Tổng thống Trump: G-7 cần Nga
Tổng thống hôm 20/8 nhắc lại ý tưởng đưa Nga trở lại G-7 chỉ vài ngày trước khi hội nghị thượng đỉnh của nhóm này diễn ra tại Pháp.
“ Tổng thống Obama cho rằng việc Nga có mặt trong G-8 không phải là điều tốt, vì vậy ông ấy muốn gạt Nga ra. Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng sẽ thích hợp hơn rất nhiều khi có Nga. Nước Nga cần được khôi phục tư cách thành viên G-8, bởi vì có rất nhiều điều chúng ta thảo luận cần phải có sự phối hợp với Nga”, ông Trump nói với các phóng viên tại Nhà Trắng.
Tổng thống Trump khẳng định là hợp lý khi Nga quay lại G-7. (Ảnh: Straits Times)
Nga là thành viên của nhóm G8 cho tới năm 2014 khi 7 nước thành viên còn lại tẩy chay Hội nghị Thượng đỉnh G-8 tại Sochi và đình chỉ quyền tham dự của Nga vào các cuộc hội đàm tiếp theo của nhóm với lý do bất đồng quan điểm về cuộc khủng hoảng tại Ukraine. Năm 2017, Nga tuyên bố rút khỏi G-8 vĩnh viễn và nhóm này đổi tên thành G-7.
Tổng thống Trump nhiều lần đổ lỗi cho người tiền nhiệm về việc loại Nga ra khỏi G-8 và không dưới 1 lần đánh tiếng về nỗ lực đưa Nga trở lại G-7.
“Tại sao chúng ta lại có cuộc hội đàm mà không có Nga? Tôi muốn đề xuất và phụ thuộc vào họ, nhưng Nga nên có mặt tại cuộc hội đàm này. Họ nên để nước Nga quay trở lại bởi chúng ta nên ngồi với Nga tại bàn đàm phán”, ông Trump nói trước khi tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G7 được tổ chức tại Quebec, Canada tháng 6/2018.
Hội nghị thượng đỉnh G-7 2019 với sự tham gia của các nhà lãnh đạo Mỹ, Anh, Canada, Pháp, Đức, Italy và Nhật Bản sẽ khai mạc tại Biarritz, Pháp vào cuối tuần này.
Video đang HOT
(Nguồn: Straits Times)
SONG HY
Theo VTC
Tổng thống Trump: Mua Greenland là một thỏa thuận bất động sản quy mô lớn
Ông Trump xác nhận đang thảo luận khả năng mua lại Greenland, một thỏa thuận bất động sản quy mô lớn chứ không phải là ưu tiên hàng đầu của chính quyền.
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 18/8 xác nhận đang xem xét nỗ lực mua đảo Greenland từ chính phủ Đan Mạch vì lý do chiến lược, mặc dù ông cho biết ý tưởng này " không phải là vấn đề nóng hàng đầu" với chính quyền của ông.
Ông cũng khẳng định ông cảm thấy không có vấn đề gì với việc mua nguyên một hòn đảo tự trị, cho rằng đó chỉ là " một thỏa thuận bất động sản quy mô lớn, có rất nhiều thứ có thể làm được".
Tổng thống Mỹ Donald Trump. (Ảnh: The Jerusalem Post)
Tuy nhiên, ý tưởng của ông chủ Nhà Trắng vấp phải những phản ứng dữ dội từ phía Đan Mạch. Nhiều chính trị gia Đan Mạch chế giễu ý tưởng của ông Trump, cho rằng đây là trò "Cá tháng Tư" dù giờ đã là giữa tháng 8.
Thủ tướng Đan Mạch gọi ý tưởng là "vô lý".
"Greenland không phải để bán. Greenland không phải của Đan Mạch. Greenland thuộc về Greenland. Tôi rất hy vọng rằng họ không có ý nghiêm túc", Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen nói với báo Sermitsiaq trong chuyến thăm Greenland hôm 18/8 .
