Tổng thống Trump vò võ ngồi đợi điện thoại, Tổng thống Iran nhất quyết không nghe máy
Nỗ lực dàn xếp một cuộc điện đàm giữa Tổng thống Trump và người đồng cấp Iran của Pháp bất thành khi ông Rouhani nhất quyết không phối hợp.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cố gắng sắp xếp một cuộc trò chuyện qua điện thoại giữa 2 lãnh đạo Mỹ-Iran, nhưng Tổng thống Rouhani từ chối ra khỏi phòng khách sạn bất chấp ông Trump đang ngồi chờ ở đầu dây bên kia và ông Macron đứng đợi ở hành lang, nguồn tin của New Yorker cho hay.
Theo nguồn tin, các kỹ thuật viên người Pháp hôm 24/9 thiết lập một đường dây nóng an toàn trong một căn phòng cùng tầng với phòng ông Rouhani tại khách sạn Millennium Hilton với hy vọng Tổng thống Iran sẽ đồng ý ra ngoài và nói chuyện với ông Trump.
Tổng thống Iran Hassan Rouhani. (Ảnh: AP)
Một nguồn tin khác của New Yorker nói ông Macron đã trả lời cuộc gọi của Trump lúc 21h30, nhưng ông Rouhani không bao giờ ra khỏi phòng để nhận cuộc gọi.
“Chúng tôi làm việc ở New York trong vài tháng để khiến Iran đưa ra các cam kết mới và đổi lại, Mỹ giảm nhẹ lệnh trừng phạt. Chúng tôi đã cố sắp xếp kỹ thuật để một một cuộc điện đàm có thể diễn ra. Nhưng nó đã không diễn ra”, một nhà ngoại giao Pháp giấu tên tiết lộ.
Hôm 1/10, tờ New York Times sau khi tham khảo một số nguồn tin xác nhận thông tin mà New Yorker đưa ra là chính xác.
“Cuối cùng, ông Rouhani từ chối ra khỏi phòng, ông Macron tay trắng rời New York còn Tổng thống Trump bị cho leo cây”, tờ này viết.
Video đang HOT
Giới chức Anh, Pháp, Iran đều chưa đưa ra bình luận về thông tin này.
Tuần trước, bên lề Đại hội đồng Liên hợp quốc, Tổng thống Macron và Thủ tướng Anh Boris Johnson bị bắt gặp thuyết phục ông Rouhani gặp người đồng cấp Mỹ, nhưng nhà lãnh đạo Iran nở nụ cười và từ chối một cách lịch sự.
Cũng trong tuần trước, các quan chức Mỹ và Iran đưa ra các tuyên bố mâu thuẫn về các cuộc đàm phán có thể xảy ra giữa 2 Tổng thống. Iran phủ nhận một cuộc gặp giữa lãnh đạo 2 nước diễn ra trong khi ông Trump cũng khẳng định sẽ không có cuộc gặp nào.
Tổng thống Trump trước đó nhấn mạnh ông không cần bên nào đứng ra hòa giải vì các cuộc đàm phán sẽ được tổ chức và các quan chức Iran biết nên gọi cho ai nếu muốn nói chuyện.
(Nguồn: Sputnik )
SONG HY
Theo VTC
Rào cản ngăn Trump tung đòn quân sự với Iran
Trump thích dùng ngôn từ gay gắt khi đề cập đến Iran, nhưng khi tính đến biện pháp quân sự, nhiều yếu tố khiến ông lưỡng lự.
Khi Tổng thống Trump xem xét quyết định có nên tấn công Iran hay không sau khi nghi ngờ họ đứng sau vụ tấn công hai nhà máy dầu ở Arab Saudi và cảnh báo Mỹ đã sẵn sàng "khóa mục tiêu và lên nòng", những lần can thiệp quân sự trước đây của Mỹ ở Trung Đông phủ bóng lên những lựa chọn mà ông đang cân nhắc.
Trump do dự với biện pháp quân sự ở Trung Đông vì ông muốn giữ lời hứa trong chiến dịch tranh cử là giảm can thiệp của Mỹ ở nước ngoài, theo những người thường xuyên nói chuyện với ông. Ông cũng lo lắng về tác động tiêu cực về kinh tế và chính trị khi Mỹ lâm vào cuộc chiến với Iran.
Sự phân vân của Trump được thể hiện rất rõ trong những tuyên bố gần đây của ông. "Tôi muốn chiến tranh không ư? Tôi chẳng muốn gây chiến với ai cả. Tôi không phải là người ưa chiến tranh", ông nói hôm 16/9. Nhưng chỉ một thời gian ngắn sau đó, Tổng thống Mỹ lại tuyên bố "Chúng tôi sẵn sàng cho chiến tranh hơn bất cứ ai khác".
Tổng thống Mỹ Trump tại Washington tháng 12/2017. Ảnh: AP.
Trump đã tham khảo ý kiến của nhiều người khi cân nhắc đối sách với Iran. Trong 10 ngày qua, ông lắng nghe ý kiến của khoảng 10 người, trong đó có Thủ tướng Nhật Shinzo Abe, người cố gắng làm trung gian giữa Mỹ và Tehran; Đại sứ Mỹ tại Đức Ric Grenell; thượng nghị sĩ Rand Paul và nghị sĩ Mark Meadows.
Đa phần những người này đều thúc giục Trump kiềm chế. Một số khuyến nghị rằng Mỹ có thể kết hợp với Arab Saudi để đưa ra phản ứng đa phương với Iran sau vụ tấn công vào hai nhà máy lọc dầu.
