Tổng thống Trump : Mỹ rút được nhiều bài học từ vụ nổ căn cứ quân sự 5 người chết ở Nga
Tổng thống Mỹ Donald Trump viết trên Twitter hôm 12/8 rằng Mỹ học được nhiều điều từ vụ nổ khi thử nghiệm động cơ tên lửa khiến 5 người thiệt mạng ở Nga.
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 12/8 đã đưa ra bình luận công khai về vụ việc trên trang Twitter cá nhân.
“ Mỹ đang rút ra rất nhiều bài học từ vụ nổ (động cơ) tên lửa (khi thử nghiệm) thất bại ở Nga. Chúng ta có những công nghệ tương đương, nhưng hiện đại hơn rất nhiều. Vụ nổ “bầu trời sụp đổ” của Nga đã khiến mọi người lo lắng về chất lượng không khí xung quanh cơ sở thử nghiệm, và (ở khu vực) xa hơn nữa. Điều này không tốt“, nhà lãnh đạo Mỹ viết.
Năm nhà khoa học được chôn cất tại thành phố Sarov hôm 12/8. Họ thiệt mạng hôm 8/8 trong vụ nổ mà cơ quan hạt nhân nhà nước Rosatom nói là tai nạn khi thử động cơ tên lửa ở phía Bắc nước Nga.
Bộ Quốc phòng Nga ban đầu cho biết bức xạ nền vẫn bình thường, nhưng mức tăng bức xạ được ghi nhận ở một thành phố gần đó khiến các chuyên gia hạt nhân Mỹ nghi ngờ vụ thử thất bại liên quan đến tên lửa hành trình chạy bằng năng lượng hạt nhân.
Phóng xạ ở Severodvinsk lên cao sau vụ tai nạn.
Các chuyên gia nói họ nghi ngờ phóng xạ phát sinh từ quá trình thử nghiệm tên lửa hành trình chạy bằng năng lượng hạt nhân Burevestnik. Burevestnik là một trong những loại vũ khí chiến lược mới được ông Putin giới thiệu năm 2018. Căng thẳng giữa Matxcơva và Washington về kiểm soát vũ khí đã trở nên trầm trọng hơn do sự sụp đổ của hiệp ước hạt nhân.
Điện Kremlin chưa bình luận về vụ tai nạn.
Tại các sự kiện tưởng niệm, người đứng đầu Rosatom, Alexei Likhachev ca ngợi các chuyên gia hạt nhân đã chết là niềm tự hào của đất nước và lĩnh vực nguyên tử. “Sự tưởng niệm tốt nhất cho họ sẽ là thành quả liên tục của chúng tôi liên quan đến các mẫu vũ khí mới, chắc chắn sẽ được thực hiện đến cuối cùng”, ông Likhachev nói.
Chính quyền thành phố tại Sarov công bố hai ngày để tang, nói rằng các chuyên gia đã chết trong khi “ thực hiện một nhiệm vụ quan trọng của quốc gia”.
Video đang HOT
(Nguồn: Reuters)
PHƯƠNG ANH
Theo VTC
5 quốc gia có đội quân hùng mạnh nhất thế giới vào năm 2030
Trong vòng một thập kỷ tới, các cường quốc trên thế giới sẽ tiếp tục xu hướng trong giai đoạn hiện đại, chuyển sự tập trung từ quân đội trên bộ sang các lực lượng trên không và trên biển.
Binh sĩ quân đội Mỹ.
Kể từ thời Chiến tranh Lạnh, chiến tranh trên bộ đã có những sự thay đổi rõ rệt. Các hoạt động quân sự chủ yếu diễn ra trên biển và trên không, dẫn đến lực lượng trên bộ phải gánh vác cả những nhiệm vụ chiến đấu khác như chống khủng bố, đảm bảo trị an.
Để đánh giá 5 quốc gia có lực lượng lục quân mạnh nhất thế giới năm 2030, chuyên gia quân sự Robert Farley đến từ Đại học Kentuckym, Mỹ, đưa ra ba tiêu chí trên tạp chí tạp chí National Interest.
Khả năng tiếp cận với các nguồn lực quốc gia, trong đó có nền tảng công nghệ sáng tạo tới đâu? Có hay không sự hỗ trợ hiệu quả từ các cơ quan trong bộ máy chính trị mà không can thiệp tới tính độc lập của tổ chức?
Khả năng tiếp cận với các bài tập trải nghiệm, cơ hội để học hỏi và sáng tạo trong điều kiện thực địa như thế nào?
Ấn Độ
Lục quân Ấn Độ là một trong những những lực lượng tác chiến trên bộ tinh nhuệ nhất thế giới năm 2030. Quân đội Ấn Độ đã triển khai nhiều chiến dịch với cường độ tác chiến cao, bao gồm căng thẳng với Pakistan ở Kashmir.
