Tổng thống Trump và chiến lược ‘Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương’ của Mỹ
Ba cụm tàu sân bay Mỹ sắp tham gia cuộc tập trận hải quân quy mô lớn ở Tây Thái Bình Dương, trong bối cảnh chính quyền Triều Tiên không có ý định chấm dứt tham vọng hạt nhân và tên lửa.
Ảnh: US Navy
Chiến lược “Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương” của Mỹ
Ngày 18/10, Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson lần đầu tiên đưa ra khái niệm “Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và cởi mở” tại Trung tâm nghiên cứu chiến lược quốc tế (CSIS) ở Washington.
Kể từ đó trở đi, chính quyền Mỹ bắt đầu sử dụng cách nói “Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương” để thay thế cho chiến lược “châu Á-Thái Bình Dương” của cựu tổng thống Barack Obama.
Chiến lược này trở thành điểm nhấn khi Tổng thống Trump có bài phát biểu tại APEC CEO Summit 2017 vào ngày 10/11 ở Đà Nẵng. Trong đó, “Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương” đã trở thành một trong những từ khóa quan trọng nhất trong bài phát biểu của Trump tại Đà Nẵng.
Người đứng đầu Nhà Trắng nói: “Hôm nay tôi có mặt ở đây để đề nghị làm mới mối quan hệ đối tác với Mỹ, cùng nhau hành động nhằm tăng cường mối quan hệ hữu nghị và thương mại giữa tất cả các quốc gia trong khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, cùng nhau thúc đẩy sự thịnh vượng và an ninh của chúng ta… Ở trung tâm của mối quan hệ đối tác này, chúng tôi đang tìm kiếm mối quan hệ thương mại vững chắc dựa trên cơ sở công bằng và có đi có lại”.
Tổng thống Trump còn cho biết sẵn sàng ký kết hiệp định thương mại song phương với các nước Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương mong muốn trở thành đối tác của Mỹ, muốn tuân thủ nguyên tắc thương mại công bằng và cùng có lợi.
Trước đó, trong bài phát biểu với tiêu đề “Định nghĩa lại quan hệ Mỹ-Ấn trong thế kỷ mới”, Ngoại trưởng Mỹ Tillerson cho rằng khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương bao gồm tất cả các quốc gia nằm ở ven bờ Ấn Độ Dương và phía Tây Thái Bình Dương sẽ là bộ phận quan trọng nhất của thế giới trong thế kỷ 21.
Video đang HOT
Ông Tillerson cũng cho biết Mỹ cần tăng cường hợp tác với Ấn Độ nhằm đảm bảo Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương là một khu vực ngày càng hòa bình, ổn định và phồn vinh, không trở thành một khu vực hỗn loạn, xung đột và cướp đoạt về kinh tế.
Không lâu sau khi Ngoại trưởng Tillerson trình bày khái niệm “Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và cởi mở”, chính phủ Mỹ đã triển khai rất nhiều hoạt động ngoại giao tại khu vực này. Từ ngày 20 đến 26/10, ông Tillerson đã thực hiện các chuyến thăm đến các nước dọc phía Bắc Ấn Độ Dương từ Saudi Arabia, Qatar đến Afghanistan và Iraq, tiếp đó đến Pakistan và Ấn Độ.
Ngày 23/10, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis đã đến thủ đô Manila của Philippines để tham dự Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng, sau đó lần lượt đi thăm Thái Lan và Hàn Quốc.
Hành trình của hai bộ trưởng Mỹ dường như đã bước tới toàn bộ khu vực phía Nam và rìa phía Đông của lục địa Á-Âu, trong đó đã đến rất nhiều quốc gia đồng minh truyền thống của Mỹ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Mỹ đang dần hình thành chính sách đối với châu Á
Trước chuyến công du châu Á kéo dài 12 ngày, các chuyên gia phân tích đã đưa ra nhiều nhận định cho rằng, Tổng thống Trump có thể trình bày chính sách mới về châu Á tại Hội nghị cấp cao APEC ở Đà Nẵng.
