Tổng thống Trump: Không vội vàng với Trung Quốc!
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết cuộc gặp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có kết quả tốt hơn nhiều so với dự kiến. Tuy nhiên, ông Trump cũng không vội vàng để đưa ra một thỏa thuận thương mại với Trung Quốc.
Cuộc gặp bên lề G20 giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: Bloomberg
“Điều quan trọng là chúng tôi đã mở lại các cuộc đàm phán với Trung Quốc, mối quan hệ hai nước rất tốt đẹp. Chất lượng của các cuộc đàm phán đối với tôi quan trọng hơn nhiều so với tốc độ. Tôi không vội, nhưng mọi thứ có vẻ rất tốt!”, Tổng thống Mỹ viết trên Twitter sáng 30/6, đề cập đến các cuộc đàm phán đang diễn ra giữa Washington và Bắc Kinh.
Trên Twitter của mình, Tổng thống Mỹ viết: “Tôi đã có một cuộc gặp gỡ tốt đẹp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào hôm qua (29/6). Trong cuộc hội đàm, tôi nhất trí không tăng thuế quan mà Mỹ đang áp lên Trung Quốc. Trung Quốc cũng đồng ý với điều đó”.
Ông Trump cũng cho biết Trung Quốc sẽ bắt đầu mua một lượng lớn sản phẩm nông nghiệp từ nông dân Mỹ. Và ông cũng cho phép Huawei mua sản phẩm từ các công ty Mỹ. Ông nói rằng “điều này sẽ không ảnh hưởng đến an ninh Quốc gia của Mỹ”.
Trước đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có cuộc gặp song phương bên lề Hội nghị Thượng đỉnh Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Osaka (Nhật Bản).
Cả hai bên đều xác nhận trong các bình luận riêng biệt rằng họ không có kế hoạch đánh thuế bất kỳ mức thuế mới nào đối với các sản phẩm khác của hai nước tại thời điểm hiện tại. Hãng thông tấn Trung Quốc Tân Hoa Xã mô tả kết quả cuộc họp là hai nhà lãnh đạo đồng ý với việc khởi động lại các cuộc tham vấn thương mại giữa hai nước trên cơ sở bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau.
Video đang HOT
Phát biểu sau khi kết thúc cuộc gặp, Tổng thống Trump nói rằng ông và Chủ tịch Tập Cận Bình đã có một cuộc gặp “tốt nhất từ trước tới nay” và các cuộc đàm phán với Trung Quốc sẽ tiếp tục. “Chúng tôi đang quay lại đúng đường,” Tổng thống Trump nói. Nhưng khi đề cập đến thoả thuận thương mại hai nước, ông Trump cho biết “thời gian sẽ trả lời”.
Theo Thoidai
Quân bài chiến lược khiến Thổ tin sẽ nhận F-35
Theo Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan, Ankara vẫn đang chờ đợt chuyển giao máy bay F-35 của Mỹ khi thời hạn sắp đến.
Tuyên bố trên được nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ đưa ra tại cuộc họp báo sau Hội nghị thượng đỉnh G20: "Chúng tôi vẫn đang chờ phía Mỹ giao máy bay F-35, kế hoạch thanh toán được thực hiện đầy đủ".
Thời hạn theo thỏa thuận giữa 2 bên được ông Erdogan nói đến là tháng 11/2019, Mỹ sẽ phải chuyển giao lô tiêm kích F-35 đầu tiên theo hợp đồng được 2 bên ký kết trước đó.
Tiêm kích F-35 Mỹ sản xuất cho Thổ.
Sự tin trong tuyên bố của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ khiến phương Tây bất ngờ bởi nhiều lần trước đó, Mỹ đã khẳng định việc chuyển giao F-35 sẽ không bao giờ được thực hiện nếu Ankara không từ bỏ thương vụ S-400 với Nga.
Thái độ của Mỹ đã khá rõ ràng nhưng Thổ không nghĩ vậy bởi trên trang The hill, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ, ông Mevlut Cavusoglu cho biết, thương vụ F-35 với Thổ gần như sẽ không ngừng lại dù Ankara không huỷ thương vụ S-400 với Moscow.
"Đã có một số tuyên bố sẽ áp dụng các biện pháp trừng phạt và dừng chuyển giao được đưa ra, quá trình mua sắm tiêm kích tàng hình F-35 vẫn tiếp tục như bình thường. Chúng tôi tin rằng máy bay sẽ được chuyển giao vào tháng 11/2019 bất chấp S-400 có mặt tại Thổ Nhĩ Kỳ", vị quan chức này tuyên bố.
