Tổng thống Ukraine hé lộ nguyên nhân thất bại trong cuộc phản công
Các đồng minh của Kiev đã không cung cấp đủ vũ khí và đạn dược khiến cho chiến dịch phản công trong thời gian vừa qua chưa đạt được kết quả như mong muốn.
Binh sỹ Ukraine trong một cuộc tập trận hồi tháng 4/2023. Ảnh: AFP
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho rằng sự chậm trễ và kết quả mờ nhạt của cuộc phản công mà quân đội nước này tiến hành trong thời gian vừa qua do không có đủ vũ khí và sự huấn luyện từ các đồng minh phương Tây.
Trả lời phỏng vấn kênh truyền hình CNN ngày 23/7, ông Zelensky chỉ rõ: “Chúng tôi đã có kế hoạch bắt đầu triển khai chiến dịch phản công vào mùa xuân. Tuy nhiên, chúng tôi đã không thể thực hiện được theo dự kiến bởi vì không có đủ vũ khí và đạn dược, trong khi binh sỹ cũng không được đào tạo một cách chi tiết về cách sử dụng những loại vũ khí này”.
Video đang HOT
Ngoài ra, theo ông Zelensky, việc tổ chức huấn luyện bên ngoài Ukraine càng góp phần vào sự chậm trễ và điều đó giúp cho Nga có thêm thời gian để cài đặt các bãi mìn và xây dựng một số tuyến phòng thủ, buộc quân đội Ukraine “phải thực hiện các hành động phản công chậm hơn”.
Tổng thống Ukraine cũng đưa ra những lý do tương tự tại Diễn đàn An ninh Aspen hôm 21/7. Tuy nhiên, ông Zelensky cũng ám chỉ rằng Ukraine đang tiến gần tới chiến thắng sau khi quân đội đang dần hoàn thành việc gỡ bỏ mìn tại các khu vực mà Nga cài đặt.
Trong khi các quan chức Lầu Năm Góc nhấn mạnh rằng còn quá sớm để coi cuộc phản công là một “thất bại”, Mỹ đã từ chối cung cấp cho Ukraine tên lửa tầm xa ATACMS hoặc máy bay chiến đấu F-16 với lý do không có thời gian hoặc ngân sách để huấn luyện cho phi công Ukraine và bảo trì máy bay kịp thời để tạo ra sự khác biệt trong cuộc xung đột.
Tờ New York Times đưa tin hồi đầu tháng này rằng quân đội Ukraine đã mất 20% vũ khí chỉ trong hai tuần đầu tiên của chiến dịch phản công, tổn thất mà ông Zelensky cũng đổ lỗi cho sự “thiếu hào phóng” của các đồng minh phương Tây. Financial Times và Washington Post đều đưa tin về những lo ngại của Mỹ và phương Tây trước sự chậm chễ của Ukraine trong cuộc phản công.
Trong khi NATO đã cam kết hỗ trợ quân đội Ukraine “chừng nào còn cần” để đánh bại Nga, liên minh này đã không mời Kiev tham gia trong Hội nghị Thượng đỉnh ở Vilnius hồi đầu tháng này. Mặc dù vậy, Ukraine đã nhận được một lượng viện trợ quân sự khổng lồ từ các thành viên NATO trong 18 tháng qua, với 46,6 tỷ USD đến từ Mỹ.
Tổng thống Volodymyr Zelensky cách chức Đại sứ Ukraine tại Anh
Ngày 21/7, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã ký sắc lệnh cách chức Đại sứ Ukraine tại Anh, ông Vadym Prystaiko.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky phát biểu tại Kiev. Ảnh: AFP/TTXVN
Sắc lệnh cho biết ông Prystaiko cũng bị cách chức đại diện Ukraine tại Tổ chức Hàng hải quốc tế, song không tiết lộ nguyên nhân.
Hiện chưa rõ nhân vật nào sẽ thay thế ông Prystaiko, 53 tuổi, một nhà ngoại giao nhiều kinh nghiệm, là cựu Phó Thủ tướng và là người đã nắm giữ cương vị Đại sứ Ukraine tại Anh trong 3 năm.
Theo hãng tin Reuters, sắc lệnh trên được đưa ra sau khi ông Prystaiko có bình luận về phát biểu của Tổng thống Zelensky liên quan việc Anh hỗ trợ quân sự cho Ukraine.
Từ khi nổ ra xung đột Nga - Ukraine hồi tháng 2/2022, Ukraine đã nhận được nhiều hậu thuẫn từ phương Tây. Anh là bên viện trợ quân sự nhiều thứ hai cho Ukraine, sau Mỹ. Tuy nhiên, Tổng thống Zelensky nhiều lần thúc giục các nước phương Tây tăng tốc hỗ trợ Ukraine.
Tướng Mỹ bình luận về chiến dịch phản công của Ukraine Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ Mark Milley cho rằng chiến dịch phản công của Ukraine chưa thất bại. Ông đã lường trước chiến dịch này sẽ diễn ra trong một thời gian dài. Trung Quốc: Không có giải pháp quân sự cho khủng hoảng Ukraine Trận địa mìn gây tổn thất cho Ukraine nhiều hơn pháo binh Nga...