Tổng thống Trump ‘lạc lõng’ giữa Hội nghị G7 sau quyết định cắt tài trợ cho WHO
Tổng thống Trump trở nên đơn độc trong Hội nghị G7 trực tuyến khi các nhà lãnh đạo khác bày tỏ sự ủng hộ với Tổ chức Y tế thế giới, kêu gọi hợp tác quốc tế.
Theo Người phát ngôn Thủ tướng Đức, bà Merkel ủng hộ lập trường rằng, đại dịch chỉ có thể giải quyết được bằng phản ứng quốc tế mạnh mẽ và mang tính phối hợp toàn cầu.
Thủ tướng Canada Justin Trudeau khẳng định việc hợp tác trong đại dịch là hết sức quan trọng và WHO là một phần quan trọng trong sự hợp tác, phối hợp đó.
“Chúng tôi nhận ra rằng có những câu hỏi nghi ngờ đặt ra, nhưng việc hợp tác cùng đối phó dịch là hết sức quan trọng”, ông Trudeau nói.
Tổng thống Trump Donald Trump. (Ảnh: Reuters)
Các nhà lãnh đạo G7 khác bày tỏ hoài nghi về vai trò của WHO trong mùa dịch, nhưng cho rằng thời điểm hiện tại không phù hợp để tác động tới vị trí lãnh đạo của tổ chức này bằng cách đánh vào nguồn lực tài chính.
Tuy nhiên, trong tuyên bố đưa ra sau hội nghị, Nhà Trắng khẳng định các lãnh đạo G7 ủng hộ các chỉ trích của Mỹ đối với WHO, yêu cầu “xem xét và cải tổ triệt để” cơ quan của Liên hợp Quốc.
Tuyên bố nhấn mạnh cuộc thảo luận tập trung vào sự thiếu minh bạch, cũng như cách quản lý sai lầm thường xuyên về đại dịch của WHO.
Mỹ hiện là nhà tài trợ lớn nhất cho WHO với khoản đóng góp khoảng 400 triệu USD hàng năm. Tuy nhiên, Tổng thống Trump hôm 14/4 tuyên bố Mỹ sẽ cắt tài trợ cho tổ chức này, với cáo buộc WHO không thể làm tròn nghĩa vụ cơ bản trong mùa dịch.
Quyết định trên vấp phải sự phản đối từ nhiều chuyên gia y tế thế giới, Liên hợp Quốc, Nga, Trung Quốc, Liên minh châu Âu, Liên minh châu Phi và tỷ phú Bill Gates, nhà ủng hộ lớn cho WHO thông qua quỹ từ thiện của mình.
Trong khi Trung Quốc chỉ trích quyết định của Mỹ sẽ làm suy yếu năng lực của WHO và tác động tiêu cực tới sự hợp tác quốc tế, Nga kêu gọi Mỹ ngừng công kích WHO và có hướng đi trách nhiệm hơn.
Đại diện cấp cao của Liên minh châu Âu (EU) về an ninh và chính sách đối ngoại Josep Borrell gọi quyết định của ông Trump là “rất đáng tiếc”, khẳng định không có lý do có thể giải thích cho hành động này, vào thời điểm cần tới các nỗ lực của WHO trong cuộc chiến chống COVID-19.
Video: Cắt viện trợ cho WHO, vị thế của Mỹ bị ảnh hưởng thế nào?
Sau quyết định của Tổng thống Trump, nhiều quốc gia thông báo sẽ gia tăng đóng góp để WHO có thể vận hành trong bối cảnh dịch COVID-19 không có dấu hiệu giảm nhiệt.
Nội các Phần Lan hôm 15/4 tuyên bố nâng mức tài trợ cho WHO lên 6 triệu USD. Australia cũng thông báo sẽ tiếp tục tài trợ cho WHO, nhưng nhấn mạnh sẽ tiếp tục hối thúc WHO cải cách.