Đặc biệt, đêm trước chuyến công du châu Á của ông Trump, Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Herbert McMaster cũng cho biết một trong ba mục tiêu mà Tổng thống Trump hướng đến trong chuyến đi này là phải thúc đẩy xây dựng khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và cởi mở.
Và việc ông Trump đề cập tới khái niệm “Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương” trong bài phát biểu tại APEC CEO Summit 2017 ở Đà Nẵng được cho là chỉ dấu về chính sách đối ngoại của Mỹ tại châu Á.
Mạng tin của tổ chức phân tích thông tin tình báo Stratfor ngày 15/11 đăng bài viết nhận định rằng chuyến công du của Tổng thống Mỹ Donald Trump tới châu Á tuy chỉ đạt được một số ít thành công cụ thể, song đã tạo ra được sự thay đổi khái niệm quan trọng cho chiến lược của Mỹ tại khu vực đó là xác định khái niệm “Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương”.
Thuật ngữ “Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương” và những ẩn ý chính sách kèm theo đó là chỉ dấu quan trọng cho thấy Mỹ và các đồng minh đang nỗ lực như thế nào để định hình chính trị, hoặc chí ít là cho thấy quan điểm của những nước này.
Trong bài viết trên tạp chí The Diplomat ngày 11/11, Patrick M. Cronin – Giám đốc cấp cao Chương trình an ninh châu Á-Thái Bình Dương thuộc Trung tâm an ninh Mỹ nhận định: chuyến thăm 5 nước châu Á của Trump chứng tỏ sự bắt đầu chiến lược “chuyển hướng sang châu Á” của Mỹ. Theo ông, qua một loạt bài phát biểu và tham dự các hội nghị cấp cao, Trump đã trình bày quan điểm của mình đối với một khu vực phồn vinh rộng lớn, có ý nghĩa rất quan trọng đối với Mỹ. Và bài phát biểu của Trump tại Đà Nẵng đã minh họa rõ cho chính sách mới của Mỹ đối với châu Á.
Chủ trương chính sách của Chính quyền Trump là trên cơ sở duy trì và củng cố mối quan hệ với các đồng minh tốt nhất, mạnh mẽ nhất với Chính phủ Mỹ trước đây như Hàn Quốc và Nhật Bản, mở rộng chúng tới các đối tác mới, nhất là Ấn Độ, vì vậy gọi là chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, đồng thời tìm cách thông qua sự cạnh tranh và cân bằng trong thời gian dài để đối phó với sự khuếch tán quyền lực xuất hiện ở châu Á.
Trước đó, minh chứng cho việc Mỹ không rời khỏi châu Á-Thái Bình Dương chính là việc để Bộ trưởng Quốc phòng tham dự Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng. Các chuyên gia phân tích cho rằng, việc để James Mattis lần đầu tiên tham gia Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng, là Trump có ý đồ lợi dụng phương thức với quy cách cao đó để nhấn mạnh sự coi trọng của ông đối với khu vực này. Tín hiệu mà ông muốn truyền đi là: Mỹ sẽ không rời khỏi châu Á-Thái Bình Dương”.
Mặc dù Chính quyền Trump cố gắng tránh sử dụng khái niệm “châu Á-Thái Bình Dương” trong quá khứ, nhưng một số chuyên gia cho rằng “chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương” không phải là khái niệm mới, cũng không vượt qua khuôn khổ truyền thống tiếp xúc với châu Á của Mỹ.
“Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương” của Chính quyền Trump ở góc độ nào đó cũng giống với đường lối “tái cân bằng châu Á- Thái Bình Dương” của cựu tổng thống Brack Obama.
Trước thềm chuyến thăm, nhiều người vẫn lo ngại về sự thiếu vắng một chiến lược cố kết cho sự cam kết trong khu vực, vốn đã định hình các lợi ích chiến lược, kinh tế, ngoại giao và chính trị của Mỹ ở châu Á.
