Tổng thống Trump làm nên điều hiếm thấy ở chính trường Mỹ
Tỉ lệ thất nghiệp giảm, kinh tế tăng lên bất chấp phiếu ủng hộ giảm sút với Tổng thống Donald Trump.
CNN mới đây đưa ra một nghịch lý hiện hữu tại nước Mỹ, dù các chính sách của Tổng thống mới giúp đời sống người dân được tăng cao, công việc cũng đến với nhiều người hơn nhưng người dân không ủng hộ người đứng đầu Nhà Trắng.
Hơn 1 triệu việc làm mới được tạo ra từ khi ông Donald Trump giữ chức ông chủ Nhà Trắng. Trước đó, tỷ lệ thất nghiệp Mỹ ở mức 4,3%, thấp nhất trong vòng 16 năm.
Thị trường chứng khoán cải thiện đáng kể, tăng vọt lên mức kỷ lục kể từ lúc vị tỷ phú này nhậm chức Tổng thống Mỹ.
Mang tới thành tựu chung, Tổng thống Mỹ vẫn bị phớt lờ, không được ủng hộ.
Song, trong các cuộc khảo sát, số người ủng hộ ông Trump thấp ở mức kỷ lục.
Báo cáo mới nhất của Viện thăm dò dư luận lớn nhất thế giới Gallup cho thấy, tỷ lệ ủng hộ người từng là tỉ phú bất động sản ở mức 36%. Cuộc khảo sát do Đại học Quinnipiac thực hiện thì ghi nhận tỷ lệ ủng hộ ông chỉ ở mức 33%.
Nhà sử học chuyên nghiên cứu về các đời Tổng thống Mỹ Douglas Brinkley cho rằng, tỷ lệ ủng hộ có thể còn kéo xuống mức 25% nếu kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái dù không phải do lỗi của ông Trump.
Trước đây từng có vị tổng thống ít được lòng dân hơn, song đó là vào những thời điểm nền kinh tế gặp khó. Đơn cử, tỷ lệ ủng hộ cựu Tổng thống Mỹ Jimmy Carter hạ xuống còn 29% năm 1979, một năm trước khi ông tái tranh cử. Tỷ lệ thất nghiệp khi đó cao hơn hẳn hiện nay và nền kinh tế cũng trên bờ vực suy thoái còn lạm phát thì tăng cao.
Vị sử học cho rằng, một số tổng thống tại nhiệm giữa nền kinh tế mạnh cũng ít nhiều bị tổn thương bởi các vụ điều tra. Đơn cử ở đây là khả năng bị tiếp tục điều tra về mối quan hệ giữa nước Nga và chiến dịch tranh cử của ông Trump. Song, từng có trường hợp khi bê bối qua đi, tỉ lệ ủng hộ đối với Tổng thống tăng mạnh.
Ví dụ khác cho điều này là bê bối tình ái giữa cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton và bà Monica Lewinsky, hoặc cựu Tổng thống Mỹ Ronald Reagan và bê bối với Iran Contra.
Không chỉ vậy, một điều hiếm thấy khác xảy ra trong nhiệm kỳ của ông Trump tại Nhà Trắng được giới chức Mỹ tiết lộ, đó là dường như các nhân viên ở đây đều “phớt lờ” lệnh Tổng thống của mình.
Video đang HOT
Ông Jack Goldsmith, một quan chức cấp cao thuộc Bộ Tư pháp Mỹ dưới thời Tổng thống George W. Bush, nhận định: “Điều đáng nói nhất là phạm vi mà các quan chức cấp cao dưới quyền ông Trump hành động như thể ông ấy không phải là người chỉ huy…
Chưa bao giờ có một vị Tổng thống nào bị chính cấp dưới phớt lờ và đưa ra quan điểm trái ngược thường xuyên đến như vậy. Tổng thống vẫn đưa ra lập trường và mong muốn của ông ấy, nhưng cấp dưới lại đưa ra cam kết khác”.
Một phần của khoảng cách giữa Trump và cấp dưới của ông xuất phát từ việc ông thiếu chú ý và thiếu sự hiểu biết về những vấn đề chính sách phức tạp. Về vấn đề nâng trần nợ quốc gia – một việc có ý nghĩa sống còn đối với điểm tín nhiệm của Mỹ – ông Trump đã để mặc cho các thành viên nội các công khai bất đồng.
Trong khi Bộ trưởng Bộ Tài chính Steven Mnuchin muốn một cuộc nâng trần nợ “sạch sẽ”, Giám đốc ngân sách Mick Mulvaney lại muốn nâng trần nợ đi kèm với cắt giảm chi tiêu.