Dù những nhà lãnh đạo Thổ không tuyên bố lý do khiến họ tự tin Mỹ sẽ chuyển giao F-35 nhưng theo The hill, Ankara có 2 con bài chiến lược khiến Mỹ phải nhượng bộ, đó là Eo biển Bosphorus và tên lửa SOM-J.
Nguồn tin này cho biết, nếu Mỹ quyết ngừng chuyển F-35, Thổ Nhĩ Kỳ cũng sẽ có quyết định tương tự với chương trình này và điều đó sẽ khiến việc hoàn thiện chiến đấu cơ thế hệ 5 của Mỹ trở nên khó khăn hơn rất nhiều, đặc biệt ở hệ thống vũ khí.
Theo Lockheed Martin tiết lộ về phiên bản cải tiến của tiêm kích tàng hình F-35 được ra mắt trong thời gian tới với tầm hoạt động xa hơn sẽ được trang bị số vũ khí bao gồm:
Bốn quả bom Stormbreaker, tên lửa không đối không, bom GBU-12 và đặc biệt là tên lửa không đối đất tàng hình tầm xa SOM-J do Lockheed Martin của Mỹ và Rocketsan của Thổ Nhĩ Kỳ hợp tác sản xuất.
Để được lựa chọn làm vũ khí tiêu chuẩn cho F-35 của Mỹ và đồng minh, tên lửa SOM-J được thiết kế với khả năng tàng hình khá tốt, được ứng dụng nhiều tính năng mới như thay đổi mục tiêu trong khi bay.
Độ chính xác được tăng cao nhờ đầu dò ảnh hồng ngoại, trong khi quả đạn đường dẫn đường bằng vệ tinh và khớp ảnh địa hình, có thể hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết. Tên lửa này có tốc độ trên 1.000 km/h.
Ngoài ra, tên lửa SOM-J còn giúp khắc phục điểm yếu cố hữu của dòng máy bay này là khoang vũ khí có kích thước nhỏ, chỉ chứa được các loại vũ khí có tầm hoạt động hạn chế.
Vì vậy, với bản chất là tên lửa phóng vượt ngoài tầm với của các hệ thống phòng không, SOM-J không chỉ giải quyết được vấn đề này, mà còn giúp F-35 đạt được khả năng tối ưu nhất.
Vì vậy, nếu thiếu SOM-J, tiêm kích F-35 sẽ đồng thời gặp nguy hiểm khi tác chiến và thiếu đi vũ khí chủ lực. Tuy nhiên, The hill cho rằng cùng với SOM-J, con bài chiến lược của Thổ với Mỹ chính là Eo biển Bosphorus.
Thổ Nhĩ Kỳ có thể sẽ cấm cửa tàu Mỹ đi qua eo biển Bosphorus nếu Ankara bị trừng phạt vì mua S-400. Tình huống đóng cửa Eo biển Bosphorus với tàu chiến Mỹ được Thổ Nhĩ Kỳ cân nhắc sử dụng nếu thực sự Mỹ ngừng chuyển giao F-35.
Tuy nhiên, giữa kế hoạch cấm cửa tàu Mỹ qua Eo biển Bosphorus và chuyện hiện thực hóa kế hoạch này là hai chuyện hoàn toàn khác nhau bởi Thổ sẽ không dễ thực hiện do quy định của Công ước Montreux.
Theo quy định, trong thời bình, các tàu được tự do đi lại qua eo biển không thu phí và thuế. Trong thời chiến, trường hợp Thổ Nhĩ Kỳ không tham chiến thì quyền đi lại của các tàu thương mại qua eo biển vẫn được đảm bảo.
Trường hợp Thổ Nhĩ Kỳ là bên tham chiến, tàu bè của các nước có chiến tranh với Thổ và cả những nước đồng minh với kẻ thù của Thổ Nhĩ Kỳ bị cấm đi lại. Điều đặc biệt là hiện tại không phải là thời chiến, chính vì vậy việc Thổ Nhĩ Kỳ đơn phương cấm tàu Mỹ đi qua eo biển Bosphorus gần như không thể thực hiện.
Chính vì vậy, dù Thổ rất tự tin trong việc Mỹ sẽ chuyển giao F-35 nhưng Ankara vẫn sẽ gặp bất lợi với những quân bài chiến lược mình đang có trong tay.
Thùy Dung
Theo Datviet
Thế giới tuần: G20 nỗ lực giải quyết mâu thuẫn; Nắng nóng cực đoan 'thiêu đốt' toàn cầu Hai ngày diễn ra Hội nghị thượng đỉnh Nhóm Các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) cùng với loạt gặp song phương quan trọng giữa các nhà lãnh đạo thế giới và hiện tượng nắng nóng kỷ lục ở châu Âu là hai sự kiện đáng chú ý trong tuần. G20 không lên án chủ nghĩa...