Vợ chồng tỷ phú Bill Gates quyết định tài trợ thêm cho Tổ chức Y tế thế giới 150 triệu USD thông qua quỹ Bill & Melina Gates, nhằm hỗ trợ tổ chức này thực hiện biện pháp đảm bảo sức khỏe cộng đồng, điều trị bệnh nhân COVID-19, cũng như nghiên cứu phát triển vaccine.
SONG HY
TT Trump đơn độc tại hội nghị G7 sau khi các lãnh đạo bênh vực WHO
Tổng thống Trump trở nên đơn độc trong hội nghị G7 trực tuyến, khi các lãnh đạo phương Tây ủng hộ mạnh mẽ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), phản đối Mỹ ngừng cấp vốn cho WHO.
Các quan chức y tế trên toàn thế giới đã lên án Tổng thống Trump vì quyết định ngừng cấp vốn cho WHO, một cơ quan của Liên Hợp Quốc, giữa đại dịch.
Ngày 16/4, các lãnh đạo G7 đã lên tiếng ủng hộ WHO và kêu gọi hợp tác quốc tế.
Ngay sau hội nghị trực tuyến kéo dài một giờ, phát ngôn viên của Thủ tướng Đức Angela Merkel nói rằng bà Merkel đã lập luận "đại dịch chỉ có thể vượt qua bằng phản ứng mạnh mẽ, phối hợp quốc tế".
Tổng thống Trump trước đó quyết định ngừng cấp vốn cho WHO. Ảnh: Reuters.
Thủ tướng Canada Justin Trudeau nói: "Cần có sự hợp tác quốc tế và WHO là một phần quan trọng của sự hợp tác đó. Chúng tôi nhận ra rằng có những dấu hỏi được đặt ra, nhưng cùng lúc đó, việc chúng ta tiếp tục phối hợp với nhau là rất quan trọng".
Quỹ Gates cũng tuyên bố quyên góp thêm 150 triệu USD, được WHO lên tiếng hoan nghênh.
Trong khi đó, Nhà Trắng vẫn cho rằng việc Mỹ chỉ trích WHO nhận được sự ủng hộ trong hội nghị G7.
Một số lãnh đạo G7 có sự hoài nghi về một số khía cạnh trong phản ứng của WHO và phản ứng của Trung Quốc đối với dịch bệnh, nhưng lập luận rằng giữa đại dịch Covid-19 không phải thời điểm để làm gián đoạn sự lãnh đạo quốc tế của WHO, bằng cách ngừng cấp vốn.
Mỹ đang là chủ tịch G7, và trước các chỉ trích về sự lãnh đạo toàn cầu của Mỹ, ông Trump đã tổ chức cuộc họp đặc biệt của các lãnh đạo G7 - nhóm bao gồm các nền kinh tế lớn ở phương Tây.
Nước Anh tham dự hội nghị với đại diện là Ngoại trưởng Dominic Raab, thay cho Thủ tướng Boris Johnson đang hồi phục sau khi nhập viện vì Covid-19.
Ông nói một khi dịch bệnh qua đi, "chúng ta không thể cứ tiếp tục mọi chuyện như cũ và phải hỏi những câu hỏi khó khăn rằng nó đã bắt đầu như thế nào". "Đó cần là một sự nghiên cứu nhìn lại sâu sắc và rút ra các bài học... cần dựa vào khoa học".
Tháng này, Anh đã tăng vốn cho WHO, và các quan chức Anh hiểu rằng WHO đã có đóng góp vào nỗ lực ngoại giao khéo léo để Trung Quốc cho phép điều tra dịch bệnh ở nước này, theo Guardian.
Trọng Thuấn
Bức ảnh tiết lộ Trump gạch "corona", thay bằng cụm "virus Trung Quốc" Bức ảnh chụp gần các tờ ghi chú của ông Trump cho thấy ông đã gạch đi từ "corona" và thay bằng cụm từ "virus Trung Quốc" để miêu tả dịch Covid-19. Một bức ảnh chụp tờ ghi chú của Tổng thống Trump trong cuộc họp với lực lượng tác chiến chống Covid-19 hôm 19/3 ở Nhà Trắng cho thấy từ "Corona" đã...