Tổng thống Trump giải thích lý do muốn Nga quay lại G7
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho rằng các nguyên thủ trong khối G7 dành rất nhiều thời gian để bàn bạc về Nga trong cuộc họp hồi tuần trước ở Canada, vì vậy việc đưa Nga trở lại bàn đàm phán của khối là “một bước đi “vô cùng hợp lý”.
Tổng thống Mỹ Donald Trump (Ảnh: ABC News)
Trong cuộc phỏng vấn với Fox News, Tổng thống Trump nói rằng: “Bạn biết đấy, chúng tôi (các nguyên thủ G7) dành khoảng 25% thời lượng (cuộc họp) để bàn về Nga và tôi nói rằng nếu có họ ở đây thì mọi việc sẽ tốt hơn. Tôi (nói như vậy) không vì Nga. Tôi vì nước Mỹ”.
Cuối tuần trước, Tổng thống Trump đã tuyên bố muốn mời Nga quay trở lại nhóm các cường quốc công nghiệp trên thế giới. “Họ nên để Nga quay trở lại vì chúng ta nên có Nga trên bàn đàm phán”, ông Trump phát biểu trước thềm hội nghị thượng đỉnh G7 năm 2018 tổ chức ở Quebec, Canada.
Trả lời Fox, ông Trump lý giải rằng sự hiện diện của Nga trong nhóm các cường quốc sẽ giúp cho các nước Canada, Pháp, Đức, Italy, Nhật Bản, Anh, Mỹ và đặc biệt là 2 cường quốc hạt nhân hàng đầu thế giới (ám chỉ Moscow và Washington), có thể bàn bạc về những vấn đề đang “nổi cộm” trên thế giới vào thời điểm hiện tại.
“Hiện thời, tôi nghĩ rằng tôi có thể sẽ có một mối quan hệ tốt đẹp với ông ấy (Tổng tống Nga Vladimir Putin) hoặc tôi có thể trao đổi với ông ấy hiệu quả hơn là việc chỉ nói chuyện qua điện thoại. Ví dụ, nếu ông Putin ở trong cuộc họp, tôi có thể đề xuất ông ấy làm những điều tốt đẹp cho thế giới, cho đất nước và cho cả bản thân ông ấy”, ông Trump lý giải.
Mỹ không phải là nước duy nhất nghĩ rằng Nga nên quay trở lại khối. Ông Trump chỉ ra rằng tân Thủ tướng Italy Giuseppe Conte cũng muốn Moscow quay lại bàn đàm phán. Ngoài ông Conte, Thủ tướng Đức Angela Merkel dường như cũng bày tỏ quan điểm ủng hộ Nga quay lại khối, nhưng với điều kiện tiến trình hòa bình Ukraine được thực thi. “Tôi có thể tưởng tượng về sự quay lại của Nga. Nhưng trước tiên, chúng ta cần bàn về tiến triển trong việc thực hiện thỏa thuận Minsk”, bà Merkel cho hay.
Video đang HOT
Nhóm các quốc gia có nền công nghiệp hàng đầu thế giới G7 được thành lập vào thập niên 1970. Nhóm trở thành G8 sau khi kết nạp Nga. Tuy nhiên, lãnh đạo các nước thành viên đã quyết định loại Nga ra khỏi G8 vào năm 2014 sau khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea. Năm 2017, Nga tuyên bố rút vĩnh viễn khỏi G8.
Đáp trả lại đề xuất của ông Trump, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết các thành viên G7 được chào đón tại Nga: “Liên quan tới việc đưa Nga trở lại G7, G8, chúng tôi không (lựa chọn) rời khỏi nhóm. Các đồng nghiệp của chúng tôi từng từ chối đến Nga vì những lý do đã quá rõ ràng. Chúng tôi cảm thấy hạnh phúc nếu được gặp mọi người ở Moscow”.
Trước đó, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cũng khẳng định Moscow chưa bao giờ đề nghị bất kỳ ai để được cho phép quay trở lại G8. Ông Lavrov nói rằng Nga đã tham gia các thể chế khác như SCO, BRICS (Nhóm các nền kinh tế mới nổi), G20 (Nhóm 20 nền kinh tế hàng đầu thế giới) và các thể chế này đều có triển vọng tốt.
Đức Hoàng
Theo Dantrri
Nga tuyên bố chưa bao giờ xin trở lại G8
Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov khẳng định nước này chưa bao giờ đề nghị được quay trở lại Nhóm 8 quốc gia công nghiệp phát triển (G8) sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đề xuất mời Moscow trở lại khối.
Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov (Ảnh: TASS)
Bình luận về phát biểu gần đây của Tổng thống Trump, rằng nên mời Nga quay trở lại để đưa G7 trở thành G8 như trước kia, Ngoại trưởng Sergey Lavrov cho biết Moscow chưa bao giờ đề nghị bất kỳ ai để được cho phép quay trở lại G8.
