Tổng thống Trump ký lệnh đối phó dòng người di cư đổ về Mỹ
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký lệnh ngừng cấp phép tị nạn cho những người vượt biên trái phép vào Mỹ, một trong những động thái nhằm đối phó với dòng người di cư từ Trung Mỹ đang ồ ạt tiến về biên giới của Washington với Mexico tìm kiếm “giấc mơ Mỹ”.
Đoàn di dân tới Mỹ chen chúc qua một cây cầu. (Ảnh: AFP)
Politico đưa tin, Tổng thống Trump ngày 9/11 đã ký một lệnh nhằm ngừng cấp phép tị nạn cho những người vượt biên trái phép. Động thái này gần như chắc chắn sẽ vấp phải sự phản đối về mặt pháp lý từ các bên đối lập. Theo đó, lệnh này yêu cầu những người muốn vào Mỹ phải tới các cửa khẩu để phía Mỹ để đủ điều kiện xin tị nạn.
Lệnh hành pháp do ông Trump thông qua sẽ kéo dài trong 90 ngày hoặc cho tới khi Mỹ và Mexico đạt được thỏa thuận “nước thứ 3 an toàn”. Trong thời gian đó, các quan chức Mỹ sẽ thảo luận với phía Mexico tìm cách giải quyết dòng người tị nạn đi qua quốc gia này để tới được biên giới với Mỹ.
Trước cuộc bầu cử giữa kỳ, Tổng thống Trump đã nhiều lần nêu ý kiến về dòng người di cư từ Trung Mỹ. Ông đã đặt câu hỏi về tính hợp pháp trong hành động của những người xin tị nạn tại biên giới Mỹ, cho rằng đây là hậu quả của việc “lạm dụng tràn lan” chính sách nhập cư.
Video đang HOT
Theo Politico, trong khi chính quyền ông Trump đã “vẽ ra” một bức tranh khá “u ám” về tình hình nhập cư trái phép vào Mỹ, gọi đây là một cuộc khủng hoảng, thì trên thực tế, vấn đề này dường như không ở mức quá nghiêm trọng. Số lượng người vào Mỹ trái phép bị bắt trong năm 2018 thấp hơn con số trung bình trong 10 năm qua. Tháng 9/2017, Bộ An ninh Nội địa Mỹ nói rằng việc vượt biên bất hợp pháp qua đường biên giới Mỹ-Mexico khó hơn hẳn so với trước kia.
Quyền Bộ trưởng Tư pháp Matthew Whitaker đã ca ngợi động thái của ông Trump: “Nhờ mệnh lệnh quyết đoán từ Tổng thống Trump, chúng ta đang tiếp tục cung cấp biện pháp bảo vệ cho những người thực sự cần, trong khi ngăn chặn sự hào phóng của nước Mỹ bị lạm dụng”.
Tuy nhiên, Hạ nghị sĩ Jerry Nadler từ New York và Zoe Lofgren từ California, 2 nhà lập pháp đảng Dân chủ hiện làm việc ở Ủy ban Tư pháp đã thúc giục ông Trump làm việc với Quốc hội Mỹ về vấn đề này. Họ cáo buộc động thái từ ông Trump là “vi hiến”.
Theo đó, luật Mỹ cho phép mọi cá nhân xin tị nạn dù họ có tiến hành nhập cư qua cửa khẩu hay không. Trong tuyên bố chung, 2 nghị sĩ nói rằng ông Trump không thể vượt qua được thượng tôn của luật pháp và làm sai luật.
Vào ngày 12/10, tại thành phố San Pedro Sula của Honduras, nơi ngập chìm trong vấn nạn tội phạm, một nhóm người đã tập trung lại, lên kế hoạch di chuyển trong hơn một tháng để đến miền đất hứa, nơi có thể giúp họ thoát khỏi tình trạng thất nghiệp cũng như cuộc sống bạo lực tại quê nhà. Hiện thời, đã có hàng nghìn người đang ở Mexico và họ đang hướng đến Mỹ để tìm kiếm cuộc sống dễ chịu hơn.
