Tổng thống Trump ủng hộ ý tưởng đổi tên máy bay Boeing 737 Max
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho rằng tập đoàn sản xuất máy bay Boeing nên đổi tên máy bay 737 Max sau khi hoàn tất chữa lỗi phần mềm.
Các quốc gia trên toàn thế giới ra lệnh cấm bay đối với mẫu Boeing 737 Max. Ảnh: AP
“Tôi biết gì về thương hiệu, có thể chẳng biết gì cả, nhưng nếu tôi là Boeing, tôi sẽ sửa máy bay Boeing 737 Max, nâng cấp và thêm một vài đặc tính ưu việt, và đổi tên máy bay. Chưa có một sản phẩm nào bị rơi vào tình trạng như mẫu máy bay này…”, Đài Sputnik dẫn dòng trạng thái Twitter đăng ngày 15/4 của Tổng thống Trump.
Trước đó, Giám đốc điều hành Boeing Dennis Muilenburg tuyên bố phần mềm chống rơi mới lắp đặt trên Boeing 737 Max đã được nâng cấp thành công sau khi hoàn tất 96 chuyến bay thử nghiệm.
Video đang HOT
Hệ thống chống thất tốc (MCAS) được cho là nguyên nhân dẫn tới ít nhất một trong hai vụ tai nạn hàng không liên quan tới Boeing 737 Max 8 chỉ trong vòng 6 tháng. Cả hai vụ tai nạn của hãng hàng không Lion Air (Indonesia) và Ethiopian Airlines đều xuất hiện nhiều điểm tương đồng trong khi xảy ra sự cố, dấy lên lo ngại về mức độ an toàn của 737 Max. Sau khi xảy ra 2 thảm kịch khiến tổng cộng 346 người thiệt mạng, các quốc gia trên toàn thế giới ra lệnh cấm bay đối với mẫu máy bay mới này.
Bình luận về gợi ý trên của Tổng thống Trump, người phát ngôn Boeing cho biết xây dựng lại lòng tin của công chúng là mục tiêu chính của hãng, trong đó các phi công đóng một vai trò quan trọng. Phát biểu với báo giới, Phó Chủ tịch truyền thông của Boeing, Gordon Johndroe cho biết: “Lòng tin của phi công vào máy bay sẽ định hướng hành khách và phi hành đoàn đặt nhiều lòng tin hơn vào máy bay”.
Hiện hãng Boeing đang tập trung vào việc trình một phần mềm cập nhật và tiến hành huấn luyện phi công để có thể được các cơ quan quản lý phê chuẩn. Các cơ quan chức năng trên toàn thế giới đang chuẩn bị xem xét các đề xuất của Boeing. Các quan chức hãng hàng không cho biết đã tiến hành nhiều cuộc họp kéo dài với Boeing trong những tuần qua để thảo luận cách thức giành lại sự ủng hộ của công chúng khi loại máy bay 737 Max được phép hoạt động trở lại. Theo một nguồn tin, khả năng đặt tên mới cho Max không nhiều, bởi việc đặt tên cho một dòng máy bay là một công việc lớn.
Trong khi đó, giới chuyên gia cũng phản ứng không thuận với đề xuất của ông Trump.
Công ty tư vấn về giá trị thương hiệu toàn cầu, có trụ sở tại Anh, Brand Finance ước tính giá trị của thương hiệu Boeing đã giảm 12 tỷ USD. Theo tính toán của công ty này, thương hiệu Boeing có giá trị cao nhất trên thị trường hàng không vũ trụ trong năm 2018, là 32 tỷ USD. Giám đốc điều hành Brand Finance David Haigh bác bỏ ý tưởng đặt thương hiệu mới cho Boeing, đồng thời nhấn mạnh rằng hãng Toyota và nhiều hãng khác đã phục hồi sau nhiều cuộc khủng hoảng tốn kém mà không cần tới giải pháp đau đớn là thay thương hiệu.
