Tổng thống Trump ký thông qua dự luật quốc phòng 716 tỷ USD
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 13/8 đã ký thông qua dự luật chính sách quốc phòng 716 tỷ USD, cho phép chi tiêu quân đội và cũng bao gồm điều khoản nới lỏng kiểm soát các hợp đồng của chính phủ với 2 tập đoàn ZTE Corp, Huawei Technologies của Trung Quốc.
Tổng thống Mỹ Donald Trump ký thông qua NDAA ngày 13/8. (Ảnh: Reuters)
Theo Reuters, Tổng thống Trump ký thông qua dự luật trên tại căn cứ Fort Drum của quân đội Mỹ ở New York. Dự luật được lấy tên Thượng nghị sĩ John McCain, một trong những chính khách nhiều lần công khai chỉ trích ông Trump.
Tổng thống Trump bình luận: “Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng là khoản đầu tư đáng kể nhất của quân đội chúng ta trong lịch sử cận đại. Chúng ta sẽ tăng cường sức mạnh quân đội chưa từng thấy trước đó”.
Theo Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng 2019 (NDAA), Mỹ sẽ dành 616,9 tỷ USD cho ngân sách của Lầu Năm Góc, 69 tỷ USD cho các hoạt động quân sự ở nước ngoài và 21,9 tỷ USD cho các chương trình vũ khí hạt nhân.
NDAA cho phép chi 7,6 tỷ USD mua sắm 77 máy bay thế hệ thứ năm F-35 của tập đoàn Lockheed Martin. Mặt khác, NDAA ngăn việc bàn giao các máy bay F-35 cho Thổ Nhĩ Kỳ do lo ngại Ankara cũng muốn mua hệ thống phòng thủ tên lửa của Nga.
Ngoài ra, NDAA cũng củng cố vai trò của Ủy ban Đầu tư Nước ngoài tại Mỹ (CFIUS) là uỷ ban duyệt xét những đề nghị đầu tư để cân nhắc xem các khoản đầu tư này có đe dọa an ninh quốc gia hay không.
Một số nghị sĩ muốn dùng NDAA để khôi phục các biện pháp trừng phạt chặt chẽ từng áp dụng với tập đoàn viễn thông ZTE của Trung Quốc vì xuất khẩu trái phép các sản phẩm cho Iran và Triều Tiên. Tuy nhiên, phiên bản cuối cùng của NDAA được quốc hội thông qua dường như yếu hơn các phiên bản trước đó.
Video đang HOT
Trước đó, Tổng thống Trump cũng đã dỡ bỏ lệnh cấm các công ty của Mỹ làm ăn với ZTE. Lãnh đạo tình báo Mỹ lo ngại rằng, ZTE, Huawei hay một số công ty khác của Trung Quốc có thể gây ra mối đe dọa đối với hoạt động tình báo của Mỹ.
Minh Phương
Theo Dantri/ CNBC
Dư luận sục sôi với 5 câu hỏi sau Thượng đỉnh Nga-Mỹ
Theo giới chuyên gia, sẽ là khôn ngoan nếu kiên nhẫn và giữ những kỳ vọng vừa phải cho tương lai tươi sáng trong mối quan hệ Nga-Mỹ.
Dư luận Mỹ chỉ trích màn thể hiện của Tổng thống Trump tại Helsinki. Ảnh: AFP/Getty
Những gì Tổng thống Trump thể hiện tại Helsinki đã thu về hàng tá chỉ trích từ các nhà lập pháp Cộng hòa. Trong đó có Thượng nghị sĩ John McCain, Jeff Flake và Rob Corker. Trên trang Twitter cá nhân, cựu Giám đốc Cục Tình báo trung ương Mỹ (CIA) John Brennan đã gọi hành động của ông Trump "không khác gì là mưu phản".
Reuters dẫn lời chuyên gia Steven Pifer, người đang làm việc tại Viện Brookings và là cựu quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ phụ trách quan hệ với Liên Xô cho rằng: "Sau khi thể hiện tài ngoại giao "vụng về" tại NATO và tại London là màn thể hiện "đáng xấu hổ" của ông Trump tại Helsinki. Không khó để kết luận rằng, những lợi ích và mối quan tâm trong chính sách ngoại giao của Mỹ sẽ được đáp ứng tốt hơn nếu ông Trump ở nhà".
Biên tập viên Helen Coster của Reuters đã nêu ra 5 câu hỏi lớn về cuộc gặp Thượng đỉnh Nga-Mỹ và chuyên gia Steven Pifer đưa ra những nhận định của mình trả lời những câu hỏi này.
Điều gì đọng lại sau Thượng đỉnh Nga-Mỹ?