Theo CNN, ông Trump đã nhiều lần đưa ra ý định mua Greenland - một lãnh thổ tự trị Đan Mạch. Văn phòng luật sư Nhà Trắng đã xem xét khả năng này. Xác nhận quan tâm đến việc mua đất, ông Trump nói với các phóng viên rằng Greenland đang làm tổn thương Đan Mạch vì chi phí 700 triệu USD một năm Đan Mạch phải mất vì hòn đảo. "Nên họ (Đan Mạch) đang giữ nó với một sự mất mát lớn, trong khi về chiến lược nó sẽ rất tốt đối với Mỹ."
"Chúng tôi là đồng minh tốt của Đan Mạch, chúng tôi sẽ bảo vệ Đan Mạch giống như chúng tôi bảo vệ phần lớn thế giới, và ý tưởng này đã xuất hiện", ông Trump phát biểu tại New Jersey trước khi trở về Washington. "Về mặt chiến lược, điều đó thật thú vị, và chúng tôi sẽ quan tâm, sẽ nói chuyện với họ một chút."
Quan chức kinh tế Nhà Trắng Larry Kudlow nói Greenland là vùng đất chiến lược và có nhiều khoáng sản giá trị. Ông cũng cho biết Tổng thống Trump, "người biết một hai điều về mua bất động sản, muốn xem xét khả năng mua Greenland."
Dù vậy Tổng thống Mỹ nói: "Đó không phải là ưu tiên số một".
Ông Trump không phải là Tổng thống Mỹ đầu tiên đề cập đến việc mua lại Greenland. Dù cựu Tổng thống Harry Truman phủ nhận những câu hỏi liên quan, Mỹ từng cố gắng mua Greenland năm 1946. Năm 1867, Ngoại trưởng Mỹ lúc bấy giờ là William Seward cũng bày tỏ sự quan tâm đến việc mua hòn đảo.
Các Tổng thống Mỹ cũng trả tiền "mua đất" ở các lãnh thổ trước đây. Năm 1803, ông Thomas Jefferson mua những vùng đất rộng lớn từ Pháp với giá 15 triệu USD. Năm 1867, ông Andrew Johnson trả 7,2 triệu USD mua Alaska từ Nga. Năm 1917, ông Woodrow Wilson đã mua Danish West Indies từ Đan Mạch với giá 25 triệu USD, đổi tên thành Quần đảo Virgin thuộc Mỹ (US Virgin Islands).
"Họ cố gắng mua (đất) chúng tôi năm 1867, trong Thế chiến hai, và giờ lại tiếp tục." - một người dân địa phương nói. "Chuyện đó sẽ không xảy ra."
Người Greenland cũng bày tỏ sự tức giận với ý tưởng này. "Bạn không thể cứ thế mua một hòn đảo hay một con người. Nghe giống như từ thời nô lệ và thuộc địa vậy" - Else Mathiesen nói.
Greenland là hòn đảo lớn nhất thế giới, có khí hậu lạnh giá quanh năm vì nằm ở vùng Bắc Cực. Hòn đảo nằm gần khu vực Bắc Mỹ hơn là với châu Âu.
Greenland hiện nay đang là lãnh thổ tự trị của Đan Mạch, nơi có căn cứ không quân Thule của Mỹ. Đây là căn cứ có các trạm radar và liên lạc thuộc Hệ thống cảnh báo sớm tên lửa của Mỹ, có thể đưa ra các cảnh báo về tên lửa đạn đạo bay qua khi đối thủ tấn công nước Mỹ.
(Nguồn: CNN, The Guardian)
Theo VTC
PHƯƠNG ANH
Giám đốc Cơ quan tình báo quốc gia Mỹ và mối quan hệ khó đoán định với Tổng thống Trump Từ ngày 15/8, ông Joseph Maguire bắt đầu nắm giữ vị trí quyền Giám đốc Cơ quan tình báo quốc gia thay cho người tiền nhiệm Dan Coats. Dù là gương mặt quen thuộc trong giới chức an ninh Mỹ khi đã kinh qua rất nhiều vị trí quan trọng, nhưng dư luận đang rất tò mò về khả năng ông Joseph Maguire...