Tổng thống Trump: Ukraine sẵn sàng ký thỏa thuận chấm dứt xung đột với Nga
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết Ukraine đã sẵn sàng ký một thỏa thuận để chấm dứt xung đột với Nga.
Phái đoàn Nga, Ukraine đàm phán hồi năm 2022 (Ảnh: Getty).
Trong bài phát biểu trực tuyến trước Diễn đàn Kinh tế Thế giới hôm 23/1, bình luận về triển vọng giải quyết hòa bình cuộc xung đột Nga – Ukraine, Tổng thống Donald Trump cho biết Ukraine đã sẵn sàng ký một thỏa thuận để chấm dứt xung đột với Nga.
“Đáng lẽ quý vị phải hỏi Nga. Ukraine đã sẵn sàng ký một thỏa thuận. Cuộc chiến này đáng lẽ không nên xảy ra. Nếu tôi là tổng thống, cuộc chiến này sẽ không bao giờ xảy ra”, ông Trump nói trong bài phát biểu tại diễn đàn.
Tổng thống Trump cho biết ông cũng muốn sớm gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin.
“Tôi thực sự mong muốn có thể sớm gặp Tổng thống Putin để kết thúc cuộc chiến đó. Đó không phải từ quan điểm kinh tế hay bất cứ điều gì khác, mà từ quan điểm của hàng triệu sinh mạng đang bị lãng phí… Chúng ta thực sự phải chấm dứt cuộc chiến này”, ông Trump nhấn mạnh.
Tổng thống Trump nhiều lần cam kết giải quyết xung đột Ukraine thông qua ngoại giao, nhưng lại đưa ra rất ít thông tin cụ thể, ngoài việc muốn sắp xếp các cuộc đàm phán giữa Moscow và Kiev.
Từng tuyên bố có thể chấm dứt chiến sự Nga – Ukraine trong vòng 24 giờ, nhưng ông Trump và đội ngũ của ông gần đây đã điều chỉnh kỳ vọng giải quyết xung đột trong vòng 100 ngày đầu nhiệm kỳ.
Trong bài phát biểu nhậm chức vào đầu tuần này, Tổng thống Mỹ đã cảnh báo về các cuộc chiến không cần thiết và cho biết ông muốn sử sách ghi lại với tư cách là “người kiến tạo hòa bình và thống nhất”. Ông nhấn mạnh lại, ông sẵn sàng đàm phán trực tiếp với Tổng thống Nga Vladimir Putin bất cứ lúc nào.
Ngược lại, ông cảnh báo áp đặt thêm các lệnh trừng phạt bổ sung nhằm vào Nga nếu Moscow từ chối đàm phán hòa bình với Kiev.
Theo các nguồn thạo tin, đội ngũ của ông Trump được cho là đang xem xét 2 cách tiếp cận chính.
Thứ nhất là nếu có thể đạt được giải pháp cho cuộc xung đột, Mỹ sẽ tập trung vào các biện pháp thiện chí để hỗ trợ các nhà sản xuất dầu bị trừng phạt của Nga, điều này có thể giúp đạt được thỏa thuận hòa bình.
Thứ hai là mở rộng các lệnh trừng phạt để tăng sức ép đối với Moscow.
Ông Trump dường như bắt đầu gây sức ép với Nga bằng một loạt cảnh báo. Ông đã công bố ý định đề nghị Ả Rập Xê Út và Tổ chức Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) giảm giá dầu để nhanh chóng chấm dứt chiến sự Ukraine.
Xuất khẩu dầu khí vẫn là một trong những nguồn thu chính cho ngân sách Nga bất chấp các lệnh trừng phạt của Mỹ và châu Âu.
Ông Trump đắc cử tổng thống, kịch bản nào cho xung đột ở Trung Đông, Ukraine?
Ông Donald Trump gần như sẽ trở thành tổng thống tiếp theo của Mỹ. Giờ đây, giới quan sát chú ý đến những tuyên bố của ông về đối ngoại khi tranh cử.
Trong các chiến dịch vận động tranh cử, ông Trump nhiều lần đề cập lập trường và các cam kết liên quan vai trò của Mỹ trong các biến động trên thế giới hiện nay, bao gồm xung đột tại Ukraine và Trung Đông.
Lập trường với Ukraine
Trong nhiều buổi vận động, ông tuyên bố nếu thắng cử thì có thể chấm dứt cuộc chiến tại Ukraine "trong vòng 24 giờ" trước cả khi chính thức nhậm chức.
Chiến thắng của ông Trump có ý nghĩa gì với thế giới
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky là một trong số những nhà lãnh đạo đầu tiên chúc mừng ông Trump. Viết trên mạng xã hội X, ông Zelensky nhấn mạnh: "Tôi đán.h giá cao cam kết của ông Trump đối với cách tiếp cận 'hòa bình thông qua sức mạnh' trong các vấn đề toàn cầu. Đây chính xác là nguyên tắc có thể thực tế mang lại hòa bình công bằng ở Ukraine gần hơn".
Hồi năm ngoái, ông Trump khẳng định rằng nếu bản thân đang là tổng thống thì Nga đã không phát động cuộc chiến tại Ukraine, tuyên bố thêm có thể kết thúc xung đột trong 24 giờ, dù không nêu chi tiết ông sẽ làm thế nào. Ông cũng ch.ỉ tríc.h các khoản viện trợ mà chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden chuyển giao cho Ukraine, mà theo Bộ Ngoại giao Mỹ, tính riêng viện trợ quân sự đến nay đã hơn 64 tỉ USD.
