Tổng thống Trump điện đàm ‘thân thiện’ với Chủ tịch Tập, có thể đạt thỏa thuận
Trong cuộc phỏng vấn được Đài Fox News phát sóng hôm 23.1 (giờ Mỹ), Tổng thống Donald Trump cho biết đã điện đàm một cách thân thiện với Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình, và nếu có thể ông không muốn sử dụng biện pháp thuế quan đối với Trung Quốc.
Tổng thống Trump cho biết cuộc điện đàm với ông Tập diễn ra một cách hữu hảo và tân chủ nhân Nhà Trắng cho rằng có thể đạt được thỏa thuận thương mại với Trung Quốc.
“Cuộc điện đàm diễn ra ổn. Đó cuộc trò chuyện thân thiện”, Tổng thống Trump kể lại cuộc điện đàm được Tân Hoa xã đưa tin vào chiều 17.1.
Ông Trump đ.e dọ.a áp thuế EU, cảnh báo Trung Quốc
“Tôi có thể làm điều đó”, ông Trump trả lời trước câu hỏi về khả năng đạt được thỏa thuận với Trung Quốc về vấn đề thương mại sau cuộc điện đàm Trump-Tập.
Ông Trump cho hay không muốn sử dụng biện pháp thuế quan chống chính quyền Bắc Kinh, nhưng gọi thuế quan là công cụ mạnh mẽ nếu cần áp dụng cho trường hợp đối thủ như Trung Quốc.
Phát biểu từ xa tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos (Thụy Sĩ) hôm 23.1, Tổng thống Trump nói rằng ông muốn mối quan hệ thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc phải đạt được sự cân bằng, theo Reuters.
Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình điện đàm với ông Donald Trump vài ngày trước khi ông Trump nhậm chức Tổng thống Mỹ. ẢNH: AFP
Giới quan sát nhận định rằng ông Trump tỏ ra nhẹ nhàng với Trung Quốc trong tuần đầu tiên của nhiệm kỳ hai. Và thị trường chứng khoán toàn cầu tạm thời thở phào nhẹ nhõm.
Reuters đưa tin thị trường cổ phiếu đã phản ứng tích cực trước bình luận của ông Trump. Reuters đưa tin cổ phiếu Trung Quốc và Hồng Kông đã tăng trong phiên giao dịch cuối tuần 24.1.
Cụ thể, chỉ số CSI300 của Trung Quốc đến trưa 24.1 tăng 1%, còn chỉ số Shanghai Composite tăng 0,7%. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông tăng 1,9%.
Chỉ số toàn châu Á-Thái Bình Dương (trừ Nhật Bản) MSCI cũng tăng nhẹ lên 0,6% sau lời nhận xét của tân chủ nhân Nhà Trắng về khả năng đạt được thỏa thuận thương mại với Trung Quốc.
Tại sao ông Trump không nhắc đến Ukraine và thuế quan trong phát biểu nhậm chức?
Bài phát biểu nhậm chức Tổng thống Mỹ của ông Donald Trump ngày 20/1 đã đưa ra nhiều lời hứa mạnh mẽ, nhưng có rất nhiều điều ông không đề cập đến như Ukraine và thuế quan.
Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu tại Washington, DC ngày 20/1/2025. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Theo trang politico.com, ông Trump đã tránh nhắc đến những vấn đề từng là trọng tâm trong chiến dịch tranh cử. Đây là các vấn đề có thể giúp xác định thành công trong nhiệm kỳ tổng thống thứ hai của ông. Những vấn đề chưa được đề cập bao gồm cuộc chiến ở Ukraine mà ông đã hứa sẽ kết thúc trong vòng 24 giờ sau khi nhậm chức và thuế quan - điều mà ông đã cam kết thực hiện ngay từ ngày đầu tiên.
Tránh đề cập đến những vấn đề phức tạp này cho thấy chính quyền mới sẽ vẫn phải điều chỉnh các lợi ích mâu thuẫn khi tổng thống nhận lời khuyên từ những người có quan điểm trái ngược về thương mại, đối ngoại và các vấn đề chính sách trong nước.
Ukraine
Ông Trump đã cam kết trong chiến dịch tranh cử rằng nếu được bầu làm tổng thống, ông sẽ kết thúc chiến tranh ở Ukraine trong vòng 24 giờ. Tuy nhiên, quốc gia này và cuộc chiến đang diễn ra với Nga đã không được đề cập dù chỉ là một câu ngắn gọn trong bài phát biểu nhậm chức của ông. Thay vào đó, ông Trump nói đến thành công của thỏa thuận ngừng bắ.n gần đây giữa Israel và Hamas, dẫn đến việc giải thoát những con tin Israel đầu tiên bị bắt trong cuộc tấ.n côn.g ngày 7/10/2023.
Tuy vậy, ông đã nói rằng di sản tự hào nhất của ông sẽ là trở thành người thiết lập hòa bình và đoàn kết. Ông Trump tuyên bố rằng ông sẽ đo lường thành công "không chỉ qua những trận chiến mà chúng ta thắng, mà còn qua những cuộc chiến chúng ta kết thúc" cũng như "những cuộc chiến chúng ta không bao giờ tham gia".
