Tổng thống Trump mâu thuẫn với hải quân Mỹ về đặc nhiệm SEAL tai tiếng
Ông Trump đang có mâu thuẫn với các tướng lĩnh cấp cao trong hải quân Mỹ về việc có loại bỏ đặc nhiệm tai tiếng Edward Gallagher ra khỏi lực lượng biệt kích SEAL hay không.
Theo Reuters, tổng thống Mỹ tuyên bố trên Twitter rằng ông sẽ không để binh sĩ SEAL Edward Gallagher bị trục xuất khỏi lực lượng tinh nhuệ của hải quân, mặc dù người này đã bị kết án do có hành vi không thể chấp nhận trên chiến trường.
Thượng sĩ Gallagher, chỉ huy chiến dịch đặc biệt của SEAL vào năm ngoái, bị đưa ra xét xử và hạ cấp xuống trung sĩ sau khi xuất hiện bức ảnh cho thấy người này đang tạo dáng bên xác một chiến binh thiếu niên của IS ở Mosul, Iraq vào năm 2017.
Các cấp dưới của Gallagher cho biết chính thượng sĩ đã cầm dao cắt cổ thiếu niên này nhưng tòa án binh tuyên trắng án với cáo buộc này. Gallagher cũng được xác định vô tội với cáo buộc cố tình bắn vào dân thường không vũ trang.
Edward Gallagher sau khi rời khỏi phiên tòa xét xử đặc biệt của hải quân tại Căn cứ San Diego, California, hồi tháng 7. Ảnh: Reuters.
Video đang HOT
Tổng thống Trump một lần nữa can thiệp vào các sự kiện xung quanh phiên xét xử Gallagher ở tòa án binh, bất chấp sự ủng hộ của các lãnh đạo hải quân về việc sẽ xem xét Gallagher có đủ tư cách để ở lại lực lượng SEAL hay không.
Luật sư của Gallagher cho biết thân chủ của mình đã được một đại diện đặc biệt của hải quân cho biết các thủ tục tố tụng đối với binh sĩ này sẽ tiếp tục diễn ra, bất kể tuyên bố của ông Trump.
Người phát ngôn chính thức của hải quân sau đó lại nói rằng mệnh lệnh hợp pháp của tổng thống về việc tạm dừng quy trình xem xét đối với Gallagher sẽ được tuân thủ, và hải quân đang chờ đợi các bước hướng dẫn tiếp theo.
Hôm 15/11, Tổng thống Trump khôi phục lại cấp bậc và lương bổng cho Gallagher, cho phép binh sĩ này nghỉ hưu với trợ cấp tối đa, bên cạnh việc ân xá cho hai sĩ quan quân đội khác bị cáo buộc vi phạm tội ác chiến tranh ở Afghanistan.
Những chỉ trích cho rằng hành động của tổng thống làm suy yếu công lý của tòa án binh, và gửi đi thông điệp rằng sự tàn bạo ở chiến trường sẽ được tha thứ.
Tuy nhiên, ngay sau động thái của tổng thống, chỉ huy lực lượng SEAL của hải quân, Chuẩn đô đốc Collin Green đã thành lập hội đồng đặc biệt gồm 5 thành viên để đánh giá vụ việc và xem xét có nên loại bỏ Gallagher khỏi lực lượng hay không.
Theo news.zing.vn
Siêu máy bay của Hải quân Mỹ suýt bị "hạ gục" bởi... một con chim
Có biệt danh "Ngày tận thế" (Doomsday), thế nhưng chiếc siêu máy bay E-6B Mercury của Hải quân Mỹ suýt bị "hạ gục" khi động cơ bị phá hủy do... hút phải một con chim.
Chiếc phi cơ E-6B Mercury đã buộc phải hạ cánh sau khi một con chim bị hút vào đường nạp khí cho động cơ và phá hủy nó. Được biết, E-6B Mercury được thiết kế để hoạt động như một trạm liên lạc trong chiến tranh hạt nhân, đảm bảo rằng Tổng thống Mỹ có thể gửi lệnh cho bộ ba hạt nhân, bao gồm cả các lệnh phóng.