Nhiều chuyên gia marketing khác cho rằng bàn về việc thay thương hiệu lúc này là không phù hợp, khi vấn đề an toàn đang cần đặt lên hàng đầu. Nhà sáng lập cơ quan thiết kế thương hiệu Interesting Development, Paul Caiozzo khẳng định việc thay thương hiệu mà không đảm bảo rằng sản phẩm đó an toàn, thì một vụ tai nạn khác đối với cùng một loại máy bay mang cái tên mới và hình ảnh mới, sẽ hủy hoại Boeing. Trưởng nhóm chiến lược của công ty tư vấn Landor, chuyên làm việc cho các hãng hàng không và nhiều lĩnh vực khác, ông Thomas Ordahl cũng cho rằng không thể chỉ thay thương hiệu mà phải giải quyết vấn đề.
Theo Bảo Hà/Báo Tin tức
Vụ rơi máy bay của Lion Air: Thêm nhiều gia đình nạn nhân ở Indonesia kiện hãng Boeing
Ngày càng nhiều gia đình các nạn nhân thiệt mạng trong vụ rơi máy bay của hãng hàng không Lion Air của Indonesia, xảy ra hồi tháng 10/2018, đệ đơn kiện Tập đoàn sản xuất máy bay Boeing Co.
Tại cuộc họp báo do một công ty luật tổ chức ở thủ đô Jakarta của Indonesia ngày 8/4, các gia đình của 11 nạn nhân cho biết họ đang cùng với hàng chục gia đình khác ở nước này khởi kiện Boeing.
Thân nhân các nạn nhân thiệt mạng trong vụ rơi máy bay của hãng hàng không Lion Air của Indonesia thăm khu vực máy bay gặp nạn tại Karawang, Tây Java ngày 6/11/2018. Ảnh: AFP/TTXVN
Các gia đình nạn nhân và luật sư đại diện cũng cho rằng những phát biểu của Giám đốc điều hành Boeing Dennis Muilenburg liên quan tới hệ thống lái tự động - đưa ra trong đoạn video công bố hồi tuần trước - là một "sự thú nhận" sẽ giúp ích cho các vụ kiện của họ.
Theo bà Merdian Agustin, vợ của một nạn nhân và là mẹ của 3 người con, Giám đốc điều hành Boeing đã xin lỗi các gia đình của 346 hành khách thiệt mạng trong vụ tai nạn. Bà hy vọng đây là một đà tiến lớn để gia đình các nạn nhân yêu cầu Boeing bồi thường. Hiện hàng chục gia đình ở Indonesia vẫn chưa nhận được khoản tiền bồi thường 1,2 tỷ rupiah (85.000 USD) do họ từ chối ký vào một bản biên nhận miễn trừ, theo đó các gia đình không được kiện Lion Air, Boeing hoặc các công ty con.
Luật sư Michael Indrajana cho biết kể từ sau vụ tai nạn thảm khốc hồi năm ngoái, các gia đình ở Indonesia đã phải đối mặt với một quá trình pháp lý phức tạp để yêu cầu Boeing và Lion Air bồi thường thiệt hại.
Dòng máy bay 737 MAX của Boeing đã bị ngưng hoạt động ở nhiều nước sau vụ tai nạn máy bay của hãng hàng không Ethiopian Airlines vừa qua cướp đi sinh mạng của 157 người và vụ tai nạn của hãng Lion Air tháng 10/2018 khiến 189 người thiệt mạng. Trong thông báo ngày 5/4, Boeing cho biết sẽ thành lập một ủy ban nhằm tiến hành đánh giá lại quá trình thiết kế và sản xuất máy bay của hãng này sau hai vụ tai nạn thảm khốc trên.
Thùy An (TTXVN)
Theo Tintuc
Cận cảnh hố sâu 10 m máy bay Ethiopia gây ra khi lao xuống với vận tốc gần 1000 km/h Báo cáo sơ bộ về vụ rơi máy bay ở Ethiopia cho thấy chiếc Boeing 737 MAX 8 lao xuống đất với vận tốc 925 m/h, tạo ra hố sâu tới 10 m. Theo Reuters, tốc độ như như vậy vượt quá giới hạn thiết kế của chiếc MAX 8, đẩy hành khách ra khỏi chỗ người, khiến họ rơi vào tình trạng...