Tổng thống Trump giao con rể lập kế hoạch hoà bình Trung Đông
Cựu đại sứ Pháp tại Mỹ, Gérard Araud cho rằng con bài chiến lược của Tổng thống Trump ở Trung Đông là việc thiết lập được một thỏa thuận hòa bình giữa Israel và Palestine.
Đó cũng là một yếu tố quan trọng trong chiến lược tranh cử tổng thống của ông Trump vào năm 2020.
Với việc rút quân Mỹ khỏi miền bắc Syria, một lần nữa, Tổng thống Mỹ Donald Trump đưa ra tín hiệu rằng chính quyền của ông chỉ nhìn nhận 2 lợi ích quốc gia tại Trung Đông: việc ngăn chặn Iran và an ninh của Israel.
Với vấn đề thứ nhất, Mỹ mới gửi thêm quân tới Ả rập Xê-út, địch thủ chính của Iran trong khu vực. Còn với vấn đề thứ 2, ông Trump lặp lại rằng ông sẽ đưa ra một kế hoạch hòa bình giữa Israel và người Palestine. Bởi, một sáng kiến hòa bình như vậy có thể trở thành yếu tố quan trọng trong chiến dịch bầu cử tổng thống Mỹ vào năm 2020, ông Trump sẽ phải quyết định sớm xem có thi hành cam kết trên không ở thời điểm chính phủ mới của Israel sẽ nắm quyền khi cuộc bầu cử nghị viện của nước này vừa kết thúc vào tháng trước.
Ông Trump đã giao nhiệm vụ cho con rể mình là Jared Kushner, lập nên một kế hoạch hòa bình chi tiết. Kế hoạch này có xuất phát điểm từ những nỗ lực ngoại giao trước đó của Mỹ, nó luôn nhắm tới việc hướng Israel và Palestine đàm phán một hiệp ước hòa bình với nhau dưới sự bảo trợ của Mỹ. Phương thức hành động mới này không phải là một ý tưởng tồi, bởi cả 2 phe đều không có khả năng tự có những bước tiến tích cực mới.
Jared Kushner, con rể của Donald Trump, người chịu trách nhiệm lập kế hoạch xây dựng thỏa thuận hòa bình giữa Israel và Palestine.
Giới chức Palestine vốn có những bất đồng từ cuộc bầu cử tại Gaza vào năm 2006, với những lãnh đạo có tuổi, bị xói mòn bởi tiêu cực đã mất đi tính chính thống, hợp pháp cần thiết để có thể đưa ra những thỏa hiệp. Trong khi đó, Israel đang quá nghiêng về phía cánh hữu khiến cho không chính phủ nào có thể đưa ra trước hội đồng lập pháp một kế hoạch hòa bình được cả 2 bên chấp nhận.
Về lý thuyết, một vị trọng tài xuất hiện có thể khắc phục những trở ngại này. Hơn nữa, mối quan hệ gần gũi của Jared Kushner với Israel có thể trở thành vốn quý sau này.
Lịch sử đã cho thấy rằng bên thắng cuộc trong những cuộc chạm trán về địa chính trị không bao giờ tự nguyện từ bỏ trái ngọt trong chiến thắng mà họ đạt được. Israel là một siêu cường trong khu vực với nền kinh tế hậu công nghiệp, vũ khí nguyên tử và quan hệ đồng minh vững chắc với Mỹ, rõ ràng có những tiềm lực để áp đặt ý chí của mình lên đối thủ yếu đuối Palestine.
Video đang HOT
Sẽ không có một sự dàn xếp hòa bình nào giữa Israel và Palestine mà không phản ánh sự chênh lệch về quyền lực của 2 nước. Hơn nữa, không có một phe phái bên ngoài nào, kể cả những quyền lực chủ chốt tại Châu Âu hay các chính phủ Ả rập có thể ảnh hưởng tới cán cân này: Châu Âu thì bị chia rẽ bởi các mục tiêu khác nhau, còn những nước Ả rập vùng Vịnh về thực tế đã phần lớn trở thành đồng minh của Israel để chống lại Iran.
Bởi vậy, Israel giữ chìa khóa để giải quyết sự xung đột. Nhưng điều đó có nghĩa là phải thuyết phục được công chúng Israel chấp nhận việc thiết lập một nhà nước, thậm chí là một nhà nước thù địch chỉ cách thủ đô của mình khoảng 15km.
Những tính toán trên giải thích cho một loạt những hành động ủng hộ gần đây của chính quyền tổng thống Trump với Israel, bao gồm cả việc chuyển Đại sứ quán Mỹ từ Tel Aviv tới Jerusalem và hành động của Mỹ công nhận việc Israel sáp nhập cao nguyên Golan (chiếm đóng của Syria).