Mặc dù Trump ngần ngại tấn công Iran, ông đang chịu áp lực phải đưa ra biện pháp đối phó đủ sức nặng để răn đe quốc gia này. Trump từng chỉ trích cố vấn an ninh quốc gia John Bolton, người hay thúc giục Tổng thống cứng rắn với Iran. Bolton "muốn đẩy chúng ta vào một cuộc chiến với Iran, vì vậy tôi nghĩ rằng Trump cảm thấy ông đang ngăn chặn nguy cơ đó" và Trump muốn "một con đường hướng tới hòa bình", nguồn tin giấu tên thân cận với Nhà Trắng nói.
Nhưng Trump vẫn có một Hội đồng An ninh Quốc gia gồm những quan chức diều hâu có quan điểm gay gắt đến mức cực đoan với Iran, cựu quan chức Mỹ nói. Họ từng phàn nàn rằng cựu bộ trưởng quốc phòng Jim Mattis đã quá mềm mỏng với Iran, trong khi bản thân Mattis đã là quan chức "diều hâu" hơn nhiều người.
Trump đang đưa ra những ngôn từ cứng rắn với Iran nhưng không đưa ra cam kết nào về hành động đối phó cụ thể. "Ông ấy thích nói 'đao to búa lớn' và thích nhắc đến những chính sách có vẻ cứng rắn, nhưng ông ấy miễn cưỡng đưa những chính sách đó vào thực tế", cựu quan chức Mỹ nói.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo sẽ tới Arab Saudi và Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) trong tuần này để thảo luận về cách thức đối phó với Iran. Một phương án Mỹ có thể chọn là thu thập bằng chứng chứng minh Iran liên quan đến vụ tấn công. Mỹ hoặc Arab Saudi có thể yêu cầu Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc họp khẩn để trình bày bằng chứng và tố cáo Iran.
Mỹ cũng có thể tung ra thêm biện pháp trừng phạt kinh tế hay tiến hành các cuộc tấn công mạng, giống những biện pháp Trump từng cho phép tiến hành sau khi cáo buộc Iran phá hoại tàu dầu vài tháng trước.
Hồi tháng 6, Trump ra lệnh không kích Iran để trả đũa việc họ bắn hạ máy bay không người lái Mỹ, nhưng hủy kế hoạch vào phút chót. Ông đã "rất vui" và thường khoe về sự thận trọng, kiềm chế của mình.
Vào thời điểm đó, lập trường nội bộ của chính quyền Trump là chỉ trả đũa quân sự nhắm vào Iran khi nào có người Mỹ thương vong. Nhưng Iran giờ đã táo bạo hơn, thực hiện nhiều bước hơn để khởi động lại chương trình hạt nhân.
"Trump lo ngại rằng Iran sẽ leo thang tấn công vào các lợi ích khác trong khu vực. Tổng thống đã thể hiện sự kiềm chế tuyệt vời, nhưng các cố vấn đang thúc giục ông hành động nhiều hơn".
Các nhà ngoại giao nước ngoài nhận xét rằng họ thấy sự thận trọng trong cách Trump xử lý vấn đề Iran, đặc biệt là vì chiến dịch tranh cử năm 2020. "Ông ấy muốn thể hiện sức mạnh của Mỹ nhưng cuộc bầu cử đang đến gần và điều ông ấy không muốn nhất là kéo Mỹ vào cuộc xung đột kéo dài", một nhà ngoại giao châu Âu nói.
Lập trường hay thay đổi của Trump có thể làm suy yếu không chỉ uy tín của ông mà còn của các quan chức cấp cao trong chính quyền, Heather Hurlburt, nhà phân tích của New America, cảnh báo. Ngoại trưởng Mike Pompeo đã nhanh chóng đổ lỗi cho Tehran sau vụ tấn công, trong khi Trump vẫn chưa dứt khoát làm điều đó.
Nhưng nếu các nhà điều tra xác định Tehran là thủ phạm, Trump có thể cần phải hành động hoặc ít nhất là giúp Arab Saudi làm vậy. "Tôi lo ngại rằng Trump sẽ 'bật đèn xanh' để Arab Saudi trả đũa", Mark Dubowitz, người đứng đầu Tổ chức Quốc phòng Dân chủ, nhóm chuyên gia ủng hộ đường lối cứng rắn chống lại Iran, nói.
"Sau khi nghiên cứu hàng thập kỷ cách phản ứng của Iran với Mỹ, tôi thấy rằng nếu Mỹ sử dụng sức mạnh quân sự, Iran sẽ nhượng bộ và không leo thang căng thẳng. Nhưng nếu Arab Saudi sử dụng sức mạnh quân sự thì Iran sẽ đáp trả mạnh mẽ", Dubowitz nói.
Theo Phương Vũ (VNE)
Iran tiếp tục chọc giận Mỹ, "đổ thêm dầu" vào chảo lửa vùng Vịnh Việc Iran bắt một tàu dầu ở vùng Vịnh hôm 16/9 được cho là đã đẩy căng thẳng trong khu vực lên đến đỉnh điểm giữa bối cảnh các nhà máy lọc dầu lớn nhất của Ả Rập Saudi bị tấn công. Và Tổng thống Trump ám chỉ Iran đứng sau vụ việc đồng thời mạnh mẽ cảnh báo rằng, Mỹ đã "khóa...