Ông Anthony Scaramucci nói trong nhiệm kỳ ngắn ngủi của mình trên phương diện Giám đốc truyền thông Nhà Trắng: “Có những người bên trong chính quyền này cho rằng việc của họ là cứu nước Mỹ khỏi vị Tổng thống này”.
Theo Ngọc Dương
Báo Đất việt
Chuyến bay từ biệt Nhà Trắng của các cựu tổng thống Mỹ
Tổng thống Mỹ Ronald Reagan từng khóc trên chuyến bay từ biệt Nhà Trắng, trong khi tổng thống George H.W. Bush lại tiếp đãi bạn bè bằng một bữa tiệc âm nhạc đồng quê vui vẻ.
Tổng thống Mỹ Ronald Reagan năm 1989 chào tạm biệt trước khi bước lên trực thăng Marine One rời nhiệm sở. Ảnh: Courtesy Ronald Reagan Library
Trang tin Daily Beast có cuộc phỏng vấn những người đồng hành cùng các cựu tổng thống Mỹ trên chuyến bay từ biệt. Câu chuyện họ kể cho thấy dù nhiệm kỳ tổng thống đã khép lại, các ông chủ Nhà Trắng một thời vẫn ôm trong lòng nhiều cảm xúc, tự hào xen lẫn tiếc nuối.
Theo truyền thống, tổng thống Mỹ chuẩn bị mãn nhiệm sẽ đón người kế nhiệm tại Nhà Trắng. Từ đây, họ cùng đến tòa nhà quốc hội, Đồi Capitol, trên chiếc limousine dành cho tổng thống để tham dự lễ nhậm chức.
"Đó là ngày cuối cùng của chính quyền chúng tôi và cũng là ngày cuối cùng của cuộc khủng hoảng con tin Iran", Gerald Rafshoon, giám đốc truyền thông cho tổng thống Mỹ đời thứ 39 Jimmy Carter, hồi tưởng. "Hamilton Jordan và tôi là người cuối cùng rời khỏi Phòng Tình huống bởi chúng tôi chịu trách nhiệm giám sát tình hình con tin. Chúng tôi hy vọng rằng ông Carter có thể thông báo tin vui tại lễ nhậm chức" của tổng thống kế nhiệm Ronald Reagan.
"Cuối cùng, vào 12h20, có người đến thông báo 'Các ông nên rời khỏi đây bởi đội ngũ của ngài Reagan đang tiến vào Nhà Trắng'", Rafshoon kể. "Khi chúng tôi rời Phòng Tình huống, các bức ảnh của ông Reagan được treo lên".
Thất bại trong việc xử lý vụ bắt cóc 66 con tin Mỹ ở thủ đô Tehran, Iran, xảy ra vào ngày 4/11/1979 là một nguyên nhân quan trọng khiến Carter thất cử trước Reagan năm 1980. Các con tin được thả tự do chỉ vài giờ sau khi ông Reagan đọc diễn văn nhậm chức ngày 20/1/1981.
Theo lời Rafshoon, Carter từng nói rằng chuyến đi đến Đồi Capitol cùng Reagan thật kỳ quặc bởi trong khi ông đang lo âu suy nghĩ về cuộc khủng hoảng con tin thì Reagan lại kể chuyện cười.
Sau lễ nhậm chức, tổng thống mãn nhiệm được trực thăng chở đến Căn cứ Quân sự Andrews để đón chuyến bay trở về quê nhà.
"Vài người chúng tôi lên trực thăng tới Andrews trước. Ông Carter vẫn chưa ở đó. Tôi nhớ chúng tôi đã lên Không lực Một và Hamilton gọi ngược trở lại Phòng Tình huống. Nhân viên bắt máy nói 'Tôi không thể cung cấp thông tin đó'", Rafshoon cho biết.
"Không sao đâu, chúng ta đang nói chuyện trên đường truyền bảo mật của chuyên cơ Không lực Một", Hamilton Jordan đáp.
Đầu dây bên kia trả lời ngắn gọn: "Ông Carter không còn là tổng thống và các ngài không thể truy cập thông tin này".
Theo Jody Powell, thư ký báo chí của Carter, cựu tổng thống Mỹ là người cuối cùng bước lên chuyên cơ.
"Chúng tôi ngồi trên máy bay và ăn mừng vì các con tin Mỹ được trao trả tự do. Nhưng không khí âu sầu vẫn bao trùm. Lúc bước lên khoang, ông Carter đã biết chuyện nên ra dấu hiệu chiến thắng với chúng tôi. Sau đó, ông ấy kể các chi tiết. Tôi nghĩ chúng tôi có mở champagne, tôi cũng không nhớ rõ nữa", Rafshoon kể. "Chúng tôi trở về Georgia, đáp xuống Macon, lên trực thăng tới Plains. Hàng nghìn người đã chờ sẵn ở đó".