E-6B Mercury trên đường cất/hạ cánh.
Tuy vụ việc xảy ra từ đầu tháng 10 tại Trạm Không quân Hải quân Patuxent River ở Virginia thế nhưng đến nay thông tin này mới được tiết lộ.
Theo Navy Times, chiếc E-6B Mercury thực hiện nhiệm vụ liên lạc trên không và đang hạ cánh thì 1 trong 4 động cơ của nó "nuốt chửng" một con chim và bị phá hủy. Chiếc siêu máy bay cùng toàn bộ phi hành đoàn sau đó đã hạ cánh khẩn cấp an toàn xuống trạm không quân.
Vụ "tai nạn" này được xếp loại là sự cố mức A, mà Hải quân Mỹ định nghĩa là một sự cố gây thiệt hại từ 2 triệu đô la trở lên hoặc một chiếc máy bay bị phá hủy. Nó cũng được định nghĩa là một sự cố liên quan đến tử vong hoặc thương tật vĩnh viễn. Trong trường hợp này, tai nạn được xếp loại ở mức A do do chi phí sửa chữa và chi phí cho động cơ thay thế.
Mẫu E-6B Mercury được chỉ định là trạm liên lạc trong Hệ thống kiểm soát phóng trên không, hỗ trợ lực lượng hạt nhân của Mỹ trên toàn cầu. Dựa trên mẫu máy bay dân dụng Boeing 707, E-6B được thiết kế để phục vụ như một kênh liên lạc dự phòng giữa Bộ Chỉ huy tối cao (Tổng thống Mỹ hoặc người kế nhiệm) và máy bay ném bom của lực lượng Không quân, tên lửa đạn đạo xuyên lục địa và tên lửa hạt nhân chiến lược từ các tàu ngầm của Hải quân Mỹ.
Siêu máy bay E-6B Mercury của Mỹ.
Biệt danh của E-6B là TACAMO, có nhiệm vụ tối quan trọng trong trường hợp xảy ra chiến tranh hạt nhân. Trong trường hợp xảy ra khủng hoảng, chiếc E-6B Mercury sẽ cất cánh và bay vòng vòng, các anten trên máy bay sẽ phát một loạt sóng tần số thấp trong phạm vi hàng trăm dặm. Máy bay có thể nhận tín hiệu từ NCA và chuyển tiếp nó tới các lực lượng hạt nhân hay các máy bay chiến đấu.
Khả năng vượt qua các tên hạt nhân của E-6B Mercury đã khiến nó trở thành chiếc máy bay nguy hiểm nhất trên bầu trời, mặc dù không có vũ khí. Chiếc máy bay này thường bay với một phi hành đoàn hỗn hợp gồm 13-18 nhân viên của Hải quân và Không quân.
Hồi tháng 2, một chiếc E-6B khác đã bị hỏng khi va vào nhà chứa máy bay. Vụ tai nạn đó cũng được xếp vào mức A. Còn hồi tháng 3, một chiếc E-6B khác đã phải hạ cánh khẩn cấp sau một vụ hỏa hoạn. Hải quân Mỹ hiện đã bắt đầu đặt nền móng để thay thế mẫu máy bay này bằng một máy bay phản lực mới bắt đầu từ năm 2038.
V.Cường (theo popularmechanics)
Theo cand.com.vn
Mỹ tiết lộ sức mạnh của tàu ngầm hạt nhân mới nhất, mang 12 tên lửa hành trình Tomahawk USS Oregon được trang bị dàn vũ khí gồm 12 tên lửa hành trình Tomahawk, có khả năng tấn công chính xác mọi mục tiêu, ở mọi thời điểm. USS Oregon (SSN 793), tàu ngầm hạt nhân lớp Virginia của Hải quân Mỹ. Ảnh: defence-blog.com Hải quân Mỹ đã đặt tên cho loại tàu ngầm tấn công mới nhất thuộc lớp Virginia là...