Ông Keith Kellogg, một tướng quân đội Mỹ đã nghỉ hưu, được ông Trump chọn làm đặc phái viên cho Ukraine và Nga, dự kiến đóng vai trò quan trọng trong tìm cách giải quyết cuộc xung đột Nga và Ukraine, cũng như giúp định hướng các phần khác trong chính sách đối ngoại của tổng thống.
Thuế quan
Ông Trump đã cam kết vào ngày 20/1 rằng sẽ tạo ra một "Sở Thuế vụ Nước ngoài" để thu thuế và các khoản thu từ các quốc gia khác và hứa sẽ cải cách hệ thống thương mại của Mỹ.
Tuy nhiên, ông không đi vào chi tiết về các mức thuế mà ông sẽ áp dụng đối với các sản phẩm nhập khẩu từ các quốc gia khác, bao gồm Canada, Mexico và Trung Quốc. Mặc dù vào tháng 11/2024, ông Trump đã cảnh báo sẽ áp dụng thuế quan 25% đối với hàng hóa Mexico và Canada vào ngày đầu tiên nhậm chức.
Thay vào đó, ông giao cho các cơ quan liên bang nhiệm vụ điều tra và giải quyết thâm hụt thương mại cũng như các hành vi thương mại, tiề.n tệ không công bằng từ các quốc gia khác.
Quyền lực của tòa án
Đảng Cộng hòa lâu nay luôn chú trọng việc hướng các tòa án sang xu hướng cánh hữu. Trong chiến dịch tranh cử tổng thống đầu tiên, ông Trump thậm chí đã công khai danh sách những người có thể trở thành thẩm phán Tòa án Tối cao. Mặc dù nhiều người bảo thủ ca ngợi việc ông Trump đã có thể bổ nhiệm ba thẩm phán bảo thủ vào tòa án cao nhất của Mỹ trong nhiệm kỳ của mình, nhưng họ cho rằng công việc vẫn chưa hoàn thành.
Tuy nhiên, trong bài phát biểu nhậm chức, ông Trump đã không đề cập đến các thẩm phán bảo thủ hay sự chuyển hướng sang cánh hữu của tòa án, chỉ nói chung về việc phục hồi công lý công bằng, bình đẳng và vô tư dưới sự cai trị của pháp luật hiến pháp.
Phá thai
Đây là vấn đề quan trọng nhất đối với đảng Dân chủ trong chiến dịch tranh cử. Đây cũng là vấn đề thắng lợi đối với họ trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ năm 2022 và là một vấn đề mà ông Trump dường như đã vô hiệu hóa trong cuộc đua tổng thống với cam kết để các bang quyết định về vấn đề phá thai.
Tuy nhiên, không nhắc vấn đề này trong bài phát biểu nhậm chức là điều đáng chú ý. Quyết định này cho thấy phá thai vẫn là một vấn đề chia rẽ sâu sắc trong xã hội và ông muốn tránh xa "gánh nặng" chính trị đó.
Tuyên bố "kỷ nguyên vàng"
Trong bài phát biểu sau khi tuyên thệ nhậm chức, Tổng thống Trump đã tuyên bố: "Kỷ nguyên vàng của nước Mỹ bắt đầu ngay bây giờ". Từ bây giờ, theo ông, nước Mỹ sẽ lại phát triển và được tôn trọng trên toàn thế giới. Nhà lãnh đạo mới của nước Mỹ nhấn mạnh: "Nước Mỹ sẽ sớm trở nên vĩ đại như đã từng, vững mạnh hơn và ưu việt chưa từng thấy. Chúng ta sẽ khiến mọi quốc gia ghen tin và chúng ta sẽ không cho phép mình bị lợi dụng nữa. Tôi trở lại cương vị tổng thống với sự tự tin và lạc quan rằng chúng ta đang ở giai đoạn đầu của một kỷ nguyên mới đầy khích lệ với sự thành công của quốc gia. Một làn sóng thay đổi đang lan rộng khắp đất nước...".
Theo ông Trump, Chính phủ Mỹ đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng lòng tin. Ông bày tỏ hy vọng sẽ trả lại cho người dân Mỹ niềm tin, sự giàu có, nền dân chủ và tự do. Ông khẳng định: "Từ thời điểm này, sự suy tàn của nước Mỹ kết thúc", đồng thời cho biết mục tiêu hàng đầu của ông là xây dựng một đất nước đáng tự hào, thịnh vượng và tự do.
Châu Âu trước cơn bão địa chính trị: Bước ngoặt lịch sử hay ngã rẽ đầy thách thức? Với việc ông Donald Trump chuẩn bị trở lại Nhà Trắng, EU phải đối mặt với viễn cảnh lặp lại căng thẳng thương mại như nhiệm kỳ đầu tiên của ông. Cờ của Liên minh châu Âu (EU). Ảnh: IRNA/TTXVN Trong bối cảnh địa chính trị toàn cầu đang rơi vào tình trạng hỗn loạn, Liên minh châu Âu (EU) đối mặt với...