Tổng thống Trump rút quân khỏi Syria chỉ sau 1 câu nói của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ?
Quyết định rút quân khỏi Syria được Tổng thống Trump đưa ra chóng vánh trong cuộc điện đàm với người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan, theo tiết lộ của các quan chức Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ.
Theo AAP, Tổng thống Trump đã khiến nội các của ông cùng các chính trị gia choáng váng khi không tham vấn ý kiến của các trợ lý hay đồng minh trước khi đưa ra quyết định đột ngột này.
Trước đó, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã sắp xếp cuộc hội đàm giữa 2 lãnh đạo Mỹ-Thổ vào ngày 14/12, một ngày sau khi ông không thể tìm kiếm lời giải thích thỏa đáng từ người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu về lời đe dọa triển khai đợt tấn công vào lực lượng người Kurd ở Syria được Washington hậu thuẫn ở đông bắc Syria, nơi lực lượng Mỹ đóng quân của Tổng thống Erdogan.
Tổng thống Trump được cho là đã đưa ra quyết định rút quân khỏi Syria ngay trong cuộc điện đàm với người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan. (Ảnh: AAP)
Ông Pompeo, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis và nhiều thành viên khác trong đội ngũ an ninh quốc gia được cho là đã vạch sẵn các lý do để Tổng thống Trump thuyết phục ông Erdogan từ bỏ chiến dịch này.
Video đang HOT
Ông Trump ban đầu chấp nhận lời khuyên này nhưng khi cuộc điện đàm diễn ra, kịch bản đã đi ngược lại với các dự đoán ban đầu. Nhà lãnh đạo Mỹ bất ngờ đứng về phía người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ sau khi ông Erdogan nhấn mạnh rằng lý do duy nhất Mỹ hiện diện ở Syria là chống lại IS, nhưng tổ chức khủng bố này đã bị đánh bại tới 99%. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ sau đó khẳng định Ankara hoàn toàn có thể đối phó với 1% còn lại mà không cần sự trợ giúp của Mỹ.
Ông Trump khi đó đang trong cuộc điện đàm quay sang hỏi cố vấn an ninh quốc gia John Bolton, người lắng nghe câu chuyện ngay từ đầu rằng vì sao Mỹ vẫn hiện diện ở Syria nếu những gì ông Erdogan nói là đúng. Ông Bolton lúc này buộc phải thừa nhận IS chỉ còn chiếm giữ 1% lãnh thổ Syria, nhưng khẳng định cuộc chiến chống IS là một quá trình lâu dài thay vì chỉ tước đi toàn bộ lãnh thổ của nhóm khủng bố.
Nhưng Tổng thống Trump đã bỏ qua lời khuyên này trước khi đưa ra cam kết rút quân khiến cả ông Bolton và ông Erdogan đều sốc.
Quá bất ngờ, ông Erdogan cảnh báo người đồng cấp Mỹ không nên rút quân vội vàng. Tuy nhiên, Tổng thống Trump vẫn giữ nguyên ý định rút quân, nhắc lại điều này trước khi kết thúc cuộc điện đàm nhưng không đưa ra thông tin cụ thể.
Trong liên tiếp 4 ngày sau đó, các quan chức Mỹ cùng các trợ lý hàng đầu đã tìm mọi cách để thuyết phục Tổng thống Mỹ đảo ngược hoặc trì hoãn quyết định để lực lượng người Kurd có thời gian chuẩn bị nhưng không thành.
Hệ quả là sau đó nhà lãnh đạo Mỹ đưa ra quyết định chấn động khiến các nhà lãnh đạo nước ngoài, đặc biệt là các đồng minh của Washington phải choáng váng. Đây cũng được cho là một trong những lý do khiến Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đệ đơn từ chức.
(Nguồn: AAP)
Theo VTC News
Trái lệnh ông Trump, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ chưa ký lệnh rút quân khỏi Syria
Do không đồng tình với quyết định của Tổng thống Trump, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis chưa ký sắc lệnh rút lực lượng quân sự của Mỹ khỏi Syria, thay vào đó đã đệ đơn xin từ chức từ cuối tháng 2/2019.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis (Ảnh: Reuters)
CNN dẫn lời hai quan chức giấu tên của Mỹ ngày 20/12 cho biết, bất chấp việc Tổng thống Trump chỉ thị rút quân "hoàn toàn và ngay lập tức" khỏi Syria, ông chủ Lầu Năm Góc James Mattis vẫn chưa ký lệnh rút quân khỏi Syria. Một trong hai quan chức cho biết, theo dự thảo lệnh rút quân, thời hạn Mỹ rút lược lượng khỏi Syria là 120 ngày kể từ ngày ký.
Không có quy định nào về việc ông chủ Lầu Năm Góc phải ký sắc lệnh thi hành ngay sau chỉ thị của tổng thống. Quá trình này có thể kéo dài vài ngày, tuy nhiên, hiện chưa rõ Bộ trưởng Mattis có ký sắc lệnh rút quân khỏi Syria hay không.
Kể từ khi nhậm chức hồi đầu năm ngoái, ông Trump đã nhiều lần để ngỏ khả năng rút quân hoàn toàn khỏi Syria và rằng lý do duy nhất để quân đội Mỹ hiện diện ở Syria là xóa sổ khủng bố Tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS). Trong tuyên bố mới nhất, ông Trump nói rằng, IS đã bị đánh bại.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis và nhiều quan chức của Mỹ cho rằng, cuộc chiến chống IS ở Syria vẫn chưa kết thúc. Họ lo ngại việc rút lực lượng khỏi Syria trước khi các bên đạt được một thỏa thuận hòa bình nhằm chấm dứt cuộc nội chiến dai dẳng suốt 7 năm qua ở Syria. Bộ trưởng Mattis bình luận hồi tháng 4 rằng: "Chúng tôi không muốn chỉ đơn thuần rút lực lượng trước khi các nhà ngoại giao đạt được thỏa thuận hòa bình".
Giới quan sát cho rằng, bất đồng liên quan đến chính sách ở Syria có thể là "giọt nước tràn ly" khiến Bộ trưởng Mattis quyết định đệ đơn từ chức lên Tổng thống Trump. Trong thư từ chức được Lầu Năm Góc công bố, ông Mattis nói: "Vì ngài có quyền đối với một Bộ trưởng Quốc phòng có chung quan điểm với ngài về những vấn đề này hay vấn đề khác, tôi tin rằng việc tôi từ chức là đúng đắn".
Về phần mình, Tổng thống Trump cho biết, Bộ trưởng Mattis sẽ nghỉ hưu từ cuối tháng 2 tới.
Minh Phương
Theo Dantri/Washington Post
Chuyên gia chỉ rõ nỗi lo của Trung Quốc khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ từ chức Các nhà phân tích Trung Quốc cho rằng Bắc Kinh có thể sẽ nhớ Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ James Mattis sau khi ông tuyên bố từ chức vào năm tới. Các chuyên gia Trung Quốc cho rằng sự ra đi của ông Mattis sẽ làm tăng thêm sự không chắc chắn trong mối quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ, vốn...