Tuy nhiên, chuyến công du lần này, và cách hành xử của ông Trump và đặc biệt là việc nhấn mạnh tới khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, cho thấy các dấu hiệu đầy hứa hẹn rằng ít nhất khi vực Đông Á vẫn nhận được sự quan tâm của Mỹ.
Và việc ông Trump liên tục đề cập đến khu vực châu Á-Thái Bình Dương dưới cái tên “Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương” chứng tỏ ý tưởng này đóng vai trò trung tâm như thế nào trong chính sách đối ngoại của Chính quyền Trump.
Theo Đức Thức
Tiền phong
Ngoại trưởng Mỹ nói Trump sẽ không rút khỏi thoả thuận hạt nhân Iran
Ngoại trưởng Mỹ cho biết Tổng thống Trump sẽ không hủy bỏ thoả thuận hạt nhân với Iran mà hướng đến chiến lược lớn hơn.
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Ngoại trưởng Rex Tillerson. Ảnh: AFP.
Tổng thống Donald Trump sẽ không ủng hộ thoả thuận hạt nhân mang tính bước ngoặt với Iran, nhưng cũng sẽ không hủy bỏ thoả thuận này, AFP hôm nay dẫn lời Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson nói.
"Ý định là chúng tôi vẫn sẽ giữ Kế hoạch Hành động Toàn diện Chung (JCPOA), nhưng Tổng thống sẽ không tuyên bố thỏa thuận này là lợi ích quốc gia của Mỹ trước quốc hội", ông Tillerson nói.
JCPOA được 5 nước thành viên thường trực Hội đồng Bảo an và Đức ký năm 2015 với Iran để Tehran ngừng chương trình hạt nhân nhằm đổi lấy việc chấm dứt bị cấm vận.
Ngoại trưởng Tillerson cho biết ông Trump sẽ tuyên bố trước quốc hội Mỹ rằng thoả thuận này vẫn được tuân thủ về mặt kỹ thuật, ám chỉ thoả thuận vẫn giữ nguyên.
Ông Tillerson cũng vạch ra một chiến lược mới, trong đó thúc đẩy nỗ lực ngoại giao để thuyết phục các đồng minh của Mỹ đàm phán một thỏa thuận mới bổ trợ cho JCPOA. Mỹ cũng sẽ yêu cầu các đối tác châu Âu phối hợp để áp đặt các lệnh cấm vận mới đối với thành viên Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran trung thành với Lãnh đạo Tối cao Ayatollah Ali Khamenei.
Tổng thống Trump sẽ phát biểu trước quốc hội Mỹ vào sáng mai về thỏa thuận hạt nhân này. Tillerson nói Tổng thống nhiều khả năng sẽ hối thúc quốc hội đưa ra các yêu cầu nghiêm ngặt hơn với Iran để được nới lỏng các lệnh trừng phạt.
Sau khi lên nắm quyền đầu năm nay, chính quyền Tổng thống Trump đã nhiều lần đề cập đến việc đơn phương rút khỏi JCPOA. Tuy nhiên, tất cả các bên tham gia khác, bao gồm Nga, Anh, Pháp, Trung Quốc và Đức, đều nhấn mạnh thỏa thuận hạt nhân Iran cần phải được duy trì.
Khánh Lynh
Theo VNE
Ông Trump lên tiếng về tin đồn bất hòa với Ngoại trưởng Mỹ Tổng thống Donald Trump ngày 7/10 đã cho biết quan điểm của ông sau khi xuất hiện một số thông tin về mối quan hệ căng thẳng giữa nhà lãnh đạo Mỹ và Ngoại trưởng Rex Tillerson. Tổng thống Donald Trump (phải) và Ngoại trưởng Rex Tillerson (Ảnh: Reuters) "Mối quan hệ của chúng tôi rất tốt. Chúng tôi có bất đồng trong...