"Khi các đối tác phương Tây của chúng tôi quyết định không đi theo mô hình G8 nữa mà quay lại mô hình G7, chúng tôi đã chấp thuận quyết định của họ và hợp tác với các thể chế khác. Các thành viên của SCO (Tổ chức Hợp tác Thượng Hải), BRICS (Nhóm các nền kinh tế mới nổi) và G20 (Nhóm 20 nền kinh tế hàng đầu thế giới) đều chia sẻ cách tiếp cận của chúng tôi", ông Lavrov nói.
"G20 là cơ chế để đạt được sự đồng thuận. Tôi tin đây là cơ chế triển vọng nhất cho tương lai", Ngoại trưởng Nga nói thêm. Ông Lavrov nói rằng Nga đang hoạt động ổn định tại các thể chế khác như G20.
Nga từng là một trong số các thành viên của G8 trước khi bị bị các nước trong khối tẩy chay và đưa G8 thành G7 vào năm 2014. Khi đó, G7 (gồm Canada, Pháp, Đức, Italy, Nhật Bản, Anh và Mỹ) đã lên án Nga vì những bất đồng trong cuộc khủng hoảng tại Ukraine cũng như việc Nga sáp nhập bán đảo Crimea vào lãnh thổ.
Lãnh đạo các nước G8 nhóm họp năm 2013 (Ảnh: EPA)
Ngày 8/6, các lãnh đạo của G7 đã khởi động hội nghị thượng đỉnh thường niên kéo dài 2 ngày tại Quebec, Canada. Tham dự hội nghị, Tổng thống Donald Trump tuyên bố G7 nên cho phép Nga quay trở lại khối và đưa G8 tái sinh.
"Tại sao chúng ta tổ chức hội nghị mà không có Nga? Tôi sẽ giới thiệu, cũng còn phụ thuộc vào họ nữa, nhưng Nga nên tham dự hội nghị. Nên để Nga quay lại vì chúng ta cần có Nga trên bàn đàm phán", Tổng thống Trump nói.
Ngày 9/6, Tổng thống Trump tiếp tục đề cập tới việc đưa Nga trở lại G7. Ông Trump nói rằng một số nước trong khối cũng ủng hộ quan điểm này và bản thân ông tin rằng mô hình G8 sẽ có ý nghĩa hơn đối với thế giới.
"Vấn đề này đã được thảo luận. Chúng tôi chưa bỏ phiếu nhưng đã thảo luận vấn đề này. Một số người thích ý tưởng đưa Nga trở lại. Và khối này từng là G8, chứ không phải G7", ông Trump nói với các phóng viên tại hội nghị thượng đỉnh G7 ở Quebec.
"Tôi nghĩ sẽ có lợi khi Nga quay trở lại, và điều đó sẽ tốt cho cả thế giới. Tôi nghĩ điều đó sẽ tốt cho Nga, cho Mỹ, và cho tất cả các nước G7 hiện tại. Tôi nghĩ G8 sẽ tốt hơn, tôi nghĩ việc Nga trở lại là một điều tích cực. Chúng ta đang tìm kiếm hòa bình cho thế giới, chúng ta không tìm kiếm những cuộc chơi", Tổng thống Trump cho biết.
Ông chủ Nhà Trắng đã đổ lỗi cho người tiền nhiệm Barack Obama về việc Nga sáp nhập Crimea vào lãnh thổ.
"Các bạn hãy hỏi Obama, vì chính ông ấy là người đã để Crimea rời đi. Ông ấy đã cho phép Nga sáp nhập Crimea. Nếu là tôi, tôi sẽ có thái độ hoàn toàn khác", ông Trump nói.
Các nước G7 đưa ra nhiều phản ứng trái chiều về tuyên bố của Tổng thống Trump. Trong khi Canada phản đối, một số nước, trong đó có Italy, hoan nghênh việc đưa Nga trở lại vì đây là lợi ích của tất cả các nước.
"Chúng tôi đã nói với các đối tác của chúng tôi, bao gồm các đối tác châu Âu, rằng việc cô lập Nga không mang lại lợi ích cho bất kỳ ai, xét trong bối cảnh Nga đóng vai trò trọng tâm trong các cuộc khủng hoảng địa chính trị phức tạp nhất. Vì vậy, Italy hy vọng sẽ khôi phục lại mô hình G8 trước đây với sự tham gia của Nga", Thủ tướng Italy Giuseppe Conte nhận định.
Thành Đạt
Theo Dantri
Ông Trump chúc mừng Tổng thống Putin nhậm chức Tổng thống Mỹ Donald Trump đã gửi lời chúc mừng tới người đồng cấp Nga Vladimir Putin và bày tỏ hy vọng về mối quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa hai nước. Tổng thống Putin (trái) và Tổng thống Trump trò chuyện bên lề hội nghị cấp cao APEC tại Việt Nam năm 2017 (Ảnh: AFP) "Tổng thống (Donald Trump) chúc mừng...