Buồn vui lẫn lộn
Trong hồi ức mà chánh văn phòng của tổng thống Reagan Ken Duberstein còn lưu giữ, ngày ông Reagan chia tay Nhà Trắng, thời tiết nắng đẹp, bầu trời trong xanh, quang đãng.
"Như truyền thống, trên đường tới căn cứ không quân Andrews, các tổng thống mãn nhiệm sẽ bay một vòng quanh Washington để tạm biệt thành phố. Chúng tôi rời thềm đông Đồi Capitol. Khi trực thăng bay qua Nhà Trắng, tổng thống Reagan nhìn xuống, gõ nhè nhẹ lên gối vợ, bà Nancy Reagan, rồi nói 'Trông kìa em yêu, đó là căn biệt thự nhỏ của chúng ta'", Duberstein nhớ lại. "Đấy cũng là lúc những giọt nước mắt lăn dài trên má Nancy, tổng thống và kể cả tôi. Nhiệm kỳ tổng thống của Reagan chính thức khép lại".
"Mọi người ai cũng mang cảm xúc vui buồn lẫn lộn", Duberstein kể. "Nhưng chúng tôi quyết định cùng nắm tay như người ta vẫn làm trên chuyên cơ Không lực Một trước đây và hát bài 'Auld Lang Syne'".
"Ai đó mang ra bánh và champagne. Tất cả cùng nâng cốc, không biết nói gì. Một người hô to 'Ngài tổng thống, nhiệm vụ đã hoàn thành'", Fred Ryan, trợ lý cho tổng thống Reagan, hồi tưởng.
Tổng thống Mỹ George W. Bush ngắm nhìn Đồi Capitol từ bên trong trực thăng ngày 20/1/2009. Ảnh: White House
Theo Jake Siewert, thư ký báo chí cho tổng thống Bill Clinton, ngày ông Clinton rời Nhà Trắng, thời tiết vô cùng xấu, mưa rơi tầm tã.
"Vì thế, lúc khởi hành là thú vị hơn cả", Siewert chia sẻ. "Chúng tôi đi bằng ôtô và chỉ có một đoàn xe nhỏ hộ tống, gồm vài xe cảnh sát. Chúng tôi phải đi chậm lại mỗi lần băng qua các ngã tư. Ông Clinton hầu như chưa từng trải qua chuyện này suốt 8 năm làm tổng thống".
"Một đám đông đứng ở sân bay Andrews để chia tay chúng tôi. Nhân viên Nhà Trắng, Nội các, một vài người bạn. Mọi thứ diễn ra bên trong nhà chứa máy bay bởi bên ngoài trời mưa to. Ông Clinton phát biểu ngắn gọn. Chuyến bay không quá dài và cũng không có nước mắt", Siewert kể.
Trên chuyến bay cuối cùng của tổng thống mãn nhiệm, các phóng viên cũng có mặt để đưa tin. Thomas DeFrank, phóng viên từ Newsweek, kể máy bay chở tổng thống Gerald Ford đã bị cánh báo chí "cướp".
"Mọi thứ không được đóng chặt đều bị đem đi với danh nghĩa quà lưu niệm. Sổ tay, bao diêm, xì gà, chăn, gối, đồ dùng bằng bạc, khăn ăn, cốc có in dấu tổng thống", DeFrank cho hay.
Theo Margaret Tutwiller, cựu phát ngôn viên Bộ Ngoại giao, người có mặt trên chuyến bay tạm biệt của George H.W. Bush, tổng thống Mỹ thứ 41 đã mời ban nhạc Oak Ridge Boys lên chuyên cơ.
"Không lực Một có phòng hội nghị lớn và tôi nhớ rằng chúng tôi đã tới đó để cùng ca hát", Tutwiller kể.
Vũ Hoàng
Theo VNE
Hillary Clinton sẽ dự lễ nhậm chức của Donald Trump Hillary Clinton, ứng viên tổng thống đảng Dân chủ bị đánh bại, sẽ dự lễ nhậm chức của Donald Trump vào ngày 20/1 tới. Bà Hillary Clinton cùng chồng, cựu tổng thống Bill Clinton. Ảnh: Reuters. Các trợ lý của nhà Clinton ngày 3/1 cho biết Hillary Clinton, cựu ứng viên tổng thống đảng Dân chủ, và chồng bà, cựu tổng thống Bill...