Mục tiêu của ông Kushner là cho người Israel thấy họ có thể tin tưởng ông Trump khi ông đưa ra lời đề nghị đàm phán hòa bình. Trong hoàn cảnh hiện tại, khi ở Israel ông Trump hiện còn nổi tiếng hơn cả thủ tướng Benjamin Netanyahu, cách Mỹ hành động đang chứng minh tính hiệu quả.
Bản kế hoạch dài 50 trang của ông Kushner hiện đã sẵn sàng. Mặc dù nội dung của kế hoạch vẫn được giữ bí mật nhưng có vẻ như nó sẽ rất phù hợp với vị thế của Israel hiện tại. Đề nghị của Mỹ có thể sẽ đưa ra cho người Palestine một mức độ tự trị lớn thay vì là một đất nước chính thức, hoàn toàn độc lập, và giữ lại hầu hết những khu định cư của Israel tại Bờ Tây sông Jordan.
Khu định cư của người Do Thái tại khu vực Bờ Tây.
Vậy kế hoạch của Kushner liệu có khả thi hay sẽ thất bại? Với sự bất lực trong 20 năm qua của các đời tổng thống Mỹ trước đây trong việc đem lại hòa bình cho khu vực thì có thể cho rằng đây là “món cược” an toàn nhất cho ông Trump.
Nhưng cũng không thể loại trừ những yếu tố gây ảnh hưởng khác. Vào tháng 6, chính quyền của ông Trump đã đưa ra những lời đề nghị riêng biệt khác về hỗ trợ kinh tế với khu vực Bờ Tây và dải Gaza, bao gồm khoản đầu tư 50 tỷ USD trong vòng 10 năm. Một gói hỗ trợ như vậy sẽ rất hấp dẫn những người đang khốn cùng về kinh tế.
Hơn nữa, vẫn có rủi ro tại Bờ Tây: việc tiếp tục mở rộng khu tái định cư của người Do Thái sẽ nhanh chóng gây ra việc không thể dàn xếp được một vùng lãnh thổ cần thiết để xây dựng một nhà nước Palestine vững chắc.
Do đó, người Palestine phải đối mặt với sự lựa chọn giữa một sự thỏa hiệp bất đắc dĩ hoặc tiếp tục khiến tình huống của mình ngày một xấu đi. Có thể, họ sẽ lựa chọn thỏa hiệp như một bước đi tích cực đầu tiên. Điều này, ít nhất theo tính toán của Kushner thì kế hoạch sẽ “tốt hơn với người Palestine hơn họ nghĩ”.
Cũng lúc, cả 2 phe đều cảm thấy bớt căng thẳng vì không phải ứng phó với áp lực của Mỹ. Người Palestine sợ Israel áp dụng hành động độc đoán với mình. Còn Israel thì biết rằng ông Trump, người hoàn toàn có cái nhìn kiểu “thương nhân” đối với công tác ngoại giao, mong họ sẽ đáp lại sự hào phóng của ông bằng cách nhượng bộ một chút với thỏa thuận hòa bình.
Nhưng trên hết, hiện trạng thực tế đang có lợi cho Israel. Đất nước này có thể giữ khu vực Bờ Tây mà không phải quyết định biến người Palestine tại đây trở thành công dân Israel hay người ngoại quốc trên chính lãnh thổ của họ (Palestine). Hơn nữa, Israel có thể dùng sức mạnh vượt trội về quân sự trong khu vực ít nhất là để đảm bảo an ninh, thứ đến là làm lợi thế cho bất cứ một thỏa thuận hòa bình nào.
Mọi thứ giờ đây đều phụ thuộc vào ông Trump, người đã công khai hứa hẹn sẽ chuyển giao kế hoạch hòa bình do con rể mình lập nên cho cả 2 phía. Nhưng dù ông Trump quyết định thế nào và dù cho ai thắng cử trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2020, có một điều rất rõ ràng: Israel và người Palestine không có khả năng tự đạt được một thỏa thuận hòa bình, dù Israel có được sự ủng hộ nhiệt thành nhất của Mỹ. Mọi nỗ lực để dàn xếp xung đột phải dựa trên nhận thức về thực tế đó.
Giống như những đời tổng thống Mỹ trước đây, có thể ông Trump sẽ thất bại trong việc bảo đảm thỏa thuận hòa bình Israel – Palestine. Nhưng bằng cách đề xuất một thỏa thuận thay vì chỉ đi theo 1 phe, ông có thể thiết lập nên một mô hình mà người kế nhiệm ông sẽ đi theo.
Theo thoidai.com.vn
Điện đàm với ông Trump bị coi là hoạt động ngoại giao rủi ro
