Tổng thống Trump sẽ thay đổi việc kiểm soát vũ khí hạt nhân thế nào?
Tác giả Richard Burt là trưởng đoàn đại diện Hoa Kỳ đã đàm phán ký hiệp ước START giữa tổng thống Hoa Kỳ Bush và tổng thống Gorbachev vào năm 1991.
Jon Wolfsthal là giám đốc chính trong chương trình kiểm soát vũ khí và không phổ biến vũ khí hạt nhân tại Hội đồng An ninh Quốc gia Hoa Kỳ và đã giúp đỡ đàm phán hiệp ước New START. Hai ông đã có bài viết phân tích những bước mà tổng thống Trump nên theo để có được một hiệp ước kiểm soát vũ khí hạt nhân bao gồm cả 3 cường quốc: Hoa Kỳ, Nga và Trung Quốc.
Ông Donald Trump đang có tham vọng đạt được một hiệp ước kiểm soát vũ khí hạt nhân mới giữa ba bên: Hoa Kỳ, Nga và Trung Quốc.
Tổng thống Donald Trump đã viết trên twitter rằng ông muốn ngăn chặn cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân nguy hiểm và tốn kém giữa Hoa Kỳ và Nga, đồng thời ngăn ngừa một cuộc chạy đua mới với Trung Quốc bằng việc thương thảo một hiệp ước ba phía giữa những cường quốc hạt nhân này.
Sự quan tâm mới của ngài tổng thống với việc kiểm soát vũ khí hạt nhân, một phần có thể đến từ kết luận của cuộc điều tra Mueller [điều tra cáo buộc ông Trump cấu kết với Nga trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2016]. Vì, ông tin rằng hiện tại ông đã có thêm không gian chính trị để xử lý các vấn đề quan trọng với Nga và có thể tìm kiếm một thảo thuận cắt giản vũ khí hạt nhân mới mang tính lịch sử.
Nhưng dù lý do là gì? Mối quan tâm mới của ông Trump là tin tức nên được hoan nghênh.
Video đang HOT
Đã 1 thập kỷ kể từ khi Washington và Moscow ký kết hiệp ước hạt nhân mới nhất, gọi là Hiệp ước START mới [New Start III ký năm 2010, có hiệu lực tới 2021] , và 2 cường quốc sở hữu 95% vũ khí hạt nhân trên toàn thế giới đều đang hiện đại hóa một cách mạnh mẽ kho vũ khí hạt nhân của mình.
Với Nga, công việc này bao gồm việc chế tạo thế hệ tên lửa đạn đạo liên lục địa hạng nặng thế hệ mới và những hệ thống hoàn toàn mới như tàu ngầm không người lái tầm xa và tên lửa hành trình động cơ năng lượng hạt nhân. Chương trình hiện đại hóa của Hoa Kỳ sẽ thay đổi hoàn toàn tam giác hạt nhân với tên lửa mặt đất, tên lửa phóng từ trên biển, máy bay ném bom tầm xa với chi phí khoảng 1,5 nghìn tỷ USD hoặc nhiều hơn nữa.
Nhận thức sự nguy hiểm và chi phí phát sinh trong vòng chạy đua vũ trang mới, ngài tổng thống hiện tại nói rằng ông muốn có những hiệp ước mới với Nga gây ảnh hưởng sâu rộng, sẽ đem Trung Quốc vào trong quá trình này lần đầu tiên.
Cố gắng để ngăn chặn việc hiện đại hóa vũ khí hạt nhân của Nga và mở rộng kiểm soát vũ khí với Trung Quốc và một ý tưởng lớn và tốt. Đặc biệt, trong trường hợp với Trung Quốc là một ý tưởng cực kỳ tham vọng: Kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc bằng 1/10 của Nga và Hoa Kỳ, và Bắc KInh sẽ không bao giờ chấp nhận kết quả có tình trạng thấp kém hơn so với Washington và Moscow.
