Tổng thống Trump ra tay với chi tiêu cho NATO: Buộc đồng minh có hành động thực sự
Chính quyền Trump đang có động thái cắt giảm đáng kể đóng góp cho ngân sách tập thể của NATO, theo một số quan chức Mỹ và NATO.
Đây là một động thái mang tính biểu tượng khi nhiều người đang đặt câu hỏi về cam kết của Tổng thống Donald Trump đối với liên minh xuyên Đại Tây Dương khi ông chuẩn bị tham dự hội nghị thượng đỉnh đánh dấu Kỷ niệm 70 năm tại London vào tuần tới.
Trước đây, Mỹ đóng góp khoảng 22% tài trợ trực tiếp của NATO, bao gồm chi phí duy trì trụ sở của NATO, đầu tư an ninh chung và một số hoạt động quân sự kết hợp.
Tổng thống Trump lâu nay luôn phàn nàn về đóng góp của các thành viên NATO. Ảnh: AP.
Đây chỉ là một động thái mang tính biểu tượng vì ngân sách trực tiếp của NATO tương đối nhỏ, khoảng 2,5 tỷ USD, và tách biệt với ngân sách quốc phòng mà NATO khuyến nghị các thành viên giữ ở mức 2% GDP.
Video đang HOT
Các quan chức quốc phòng Mỹ nói với CNN rằng chính quyền Trump đã tìm cách giảm mức đóng góp xuống khoảng 16%, gần tương đương với Đức. Berlin hiện đóng góp cho NATO 14,8% mặc dù Mỹ có nền kinh tế lớn hơn.
Các quan chức Mỹ và NATO nói với CNN rằng các thành viên NATO khác dự kiến sẽ bù đắp sự thiếu hụt này.
Ông Trump từ lâu đã chỉ trích các đồng minh NATO, đặc biệt là Đức vì không đạt được mục tiêu chi tiêu quốc phòng 2% của khối. Hiện chỉ có 8/29 thành viên liên minh đáp ứng được mục tiêu này. Tất cả các thành viên cam kết sẽ đạt mức 2% vào năm 2024 nhưng hiện tại không phải tất cả đều có kế hoạch thực hiện.
Các quan chức NATO, bao gồm Tổng thư ký Jens Stoltenberg công nhận sự thúc giục của ông Trump đã có hiệu quả, khi các thành viên chi thêm 100 tỷ USD kể từ năm 2014, tuy nhiên, họ cũng thừa nhận mối đe dọa gia tăng từ Nga sau khi sáp nhập Crimea và các yếu tố khác phần nào thúc đẩy xu hướng này.
“Tất cả các đồng minh đã đồng ý một công thức chia sẻ chi phí mới. Theo công thức mới, đóng góp chi phí mặc định của hầu hết các đồng minh châu Âu và Canada sẽ tăng lên, trong khi của Mỹ sẽ giảm xuống. Đây là một minh chứng quan trọng cho cam kết của đồng minh với liên minh này và để chia sẻ gánh nặng công bằng hơn”, một quan chức NATO nói với CNN.
Một nhà ngoại giao NATO nói với CNN rằng công thức mới đã đạt được sự nhất trí trong tuần này.
Một quan chức quốc phòng Mỹ nói rằng số tiền mà Mỹ giảm bớt sẽ để tài trợ cho các nỗ lực an ninh và quân sự khác của Mỹ ở châu Âu, bao gồm chương trình ở các quốc gia không thuộc NATO như Ukraine và Georgia.
An Bình
Theo toquoc.vn
'Nga cung cấp S-400 không nhằm mục đích gây nguy hiểm an ninh'
Bộ Ngoại giao Nga chia sẻ với RIA Novosti rằng, việc Nga cung cấp hệ thống phòng không S-400 cho Thổ Nhĩ Kỳ không nhằm mục đích gây "suy yếu" an ninh của bất kỳ quốc gia nào, kể cả Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Hệ thống tên lửa phòng không S-400 so Nga sản xuất. (Ảnh minh họa).
Trước tuyên bố của một số đại diện NATO, rằng việc Nga cung cấp hệ thống phòng thủ tên lửa cho Ankara có thể ảnh hưởng đến tình hình an ninh trong khu vực. Một chuyên viên giấu tên của Bộ Ngoại giao Nga được phóng viên yêu cầu bình luận về tuyên bố này.
"Việc cung cấp hệ thống phòng không S-400 của chúng tôi chắc chắn không nhằm tới mục đích "gây hấn" an ninh của bất kỳ quốc gia nào. Đây hoàn toàn chỉ là vũ khí phòng thủ", chuyên viên giấu tiên của Bộ Ngoại gia Nga chia sẻ.
"Chúng tôi không tiến hành việc cung cấp vũ khí quân sự để dẫn tới việc làm vi phạm pháp luật về hợp tác kỹ thuật quân sự, cũng như những nghĩa vụ và thỏa thuận quốc tế", nguồn tin từ Bộ Ngoại giao Nga nhấn mạnh.
Trước đó, Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ tranh cãi xung quanh việc Ankara mua hệ thống tên lửa phòng không S-400 của Nga. Mỹ cho rằng hệ thống tên lửa này không tương thích với các hệ thống phòng thủ của NATO và việc Ankara mua hệ thống tên lửa này đe dọa khả năng phòng thủ của liên minh. Thổ Nhĩ Kỳ đã ký hợp đồng mua các hệ thống phòng không S-400 của Nga trị giá 2,5 tỷ USD từ năm 2017, bất chấp Mỹ đe dọa áp đặt các lệnh trừng phạt. Lô hàng đầu tiên đã được giao hồi tháng 7 vừa qua.
Trong hai ngày 24-25/11 vừa qua, Thổ Nhĩ Kỳ đã tiến hành thử nghiệm hệ thống phòng không S-400 tại một căn cứ quân sự, sử dụng máy bay chiến đấu F-16 do Mỹ sản xuất để thử hệ thống radar của tổ hợp phòng không S-400. Trước việc Thổ Nhĩ Kỳ dùng dòng máy bay do Mỹ sản xuất để thử nghiệm S-400, Thượng Nghị sĩ Mỹ Christopher Van Hollen cho rằng, Ankara đã đi quá "lằn ranh đỏ". Theo ông, với động thái này, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đang tỏ thái độ thiếu tôn trọng đối với Tổng thống Mỹ Donald Trump và NATO.
Thanh Tuấn (lược dịch)
Theo infonet.vn
Nhật Bản chính thức tham gia diễn tập phòng thủ mạng của NATO Theo Bộ Quốc phòng Nhật Bản, 27 trong số 29 thành viên NATO, 6 nước đối tác và Liên minh châu Âu (EU) dự kiến tham gia cuộc diễn tập kéo dài 5 ngày, bắt đầu từ ngày 2/12. Ảnh minh họa. (Nguồn: TheLocal) Kyodo đưa tin, Bộ Quốc phòng Nhật Bản ngày 27/11 thông báo, nước này sẽ tham gia cuộc diễn...