Nhờ mối quan hệ tốt đẹp với các cường quốc như Mỹ, Nga, Israel, quân đội Ấn Độ có thể đồng thời sở hữu công nghệ vũ khí của các quốc gia này, vừa phát triển vũ khí nội địa riêng. Có thể nói, bước tiến quân sự của quân đội Ấn Độ đã vượt trội hơn nhiều so với quá khứ.
Pháp
Binh sĩ Pháp tuần tra ở thủ đô Paris.
Trong số các quốc gia châu Âu, Pháp nhiều khả năng sở hữu đội quân hùng mạnh nhất. Pháp theo đuổi chiến lược thể hiện vai trò trong nền chính trị thế giới.
Pháp rất cần lực lượng lục quân hùng mạnh và hiệu quả để có thể làm tốt vai trò này, từ đó nắm quyền kiểm soát lớn hơn trong hệ thống an ninh và quân đội của châu Âu.
Nền công nghiệp quốc phòng Pháp đang phát triển mạnh, xuất khẩu nhiều vũ khí ra nước ngoài. Quân đội Pháp cũng có kinh nghiệm chiến đấu ở khắp nơi trên thế giới, ngày nay là các hoạt động chống khủng bố ở Afghanistan và Bắc Phi.
Nhờ bước tiến của hải quân và không quân, lục quân Pháp có thể dễ dàng hiện diện ở nhiều môi trường tác chiến khác nhau.
Nga
Quân đội Nga đã phải trải qua một giai đoạn khó khăn sau Chiến tranh Lạnh. Trong tương lai, lục quân nước này nhiều khả năng vẫn sẽ phải tiếp tục đối mặt với hàng loạt những vấn đề nảy sinh từ quá trình đổi mới ngành công nghiệp quốc phòng.
Về lâu dài, quân đội Nga sẽ vẫn giữ vững lợi thế của mình về quy mô và sức mạnh tâm lý của quân nhân.
Các cuộc cải cách mạnh mẽ giúp binh sĩ Nga đánh bại Georgia trong cuộc chiến năm 2008 và là nhân tố chính trong chiến dịch sáp nhập bán đảo Crimea năm 2014.
Binh sĩ quân đội Nga.
Có thể nói, lục quân Nga sẽ vẫn đóng vai trò quan trọng trong lực lượng quân đội vào năm 2030. Nhưng thách thức đối với Nga là việc duy trì đội quân với số lượng đông đảo, hay đề cao chất lượng của người lính hơn số lượng.
Mỹ
Quân đội Mỹ trong tương lai được dự đoán vẫn là chuẩn mực cho lực lượng chiến đấu trên bộ, kể từ năm 1991. Sau chiến tranh Vùng Vịnh, chiến tranh Iraq, quân đội Mỹ đã có lực lượng bộ binh hùng mạnh nhất kể từ thời Chiến tranh Lạnh.
Nhưng năng lực chiến đấu của lục quân Mỹ trong tương lai sẽ bị đặt dấu hỏi vì nhiều trang thiết bị dần lỗi thời, không được ưu tiên nâng cấp như không quân hay hải quân.
Kinh nghiệm chính là thứ vũ khí lớn nhất mà lục quân Mỹ có được đến giai đoạn năm 2030.
Trung Quốc
Kể từ đầu những năm 1990, quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đã trải qua nhiều lần cải cách, hiện đại hóa lục quân. Điểm mạnh của quân đội Trung Quốc là khả năng sử dụng nguồn lực không giới hạn, trong khi vẫn được trang bị vũ khí hiện đại, chuyển hướng sang đào tạo quân nhân chuyên nghiệp.
Trong tương lai, quân đội Trung Quốc vẫn sẽ có nguồn lực khổng lồ lớn hơn bất kỳ quốc gia nào trên thế giới. Điếm yếu lớn nhất của quân đội Trung Quốc là kinh nghiệm chiến đấu và điều này không dễ dàng khắc phục được trong một sớm một chiều.
Theo Danviet
Chuyên gia Mỹ nghi ngờ vụ nổ căn cứ quân sự Nga liên quan đến tên lửa hạt nhân Các chuyên gia hạt nhân tại Mỹ nghi ngờ vụ nổ và rò rỉ phóng xạ ở miền bắc nước Nga xảy ra trong quá trình thử nghiệm tên lửa hạt nhân. Một vụ nổ lớn xảy ra ở căn cứ quân sự thuộc vùng Arkhangelsk ngày 8/8, khiến hai người thiệt mạng và 7 người bị thương. Cơ quan hạt nhân nhà...