Ông Donald Trump phát biểu tại bang Florida ngày 6.11. ẢNH: AFP
Đài Al Jazeera ngày 6.11 dẫn lời bà Leslie Vinjamuri, Giám đốc chương trình Mỹ và châu Mỹ tại Viện nghiên cứu Chatham House ở London (Anh), đặt vấn đề các cam kết của ông Trump có thể bao gồm đạt thỏa thuận với Nga nhưng sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi về lãnh thổ của Ukraine. Reuters hồi năm ngoái cũng dẫn lời ông Trump nói rằng Ukraine có thể phải nhượng bộ lãnh thổ nếu muốn đạt thỏa thuận với Nga, điều mà Kyiv kiên quyết phản đối.
Về phía Nga, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết Moscow sẽ theo dõi tình hình và đán.h giá những tuyên bố cũng như động thái đầu tiên của ông Trump khi trở thành tổng thống, trong những vấn đề liên quan đến Nga, theo TASS ngày 6.11. Ông Peskov nhấn mạnh Tổng thống Mỹ đương nhiệm Joe Biden sẽ tiếp tục thực hiện nhiệm vụ đến khi chính thức chuyển giao vị trí cho người kế nhiệm.
Ngoài ra, quan hệ giữa ông Trump với các thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) trong nhiệm kỳ đầu cũng tồn tại mâu thuẫn, khi cựu tổng thống Mỹ cho rằng các nước NATO đã không đạt mục tiêu chi tiêu quân sự và Washington đang phải chi nhiều tiề.n hơn. Ông còn cảnh báo Mỹ sẽ không bảo vệ các quốc gia trễ hạn đóng góp. "NATO sẽ phải đối mặt với mối đ.e dọ.a hiện hữu nghiêm trọng nhất kể từ khi thành lập", ông Brett Bruen, cựu cố vấn chính sách đối ngoại trong chính quyền cựu Tổng thống Barack Obama, nhận định.
Trung Đông sẽ ra sao?
Ông Trump cũng được cho là sẽ đối mặt với một Trung Đông bất ổn hơn. Israel đang tiến hành các cuộc chiến ở Gaza và Li Băng, cũng như đối đầu với Iran. Ông Trump đã bày tỏ sự ủng hộ đối với cuộc chiến của Israel nhằm tiê.u diệ.t lực lượng Hamas, song được cho là đã yêu cầu Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, phải hoàn thành công việc một cách nhanh chóng.
Ông Netanyahu đã sớm gửi lời chúc mừng ông Trump đắc cử tổng thống. Trong khi đó, quan chức cấp cao của Hamas Sami Abu Zuhri nói rằng ông Trump sẽ bị thử thách vì tuyên bố rằng ông có thể chấm dứt chiến tranh trong vòng vài giờ với tư cách là tổng thống Mỹ. "Chúng tôi kêu gọi ông Trump rút kinh nghiệm từ những sai lầm của (Tổng thống Mỹ Joe) Biden", ông Abu Zuhri nói với Reuters.
Ông Trump muốn xung đột Gaza kết thúc trước thời điểm nhậm chức
Cựu Tổng thống Trump dự kiến tiếp tục cung cấp vũ khí cho Israel. Chính sách của ông đối với Israel có thể sẽ không có ràng buộc nào đối với các mối quan tâm nhân đạo và nhiều khả năng ông Trump có thể trao cho ông Netanyahu nhiều lựa chọn tự do hơn với Iran, vốn là nước ông Trump có lập trường cứng rắn, theo Reuters.
Tuy nhiên, ông Trump có thể phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng mới nếu Iran, quốc gia đã đẩy mạnh các chương trình hạt nhân kể từ khi ông từ bỏ thỏa thuận hạt nhân với Tehran vào năm 2018, vội vã phát triển vũ khí mới.
Lần cuối cùng ông Trump ở Nhà Trắng, ông đã chủ trì việc ký kết Hiệp định Abraham giữa Israel, Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) và Bahrain. Nhưng những thỏa thuận ngoại giao đó không giúp thúc đẩy lập nhà nước Palestine ở Bờ Tây và Dải Gaza.
Tổng thống Palestine Mahmud Abbas đã chúc mừng ông Donald Trump về chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống, bày tỏ sự tin tưởng rằng ông Trump sẽ ủng hộ "khát vọng chính đáng" của người Palestine về việc thành lập nhà nước.
Tuy nhiên, ông Trump có thể sẽ thúc đẩy bình thường hóa quan hệ lịch sử giữa Israel và Ả Rập Xê Út, một nỗ lực được khởi xướng trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông và cũng được Tổng thống Biden theo đuổi.
Tương quan lực lượng giữa các đảng phái trước thềm cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu Mặc dù chủ đề của chiến dịch tranh cử ở mỗi quốc gia là khác nhau, nhưng vấn đề nổi bật vẫn là quốc phòng và an ninh, liên quan chủ yếu đến nhu cầu phản ứng mạnh mẽ hơn của EU trước cuộc xung đột Nga - Ukraine. Một họp của Nghị viện châu Âu. Ảnh: AFP/TTXVN Vào ngày 6 - 9/6...