Sắp xếp một cuộc điện đàm với Tổng thống Mỹ từng được xem là một thành công về ngoại giao, nhưng rủi ro từ hoạt động này đang tăng cao, từ việc rò rỉ nội dung đối thoại cho đến hứng chịu chỉ trích.
Nội dung các cuộc điện đàm giữa Tổng thống Donald Trump với các nhà lãnh đạo khác đang bị đảng Dân chủ Mỹ nhắm đến - Ảnh: Reuters
Cuộc điện đàm cuối tháng 7 giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump với người đồng cấp Ukraine Volodymyr Zelenskiy vẫn còn dư âm ở Kiev, trong khi cuộc điều tra luận tội tại Washington vẫn đang tiếp diễn.
Giới nghị sĩ Mỹ nay còn yêu cầu tiếp cận nội dung các cuộc điện đàm với các nhà lãnh đạo khác (trong đó có cả Tổng thống Nga Vladimir Putin) với lý do lo ngại Tổng thống Trump có thể gây hại đến an ninh quốc gia.
Cựu Đại sứ Pháp tại Mỹ Gerard Araud - người từng giúp tổ chức nhiều cuộc điện đàm cho Tổng thống Emmanuel Macron, nhận xét: "Điện đàm với Tổng thống Trump chẳng thể giống như điện đàm với nhà lãnh đạo thông thường nào khác".
Lộ bản ghi chép nội dung điện đàm là nguy cơ đáng ngại nhưng không phải đáng ngại nhất. Theo cựu Đại sứ Pháp, điều nguy hiểm hơn là đương kim lãnh đạo Washington có xu hướng lái câu chuyện đi theo hướng đem lại bất ổn cho đối tác.
Tổng thống Mỹ ngay từ những ngày đầu cầm quyền đã điện đàm với cựu Thủ tướng Úc Malcolm Turnbull. Hai ông nói về thỏa thuận di cư song phương, nội dung bị rò rỉ cho tờ The Washington Post và khiến nhà lãnh đạo Canberra gặp rắc rối trong nước vì đường lối bài người nhập cư đầy cứng rắn.
Tuần trước, Bộ Tư pháp Mỹ thừa nhận Tổng thống Trump từng thông qua điện đàm nhờ một số nhà lãnh đạo khác giúp đỡ Bộ trưởng Tư pháp William Barr trong cuộc điều tra nghi án Nga can thiệp bầu cử.
Học giả Jonathan Eyal thuộc tổ chức nghiên cứu Royal United Services Institute (Anh) nhận định: "Điện đàm là không thể tránh khỏi. Giới lãnh đạo các nước sẽ phải chú ý hơn về những gì họ trao đổi với Tổng thống Trump".
Đơn tố cáo cuộc trò chuyện giữa Tổng thống Trump với người đồng cấp Ukraine - Ảnh: Reuters
Trước một cuộc điện đàm giữa hai nhà lãnh đạo là quá trình chuẩn bị kỹ càng và lâu dài. Đội ngũ cố vấn phải chuẩn bị lời nói đầu, trọng điểm trò chuyện, phản hồi về vài vấn đề có thể phát sinh hoặc chính sách cần hợp tác. Ngoài ra sẽ có quan chức lắng nghe điện đàm, có người ghi biên bản để đưa đến các bộ ngành liên quan chỉ đạo thực hiện.
Cựu thủ tướng một nước châu Âu cho biết nếu bây giờ điện đàm với Tổng thống Trump, ông sẽ phải cực kỳ cẩn thận để tránh lạc đề bất chấp làm vậy chẳng thể lấy lòng ông chủ Nhà Trắng.
"Chắc chắn bạn muốn cùng Tổng thống Mỹ xây dựng mối quan hệ tốt. Nhưng xét đến tình hình hiện tại thì nên bám sát chủ đề chuẩn bị sẵn, giữ cuộc trò chuyện ở mức khô khan thì hơn", theo vị cựu thủ tướng.
Một nhà ngoại giao có kinh nghiệm tổ chức điện đàm cũng chia sẻ: "Việc muốn thực hiện cuộc điện đàm đúng cách, đúng trọng điểm và thúc đẩy quan hệ trở nên khó khăn (khi đối thoại với Tổng thống Trump). Chúng khó đoán hơn, kế hoạch được xây dựng cẩn thận hoàn toàn có thể bị chệch hướng bởi nhận xét bất ngờ nào đó".
Cẩm Bình (theo Reuters)
Theo infonet
Tổng thống Trump cân nhắc bổ sung 14.000 binh sĩ tới Trung Đông Chính quyền Tổng thống Donald Trump đang cân nhắc mở rộng đáng kể sự hiện diện quân sự của Mỹ tại khu vực Trung Đông. Lực lượng binh sĩ bổ sung bao gồm điều động thêm hàng chục tàu, khí tài quân sự khác và nhiều nhất là 14.000 binh sĩ để chống lại Iran. Giới chức Mỹ cho biết, Tổng thống Donald...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Mỹ đề nghị được tiếp cận các đảo của Nhật gần Đài Loan