Đức Hoàng
Theo Dantri/ Politico
Tổng thống Trump sa thải Bộ trưởng Tư pháp, dọa điều tra ngược đảng Dân chủ
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 7/11 đã sa thải Bộ trưởng Tư pháp Jeff Sessions ngay sau bầu cử giữa kỳ và tuyên bố sẽ thách thức lại nếu đảng Dân chủ mở các cuộc điều tra nhằm vào chính quyền của ông.
Tổng thống Mỹ Donald Trump sa thải Bộ trưởng Tư pháp Jeff Sessions. (Ảnh: Reuters)
Trong một bình luận trên Twitter ngày 7/11 sau khi quyết định sa thải Bộ trưởng Tư pháp Jeff Sessions, Tổng thống Trump viết: "Chúng tôi cảm ơn Bộ trưởng Tư pháp Jeff Sessions vì những cống hiến của ông ấy, chúc ông luôn mạnh khỏe". Ông Trump cho biết, ông Sessions sẽ tạm được thay thế bằng ông Matthew Whitaker, chánh văn phòng của ông Sessions và cũng là người có quan điểm chỉ trích cuộc điều tra nhằm vào Nga.
Theo một quan chức Nhà Trắng giấu tên, Chánh văn phòng Nhà Trắng John Kelly đã gọi điện cho ông Sessions vào ngày 7/11 trước khi Tổng thống Trump tổ chức họp báo để thảo luận kết quả bầu cử giữa kỳ.
Về phần mình, ông Sessions đã viết đơn xin từ chức gửi Tổng thống. Trong thư ông viết: "Thưa ngài Tổng thống, theo đề nghị của ngài, tôi xin đệ đơn từ chức. Quan trọng nhất, khi còn làm bộ trưởng tư pháp, chúng tôi đã khôi phục và tuân thủ luật pháp".
Ông Sessions vốn là một trong những ủng hộ mạnh mẽ ông Trump trong chiến dịch tranh cử năm 2016. Tuy nhiên, ông hứng không ít chỉ trích của người đứng đầu Nhà Trắng kể từ tháng 3/2017 khi ông rút khỏi cuộc điều tra nghi vấn Nga can thiệp bầu cử tổng thống Mỹ và nghi vấn chiến dịch của ông Trump thông đồng với Nga. Ông Sessions rút khỏi cuộc điều tra sau khi bị đảng Dân chủ cáo buộc che giấu các cuộc liên lạc của đội ngũ tranh cử của ông Trump với Đại sứ Nga trong phiên điều trần trước Thượng viện. Cuộc điều tra Nga sau đó được chuyển cho Công tố viên đặc biệt Robert Mueller - người mà ông Trump cảnh báo có thể sa thải bất cứ lúc nào.
Cũng trong ngày 7/11, Tổng thống Trump bình luận trên Twitter: "Nếu đảng Dân chủ nghĩ họ sẽ lãng phí tiền thuế vào việc điều tra chúng tôi ở Hạ viện, chúng tôi cũng sẽ buộc phải cân nhắc điều tra họ vì tất cả những vụ rò rỉ thông tin mật và những việc khác ở Thượng viện".
Tại cuộc họp báo cùng ngày, ông cảnh báo, Washington sẽ như rơi vào tình thế "giống một cuộc chiến" nếu đảng Dân chủ điều tra ông.
Đảng Dân chủ đã giành lại quyền kiểm soát Hạ viện sau cuộc bầu cử ngày 6/11. Các ủy ban Hạ viện có thể điều tra các vấn đề liên quan đến ông Trump như việc đóng thuế, xung đột lợi ích liên quan đến việc kinh doanh hay nghi vấn mối quan hệ giữa đội ngũ tranh cử của ông với Nga.
Minh Phương
Tổng hợp
Theo Dantri
Thứ trưởng Tư pháp Mỹ bác tin từng có ý muốn phế truất Tổng thống Trump Thứ trưởng Tư pháp Mỹ Rod Rosenstein được cho là từng đề xuất đặt ghi âm nghe lén ông Donald Trump để lấy bằng chứng nhằm viện dẫn Tu chính án số 25 trong Hiến pháp nhằm phế truất Tổng thống Mỹ. Thứ trưởng Tư pháp Mỹ Rod Rosenstein (Ảnh: AFP) New York Times ngày 21/9 đưa tin, Thứ trưởng Rosenstein dường như...