Vấn đề với ý tưởng này sẽ nhanh chóng trở thành một vấn đề lớn. Việc cố gắng để mở rộng các thỏa thuận hạt nhân bao gồm cả Trung Quốc có vẻ là một ý tưởng tốt, nhưng về mặt thực tiễn, sẽ có rất ít hoặc không có cơ hội nào để đạt được điều này. Một trong những vấn đề với tư tưởng của ngài tổng thống là muốn làm quá nhiều điều và quá sớm. Kinh nghiệm của chúng tôi với việc kiểm soát vũ khí có được trong 30 năm qua chỉ ra rằng một phương pháp tiếp cận thận trọng theo 3 giai đoạn sẽ thực tiễn hơn và có thể đạt được một kết quả tương tự dù trong phải thực hiện trong một thời gian dài hơn. Kế hoạch này sẽ đưa tổng thống đến nơi ông muốn và đất nước [theo quan điểm riêng của chúng tôi] về mục tiêu cần phải tới.
Trong giai đoạn đầu tiên, như tại hội nghị G-20 tại Osaka sẽ diễn ra vào cuối tháng 6, tổng thống Trump và Vladimir Putin nên đồng ý việc gia hạn ngay lập tức và vô điều kiện hiệp ước New START. Hiệp ước kết thúc vào năm 2021, có thể được gia hạn mà không cần sự phê chuẩn của Nghị viện Mỹ hay Duma Quốc gia Nga trong 5 năm tiếp theo. Điều này sẽ đảm bảo để dự đoán tốt tình hình vũ khí hạt nhân trong thập kỷ tới. Các đảng viên Cộng hòa và Dân chủ tại thượng viện nên tán thành bước đi mà họ đã từng đồng ý vào năm 2010.
Gia hạn New START cũng sẽ cho phép 2 phe nhành chóng bước vào giai đoạn 2 – mở rộng và cắt giảm sâu hơn các loại vũ khí hạt nhân với Nga. Mục tiêu này nên là giảm những đầu đạn của Nga và Hoa Kỳ triển khai xuống mức mỗi phe có khoảng 1.000 đầu đạn hạt nhân, dựa trên khuôn khổ của New START. Nhưng điều này là chưa đủ. Một cuộc đàm phán mới của Hoa Kỳ – Nga sẽ cần phải liệt kê ra những vấn đề phát sinh và quan ngại của cả 2 bên. Với Washington, nó sẽ bao gồm những vũ khí tân tiến tầm ngắn “dưới mức chiến lược” có thể đe dọa các đồng minh của chúng ta tại châu Âu và châu Á cùng quân đội được triển khai ở nước ngoài của Hoa Kỳ. Về phần mình, Moscow sẽ muốn hạn chế số lượng hệ thống phòng thủ tên lửa của Hoa Kỳ cũng như các loại vũ khí thống thường, vũ khí dẫn đường chính xác thế hệ mới.
Không có điều gì được đề cập ở trên dễ thực hiện – Như trong quá khứ, phải mất nhiều năm để đạt được một hiệp ước mới của Hoa Kỳ và Nga. Nhưng nếu 2 phe có khả năng giảm lực lượng tấn công chiến lược tới mức thấp hơn trong khi mở rộng sự hạn chế bao gồm cả các vũ khí chiến thuật và hệ thống phòng thủ tên lửa, thì chúng tôi tin rằng giai đoạn tiếp theo của tiến trình sẽ đưa được Trung Quốc vào.
Điều này chỉ có thể xảy ra nếu việc cắt giảm vũ khí có trong hiệp ước mới đủ cám dỗ Trung Quốc. Nhưng điều quan trọng với Washington và Moscow là phải giữ được những mong muốn của mình một cách thực tế. Ít nhất trong sự bắt đầu của bất kỳ cuộc đàm phán nào, Trung Quốc có thể sẽ chỉ chuẩn bị để bàn thảo về những nguyên tắc cơ bản chung về việc hạn chế vũ khí hạt nhân mà không phải là quá trình nghiêm ngặt hạn chế có thể kiểm chứng. Nhưng ngay cả như vậy cũng là một thành quả quan trọng, cần có những cuộc bàn thảo thực tế về học thuyết chiến lược về khả năng sử dụng và leo thang hạt nhân.
