Tổng thống Ukraine bình luận về khả năng giành lại các vùng lãnh thổ đã mất
Tổng thống Volodymyr Zelensky thừa nhận Lực lượng vũ trang Ukraine không thể giành lại các vùng lãnh thổ đã mất.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky trong cuộc họp báo tại Kiev ngày 25/2/2022. Ảnh: Getty Images/TTXVN
“Quân đội của chúng tôi không đủ mạnh để làm điều này. Thực sự là như vậy”, ông trả lời phỏng vấn hãng thông tấn Kyodo của Nhật Bản. Nhà lãnh đạo Ukraine nói thêm rằng cuộc xung đột ở Ukraine đã bước vào “giai đoạn khó khăn”.
Trước đó, trong cuộc phỏng vấn với Sky News hôm 29/11, ông Zelensky cũng lần đầu tuyên bố ông có thể sẵn sàng đồng ý nhượng bộ lãnh thổ mà Kiev tuyên bố chủ quyền để ngừng bắ.n với Nga.
Ông Zelensky đã đưa ra tuyên bố trên khi được yêu cầu bình luận về thông tin gần đây cho rằng đội ngũ của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đang cân nhắc để Moskva giữ lại lãnh thổ mà Kiev tuyên bố chủ quyền nhằm đổi lấy việc Ukraine trở thành thành viên của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Video đang HOT
“Ukraine gia nhập NATO, nhưng Nga nắm quyền kiểm soát và giữ lại vùng lãnh thổ mà họ kiểm soát cho đến nay. Liệu điều đó có khả thi không?”, phóng viên hỏi.
Ông Zelensky cho rằng điều này có khả năng đóng vai trò là nền tảng cho lệnh ngừng bắ.n.
“Nếu chúng tôi muốn chấm dứt giai đoạn nóng của cuộc chiến, chúng tôi cần đưa lãnh thổ Ukraine mà chúng tôi đang kiểm soát vào ‘chiếc ô’ của NATO. Chúng tôi cần phải làm điều đó nhanh chóng. Và sau đó Ukraine có thể lấy lại các vùng lãnh thổ mà Nga đã kiểm soát theo phương thức ngoại giao”, nhà lãnh đạo Ukraine nói.
Ông Zelensky nhấn mạnh điều này chưa từng được đề xuất chính thức với Ukraine. Ông cũng làm rõ rằng Kiev sẽ không chính thức từ bỏ các yêu sách đối với Crimea và bốn khu vực khác đã sáp nhập Nga sau các cuộc trưng cầu dân ý vào năm 2014 và 2022.
Những phát ngôn này cho thấy sự thay đổi đáng kể trong lập trường của nhà lãnh đạo Ukraine. Trước đó, ông Zelensky nhấn mạnh việc lực lượng Nga rút quân hoàn toàn và biên giới năm 1991 của Ukraine được khôi phục sẽ là điều kiện tiên quyết cho các cuộc đàm phán hòa bình.
Tuy nhiên, trong vài tuần qua, ông Zelensky và Chánh văn phòng của ông – Andrey Yermak – đã dần thừa nhận điều đó là không thể.
Các nước cộng hòa nhân dân Donetsk và Lugansk tự xưng, cũng như các khu vực Zaporozhye và Kherson, đã sáp nhập Nga dựa trên kết quả của cuộc trưng cầu dân ý được tổ chức tại bốn khu vực vào ngày 23-27/9/2022. Ngoài ra, Crimea và thành phố Sevastopol đã sáp nhập Nga sau cuộc trưng cầu dân ý vào tháng 3/2014.
Tổng thống Putin tái cơ cấu lực lượng vũ trang Nga
Các quân khu Moskva và Leningrad được tái lập để đáp ứng những thách thức mới mà Nga đang phải đối mặt, đặc biệt là việc Phần Lan và Thụy Điển gia nhập NATO.
Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: Sputnik
Theo kênh RT (Nga), Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 26/2 đã ký sắc lệnh cơ cấu lại tổ chức quân đội nước này. Các quân khu Moskva và Leningrad không còn tồn tại từ lâu đã được tái lập và "bốn khu vực trước đây thuộc Ukraine mà Nga mới sáp nhập" đã được sáp nhập vào Quân khu phía Nam.
Sắc lệnh bãi bỏ Quân khu phía Tây và Bộ chỉ huy chiến lược chung "Hạm đội phía Bắc", thường được gọi là Quân khu phía Bắc hoặc Lực lượng Bắc Cực. Có trụ sở tại St. Petersburg, Quân khu phía Tây được thành lập vào năm 2010 thông qua việc sáp nhập các quận của Moskva và Leningrad, với Quân khu phía Bắc được chỉ định là một thực thể riêng biệt vào năm 2014.
Bốn khu vực trước đây thuộc Ukraine được "sáp nhập vào Quân khu phía Nam, cụ thể là Zaporozhye, Kherson, Donetsk và Lugansk", đã được Nga sáp nhập vào cuối năm 2022 sau "các cuộc trưng cầu dân ý".
Việc tái thành lập các Quân khu Moskva và Leningrad lần đầu tiên được Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey Shoigu đưa ra vào tháng 12/2022. Vào thời điểm đó, ông Shoigu cho rằng động thái này là cần thiết để chống lại những thách thức mới mà Nga đang phải đối mặt, cụ thể là việc mở rộng NATO để bao gồm Phần Lan và Thụy Điển.
Bộ trưởng Quốc phòng Nga mô tả việc thành lập một lực lượng tương ứng ở phía Tây Bắc nước Nga là một phản ứng thích hợp trước sự gia tăng của liên minh quân sự do Mỹ đứng đầu.
Chuyên gia phân tích chén đắng cho Ukraine nếu gia nhập NATO Để gia nhập NATO, Ukraine sẽ phải ký hiệp định hòa bình với Nga, chấp nhận mất 5 vùng Crimea, Kherson, Zaporozhye, Donetsk, Lugansk? Ukraine tha thiết mong muốn gia nhập NATO Hôm 20/4, Tổng thống Ukraine Vladimir Zelensky đã đón tiếp Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg tại Kiev, theo ông ta, chuyến thăm...