Houthi tuyên bố tấn công tàu sân bay Mỹ 3 lần trong 24 giờ

Có người trúng giải độc đắc Powerball hơn 500 triệu USD

WHO có thể phải giảm hơn 1 tỉ USD ngân sách

Phe đối lập Myanmar ngừng bắn sau động đất, Thái Lan điều tra vụ cao ốc sập

NÓNG: Động đất mạnh 7,1 độ tấn công Tonga, cảnh báo sóng thần

Ông Trump 'kiềm chế', không sa thải cố vấn sau vụ lộ tin nhắn nhóm chat?

Thủ tướng Đan Mạch tới Greenland sau chuyến đi của Phó tổng thống Mỹ

Chiến sự Trung Đông leo thang nguy hiểm

Tàu sân bay Mỹ, Trung Quốc đang ở đâu trên Thái Bình Dương?

Máy bay Nga bay sát tàu sân bay, Mỹ điều động 2 chiến đấu cơ đối phó?

Mỹ biến căn cứ quân sự thành lò tinh chế khoáng sản ứng phó Trung Quốc?
Có thể bạn quan tâm

Đặc sản chả cá Lã Vọng lọt top 100 món hải sản ngon nhất thế giới, trên cả sushi của Nhật Bản, dễ làm với nồi chiên không dầu
Ẩm thực
22:54:18 30/03/2025
HOT: "Tóm gọn" Jisoo (BLACKPINK) kín mít vẫn xinh phát sáng, tươi rói ra sân bay ngay sau fanmeeting Hà Nội!
Sao châu á
22:50:56 30/03/2025
Hà Hồ - Kim Lý hôn nhau trên phố Paris, Midu ngọt ngào bên chồng doanh nhân
Sao việt
22:43:10 30/03/2025
NSND Như Quỳnh xúc động tái ngộ người chồng màn ảnh sau 50 năm
Tv show
22:40:02 30/03/2025
Rashford bùng nổ giúp Aston Villa vào bán kết FA Cup
Sao thể thao
22:32:32 30/03/2025
Dương Domic, Quân A.P bùng nổ trong live concert The East
Nhạc việt
22:12:59 30/03/2025
Quảng Trị: Hai người vượt biên sang Lào mua ma túy, bị bắt khi quay về
Pháp luật
22:02:21 30/03/2025
Cháy bãi rác Gung Ré nguy cơ lan qua rừng thông xung quanh
Tin nổi bật
22:02:14 30/03/2025
Will Smith sau 3 năm bị 'ghẻ lạnh' vì cú tát chấn động tại Oscar
Sao âu mỹ
21:55:52 30/03/2025
6 câu thoại "thấm tận tim" ở tập cuối Khi Cuộc Đời Cho Bạn Quả Quýt
Phim châu á
21:47:45 30/03/2025