Vì vậy, việc thi hành ý tưởng lớn về kiểm soát vũ khí có cả Hoa Kỳ, Nga và Trung Quốc tham gia cắt giảm, hạn chế vũ khí hạt nhân sẽ không thể nhanh chóng và dễ dàng. Nhưng điều đó không có nghĩa là không nên theo đuổi ý tưởng này. Thách thức không phải là những bản năng của ngài tổng thống trong lĩnh vực này mà là cách ông tiếp cận, điều có thể được điều chỉnh để tạo nên tiến triển thực sự. Nhưng mọi nỗ lực thực sự trong tiến trình này cần phải thừa nhận bước đi đầu tiên là việc gia hạn hiệp ước New START. Thiếu đi điều này, đạt được một kết quả hữu hình là điều bất khả. Ngài tổng thống đang có một cơ hội không chỉ cứu nguy cho việc kiểm soát vũ khí hạt nhân mà còn có thể thay đổi nó. Ông nên nắm lấy cơ hội này.
Theo VietTimes
Juan Guaido thừa nhận thất bại và chấp nhận can thiệp quân sự từ nước ngoài
Lãnh đạo phe đối lập Venezuela, Juan Guaido, thừa nhận rằng nỗ lực lật đổ Tổng thống Nicolas Maduro đã thất bại, và cho biết ông không loại trừ khả năng sẽ đồng ý để cho nước ngoài can thiệp quân sự vào Venezuela.
Juan Guaido, lãnh đạo phe đối lập ở Venezuela
Hôm thứ Bảy, 4/5, trong một cuộc phỏng vấn với The Washington Post, ông Juan Guaido thừa nhận rằng nỗ lực lật đổ Nicolas Maduro (Tổng thống hợp pháp của đất nước) đã thất bại do thiếu sự hỗ trợ từ quân đội Venezuela và không loại trừ khả năng ông sẽ đồng ý với đề nghị của Hoa Kỳ về việc bắt đầu một cuộc can thiệp quân sự nước ngoài vào Venezuela, nếu Washington đề xướng.
Theo Guaido, ông hy vọng rằng Maduro sẽ từ chức vì quân đội đã bắt đầu ngả dần sang phe đối lập. Tuy nhiên, điều này đã không xảy ra. Về vấn đề này, chính trị gia thừa nhận rằng ông và những người ủng hộ ông đã tính toán sai. "Có lẽ lý do là chúng tôi vẫn phải cần có thêm sự hỗ trợ của binh sĩ để bảo vệ hiến pháp", ông nói.
Đồng thời, chính trị gia này cũng nói rõ rằng ông sẵn sàng chấp nhận đề nghị của Hoa Kỳ để bắt đầu một cuộc can thiệp quân sự vào Venezuela. Trả lời câu hỏi về những gì ông sẽ nói với Cố vấn An ninh Quốc gia của Tổng thống Hoa Kỳ, John Bolton, nếu ông ta gọi điện cho ông và đề nghị sự can thiệp quân sự của Washington, Guaido nói: "Cảm ơn bạn vì lựa chọn này, chúng tôi sẽ đánh giá cao đề xuất này và có lẽ sẽ xem xét nó như một trong những phương án khả thi trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng này. Nếu cần thiết, chúng tôi có thể phê duyệt nó".
Hôm thứ ba 30/4, tại Venezuela, một nhóm quân đội đứng về phía phe đối lập và kích động những cuộc biểu tình chống Chính phủ quy mô lớn trong cả nước. Trong các cuộc biểu tình ở thủ đô, hàng chục người đã bị thương do đụng độ với lực lượng an ninh. Theo các tổ chức phi chính phủ, hơn 200 người biểu tình đã bị bắt và giam giữ trong hai ngày.
Bá Thủy
RT
Theo petrotimes
Lộ diện người luôn thúc giục Trump tấn công quân sự vào Venezuela Donald Trump không thể hiện quyết tâm nghiêm túc để tiến hành hoạt động quân sự ở Venezuela, mặc dù cố vấn an ninh quốc gia của ông, John Bolton cương quyết yêu cầu thực hiện chính sách gây hấn đối với đất nước này, tờ báo Washington Post dẫn các nguồn tin cho biết. Washington Post dẫn nguồn tin từ một số...