Dựa vào cuộc họp báo chung sau cuộc gặp Thượng đỉnh có thể thấy, Tổng thống Nga Putin có lý do để vui mừng. Ông Putin đã có cuộc gặp Thượng đỉnh chính thức với Tổng thống Mỹ Donald Trump, điều sẽ giúp ông Putin lật ngược tình thế rằng Nga không còn bị cô lập.
Tổng thống Putin dường như không thừa nhận bất cứ vấn đề lớn nào và Tổng thống Trump lại không thách thức các hành động của Nga.
Tổng thống Trump, ít nhất là trước dư luận, đã thất bại trong việc nêu chỉ trích Nga can thiệp tình hình Ukraine và đã không nói lên được rằng việc Nga can thiệp chính trường Mỹ là không thể chấp nhận được và nếu Nga còn tiếp diễn Mỹ sẽ trả miếng.
"Mọi người chỉ có thể hy vọng rằng những vấn đề này sẽ được giải quyết tốt hơn tại cuộc thảo luận trực tiếp. Song, rõ ràng là không có lý do nào để tin vào điều này cả", ông Steven Pifer nói.
Liệu có phải Trump đứng về phía Putin để chống lại tình báo Mỹ?
Việc ông Trump chấp nhận lời phủ nhận của ông Putin trước cáo buộc can thiệp bầu cử Mỹ khiến những đánh giá thận trọng của cộng đồng tình báo Mỹ (và cả những cáo buộc ngày càng gia tăng nhằm vào các cá nhân Nga) trở thành "kỳ lạ". Ông Trump cho rằng Điện Kremlin không có lý do để tiếp tục các hành động can thiệp vào tiến trình bầu cử tại Mỹ. Đó là: Cuộc bầu cử đã thành công (theo quan điểm của 2 Tổng thống), với chi phí tối thiểu. Và Tổng thống Mỹ dường như không tin rằng Nga đã can thiệp bầu cử Mỹ.
Phản ứng từ các đồng minh của Mỹ?
Các đồng minh của Mỹ sẽ tự thể hiện lập trường một cách công khai, nhưng họ lại thiếu can đảm khi phản ứng trên tư cách cá nhân.
Trái ngược với việc không sẵn sàng chỉ trích Tổng thống Putin và Nga tại Helsinki, Tổng thống Trump lại không ngần ngại làm điều đó nhằm vào các đồng minh của mình (tại Hội nghị Thượng đỉnh NATO) ở Brussels, Bỉ. Đặc biệt là những chỉ trích với Đức và Thủ tướng Đức Angela Merkel trong vấn đề chi tiêu ngân sách quốc phòng. Thêm vào đó, trong cuộc phỏng vấn tại London khi tới thăm Anh sau đó, ông Trump đã liệt Liên minh châu Âu vào danh sách những kẻ thù đầu bảng của Mỹ.
Kỳ vọng nào cho quan hệ Nga-Mỹ sắp tới?
Hy vọng rằng, cuộc gặp Thượng đỉnh Nga-Mỹ sẽ mở ra các cuộc đối thoại sau đó, vốn có thể giúp thúc đẩy một số tiến triển. Tổng thống Putin đã mở cánh cửa đối thoại về kiểm soát vũ khí, trong đó có việc gia hạn Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược mới, vốn sẽ có lợi cho Mỹ.
"Chúng ta sẽ phải chờ xem điều gì sẽ đến, song sẽ là khôn ngoan nếu chúng ta kiên nhẫn và giữ những kỳ vọng vừa phải", ông Steven Pifer nhận định.
Hành xử của Nga trong tương lai?
Để quan hệ Nga-Mỹ thực sự cải thiện sẽ đòi hỏi ít nhất một số thay đổi trong chính sách của Nga, trong các vấn đề như khủng hoảng Ukraine, việc can thiệp nội bộ chính trường Mỹ hay vấn đề Syria.
Theo ông Steven Pifer, Tổng thống Trump dường như không đưa ra lý do nào để người đồng cấp Putin phải thay đổi các chính sách này. Do đó, Nga sẽ vẫn tiếp tục các chính sách và cách hành xử như hiện nay.
Theo Hoàng Lê
VOV
Chuyên gia cảnh báo hệ quả của việc Mỹ ngừng tập trận chung với Hàn Quốc Quyết định dừng các cuộc tập trận quân sự của Mỹ với Hàn Quốc có thể làm suy yếu phòng thủ của đồng minh, tùy thuộc vào thời gian và phạm vi gián đoạn. Nhưng khả năng tổn hại về ngoại giao có vẻ còn lớn hơn. Mỹ đóng quân tại Hàn Quốc kể từ khi Chiến tranh Triều Tiên kết thúc năm...