Tổng thống Ukraine ký sắc lệnh thiết quân luật
Ngày 26/11, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko đã ký sắc lệnh thiết quân luật trong 60 ngày trên toàn quốc. Tuy nhiên, văn kiện này vẫn cần được Quốc hội thông qua trước khi có hiệu lực chính thức.
Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko tai cuôc hop Hội đồng An ninh quốc phòng ơ Kiev ngay 26/11/2018. Anh: AFP/TTXVN
Theo trang mạng của Văn phòng Tổng thống Ukraine, tình trạng thiết quân luật sẽ có hiệu lực từ 15h giờ địa phương (20h giờ Việt Nam) ngày 26/11 đến 15h ngày 25/1/2019 (giờ Moskva).
Theo đó, Bộ Tổng tham mưu quân đội Ukraine sẽ được giao các nhiệm vụ như tổ chức hoạt động phòng không để bảo vệ những mục tiêu trước các vụ tấn công trên không, huy động thêm quân số cùng nhiều biện pháp khẩn cấp khác.
Quốc hội Ukraine dự kiến đưa ra thảo luận sắc lệnh trên sau đó cùng ngày.
Quyết định trên được Tổng thống Ukraine đưa ra một ngày sau khi lực lượng biên phòng trực thuộc Cơ quan An ninh Liên bang của Nga (FSB) bắt giữ 3 tàu hải quân Ukraine tại Eo biển Kerch gần bán đảo Crimea thuộc Biển Azov khi các tàu này tìm cách xâm nhập trái phép lãnh hải Nga. Vụ việc khiến căng thẳng leo thang giữa hai nước.
Nga tuyên bố vụ bắt giữ tàu hải quân Ukraine là hợp pháp
Cùng ngày 26/11, hãng tin Anh Reuters dẫn lời Ngoại trưởng Ukraine Pavlo Klimkin nói rằng nước này có quyền phòng vệ trước Nga và không loại trừ khả năng Moskva tiếp tục có những hành động “gây hấn” trên bộ hoặc trên biển. Trong khi đó, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov tuyên bố việc nước này bắt giữ 3 tàu hải quân Ukraine tuân thủ “nghiêm ngặt” luật pháp Nga và quốc tế.
Video đang HOT
Trả lời báo giới, ông Peskov cáo buộc các tàu trên của Ukraine xâm nhập trái phép vào lãnh hải của Nga cũng như không hợp tác với lực lượng biên phòng Nga.
Khi được hỏi liệu sự việc trên có ảnh hưởng đến cuộc gặp thượng đỉnh dự kiến giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Mỹ Donald Trump bên lề Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) cuối tháng này tại Argentina hay không, ông Peskov nhấn mạnh cuộc gặp vẫn diễn ra theo đúng kế hoạch.
Tương tự, Bộ Ngoại giao Nga cáo buộc Ukraine cố tình khiêu khích với vụ đụng độ ở Eo biển Kerch gần bán đảo Crimea nhằm tạo ra cái cớ để Moskva hứng chịu các trừng phạt mới. Bộ này cũng cho rằng Ukraine “phối hợp hành động với Mỹ và Liên minh châu Âu (EU)” hòng gây xung đột với Nga.
Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Nga nêu rõ Moskva sẽ đáp trả mạnh mẽ bất kỳ âm mưu nào làm suy yếu chủ quyền và an ninh của nước này.
Nguyễn Hằng (TTXVN)
Diễn biến vụ chạm trán tàu chiến thổi bùng căng thẳng Nga - Ukraine
Vùng biển gần bán đảo Crimea đã trở thành "điểm nóng" căng thẳng giữa các tàu chiến của Nga và Ukraine hôm 25/11 trước khi hai nước khẩu chiến qua lại để đổ lỗi cho nhau.
Theo hãng tin RT, các tàu của Ukraine thường di chuyển qua lại giữa hai cảng của nước này: từ cảng Odessa trên biển Đen tới cảng Mariupol trên biển Azov. Tuyến đường duy nhất nối hai cảng này là eo biển Kerch nằm giữa bán đảo Crimea và lục địa Nga. Ukraine cho biết đã thông báo trước cho Nga về việc các tàu hải quân của Kiev sẽ di chuyển qua khu vực này, trong khi Moscow khẳng định không được thông báo trước.
