao Nga tuyên bố, Rome nằm trong số những bên "bơm" vũ khí cho Kiev, kéo dài cuộc xung đột này và không thể là trung gian hòa giải.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova. Ảnh: RT
Đài RT dẫn tuyên bố của phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova ngày 4/1 cho biết, Italy không thể trở thành trung gian hòa giải trong cuộc xung đột đang diễn ra giữa Moskva và Kiev.
"Thật kỳ lạ đối với chúng tôi khi nghe các đề xuất hòa giải từ các quốc gia có lập trường chống Nga rõ ràng và khá hiếu chiến ngay từ khi bắt đầu chiến dịch quân sự ở Ukraine," bà Zakharova cho biết.
Nữ phát ngôn viên Nga lưu ý rằng Rome nằm trong số những nước công khai ủng hộ Kiev và tích cực cung cấp cho Ukraine "nhiều loại vũ khí", trong đó có cả mìn sát thương. thường dân" và làm trì hoãn việc kết thúc cuộc xung đột.
Bà Zakharova cảnh báo việc cung cấp thêm vũ khí cho Ukraine cũng có thể khiến những nước NATO ủng hộ Kiev có nguy cơ trực tiếp tham gia vào một cuộc xung đột quân sự với Nga.
Quan chức này khẳng định: "Xét đến lập trường định hướng theo chương trình nghị sự của Italy, rõ ràng chúng tôi không thể coi đây là 'nhà môi giới trung thực' hay một bên bảo đảm tiến trình hòa bình tiềm năng".
Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Nga sau đó kêu gọi "những nhà kiến tạo hòa bình giả hiệu ở châu Âu" ngừng trang bị vũ khí cho Kiev và thay vào đó tập trung làm việc với Tổng thống Ukraine Vladimir Zelensky, người mà theo bà Zakharova, đã nhiều lần "lên tiếng bác bỏ hoàn toàn" các lựa chọn giải pháp hòa bình.
Trong bài phát biểu cuối năm, Thủ tướng Italy, Giorgia Meloni cho biết trước đó bà đã trao đổi với Tổng thống Zelensky về việc Rome sẵn sàng "đảm bảo một thỏa thuận hòa bình khả thi" và "hỗ trợ" tiến trình hòa bình tiềm năng. Bà đồng thời kêu gọi "tiếp tục ủng hộ Ukraine" là một "điều kiện căn bản" cho bấ cứ tiến trình hòa bình nào như vậy, và thông báo kế hoạch thăm Kiev trước cuối tháng 2 năm nay.
Moskva đã nhiều lần đề nghị nối lại các cuộc đàm phán hòa bình vốn bị gián đoạn hồi mùa xuân năm 2022, đồng thời nói thêm rằng Kiev có thể chấm dứt xung đột trong một ngày nếu đáp ứng một số điều kiện do Nga đưa ra. Chính phủ Ukraine đã bác bỏ đề xuất này, và Tổng thống Zelensky đã ký sắc lệnh cấm mọi cuộc đàm phán với Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Về phần mình, hôm 15/11/2022, Tổng thống Volodymyr Zelensky đã trình bày một kế hoạch hòa bình gồm 10 điểm nhằm chấm dứt cuộc xung đột Nga - Ukraine trong một bài phát biểu qua video trước các nhà lãnh đạo G20 ở Bali (Indonesia).
Các bước đi trong kế hoạch nói trên bao gồm: An toàn bức xạ và hạt nhân; An toàn thực phẩm; An ninh năng lượng; Trả tự do cho tù nhân và người bị trục xuất; Thực hiện Hiến chương Liên hợp quốc; Rút quân đội Nga và chấm dứt chiến sự; Lập tòa án đặc biệt xét xử các tội ác chiến tranh; Bảo vệ môi trường; Ngăn ngừa leo thang; Ký kết hiệp ước kết thúc chiến tranh.
Cụ thể hơn, trong "công thức hòa bình" này, Kiev yêu cầu Nga trao trả tất cả các vùng đất mà Ukraine coi là của mình, bao gồm các khu vực Ukraine đã sáp nhập Nga vào tháng 9/2022 và bán đảo Crimea.
Italy kêu gọi EU áp đặt xét nghiệm COVID-19 đối với người nhập cảnh từ Trung Quốc Thủ tướng Italy Giorgia Meloni ngày 29/12 cho biết nước này hy vọng rằng Liên minh châu Âu (EU) sẽ áp đặt quy định xét nghiệm COVID-19 bắt buộc đối với người nhập cảnh từ Trung Quốc đại lục, giống như Italy đã làm. Nhân viên y tế xét nghiệm COVID-19 cho hành khách tại sân bay quốc tế Fiumicino, Italy. Ảnh tư...