Vào khoảng 7 giờ sáng ngày 25/11 (theo giờ Moscow), hai tàu pháo và một tàu lai dắt của Hải quân Ukraine đi qua biên giới trên biển của Nga tại biển Đen và hướng về phía eo biển Kerch. Theo Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB), cơ quan chịu trách nhiệm duy trì trật tự tại lãnh hải Nga, các tàu Ukraine thông thường vẫn đi qua eo biển Kerch sau khi thông báo trước cho Nga và đi theo lịch trình đã thông báo. Tuy nhiên lần này, các tàu Ukraine không thực hiện theo đúng lộ trình trên.
Bản đồ vùng biển Azov tiếp giáp Nga, Ukraine và Crimea. (Ảnh: BBC)
Các sĩ quan Nga liên tục yêu cầu các tàu Ukraine rời khỏi vùng lãnh hải của Nga, tuy nhiên các tàu Ukraine đã phớt lờ những đề nghị này.
"Các tàu (Ukraine) đã thực hiện các động thái nguy hiểm, không tuân theo chỉ dẫn hợp pháp từ giới chức Nga", FSB cho biết trong thông báo. Các tàu của Ukraine khi đó đã đi vào vùng biển đang tạm thời bị đóng cửa vì lý do an ninh.
Vào khoảng 11h30, thêm 2 tàu của Ukraine rời cảng Berdyansk trên biển Azov và hướng về phía eo biển Kerch. Tuy nhiên, 2 tàu này cuối cùng đã quay lại và trở về cảng.
Ngay sau đó, một tàu chở hàng khổng lồ, được hộ tống bởi các tàu quân sự của Nga, đã chặn lối vào duy nhất qua eo biển Kerch dưới cầu vượt. Tổng giám đốc cảng biển Crimea Aleksey Volkov xác nhận eo biển bị đóng "vì lý do an ninh".
Quân đội Nga đã triển khai máy bay để tăng cường an ninh tại khu vực xảy ra vụ tàu Ukraine xâm phạm lãnh hải trong khi tình hình vẫn căng thẳng. Các video quay từ hiện trường cho thấy trực thăng tấn công Ka-52 bay dưới cầu Crimea. Sau đó, một số máy bay chiến đấu Su-25 cũng được nhìn thấy xuất hiện.
Tàu Nga và Ukraine di chuyển gần nhau trong vụ việc ngày 25/11. (Ảnh: RT)
Bất chấp cảnh báo từ tàu Nga, các tàu của Ukraine vẫn tiếp tục hành trình. Hải quân Ukraine cho biết các tàu quân sự của nước này đã di chuyển từ thành phố cảng Odessa tới cảng Mariupol trên biển Azov và đây là một phần trong hành trình thường kỳ đã được lên kế hoạch từ trước. Ukraine cũng khẳng định đã thông báo trước cho giới chức Nga về hành trình này.
FSB chỉ trích các hành động của tàu Ukraine là "khiêu khích", đồng thời bày tỏ quan ngại rằng hành động này có thể dẫn tới "tình huống xung đột".
Một đoạn video do giới chức Nga công bố cho thấy các tàu Ukraine đã di chuyển rất gần với các tàu Nga.
Tới nửa đêm, FSB tiếp tục ra thông báo cho biết các tàu chiến Nga buộc phải khai hỏa sau khi 3 tàu Ukraine phớt lờ "các yêu cầu pháp lý về việc phải dừng hành trình", đồng thời tiếp tục "thực hiện các động thái nguy hiểm".
Hành trình của các tàu Ukraine (đường màu vàng) qua eo biển Kerch. (Ảnh: RT)
3 thủy thủ Ukraine đã bị thương và được hỗ trợ y tế, trong khi các tàu Ukraine bị bắt giữ. Nhóm tàu từ biển Azov hướng về phía eo biển Kerch cũng đã quay trở về cảng.
Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko chỉ đạo Hội đồng Quốc phòng và An ninh Ukraine tiến hành cuộc họp khẩn cấp để đề xuất áp đặt thiết quân luật. Trong khi đó, Nga đề xuất mở cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc với chương trình nghị sự mang nội dung "duy trì hòa bình và an ninh quốc tế".
Thành Đạt
Theo Dantri/RT
Ukraine cảnh báo phạt tù công dân Nga đi tới Crimea Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko đã kí thông qua dự luật mới, cảnh báo bất cứ công dân Nga nào đi tới Crimea thông qua đường hàng không hoặc cây cầu nối với đất liền Nga là hành vi phạm pháp luật Kiev và có thể đối diện với án tù 3 năm. Cây cầu bắc qua eo biển Kerch nối đất liền...