Tổng thống Trump dẫn lời thượng nghị sĩ Tom Cotton: ‘Rất biết ơn sự hào hiệp của người Việt Nam’
Thượng nghị sĩ Tom Cotton gửi lời cảm ơn tới người dân Việt Nam vì sự hào hiệp giữa lúc khó khăn hiện nay do dịch COVID-19. Tổng thống Trump sau đó chia sẻ lại thông điệp này.
Tổng thống Mỹ Donald Trump trong một cuộc họp báo ở Nhà Trắng tuần này – Ảnh: REUTERS
Hôm 9-4, thượng nghị sĩ bang Arkansas của Mỹ, ông Tom Cotton, viết trên mạng xã hội Twitter: “Rất biết ơn người dân Việt Nam và sự hào hiệp của họ trong thời gian này. Cảm ơn các bạn!”.
Bài viết được đăng trong cùng ngày Tổng thống Mỹ Donald Trump gửi lời cảm ơn trên Twitter về việc 450.000 bộ đồ bảo hộ y tế được chuyển từ Việt Nam tới Texas, Mỹ.
Đến hôm nay (10-4 theo giờ Việt Nam), Tổng thống Trump chia sẻ lại bài viết của thượng nghị sĩ Tom Cotton.
Ông Trump không bình luận gì thêm khi chia sẻ bài viết trên, nhưng hành động này dường như đã gián tiếp nhân rộng suy nghĩ của ông. Theo giới quan sát, nó tô đậm lại thông điệp “cảm ơn” được truyền tải trong dòng tweet trước của nhà lãnh đạo Mỹ.
Tổng thống Trump retweet bài viết của thượng nghị sĩ Tom Cotton – Ảnh chụp màn hình
Video đang HOT
Trong bài đăng hôm 9-4, Tổng thống Trump đã viết: “Sáng nay, 450.000 bộ đồ bảo hộ đã đến Dallas, Texas. Điều này đã trở thành hiện thực nhờ sự hợp tác giữa 2 doanh nghiệp tuyệt vời của Mỹ – DuPont và FedEx – cùng những người bạn ở Việt Nam của chúng ta. Xin cảm ơn!”.
Lúc bấy giờ, trên mạng xã hội Việt Nam xuất hiện nhiều ý kiến khác nhau về vai trò của Việt Nam trong lô hàng 450.000 bộ quần áo bảo hộ y tế được chuyển tới Mỹ của Hãng DuPont.
Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Việt Nam và Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam ngày 9-4 đều khẳng định đây là minh chứng cho quan hệ đối tác Mỹ – Việt. Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Daniel Kritenbrink tuyên bố “chuyến hàng này sẽ giúp bảo vệ các chuyên gia y tế làm việc trên tuyến đầu chống lại COVID-19 tại Mỹ và chứng minh cho sức mạnh của quan hệ đối tác Mỹ – Việt Nam”.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng trong họp báo thường kỳ hôm 9-4 cũng thông tin thêm lô hàng thứ 2 của DuPont sẽ được chuyển đến Mỹ vào ngày 10-4.
“Trên tinh thần hợp tác quốc tế về phòng chống dịch COVID-19, Việt Nam sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ đẩy nhanh công tác chuyển giao, sản xuất và xuất khẩu các trang thiết bị và vật tư y tế sản xuất tại Việt Nam cho các quốc gia có nhu cầu, trong đó có Mỹ”, bà Lê Thị Thu Hằng tuyên bố.
Cũng theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, “Mỹ cũng đang quan tâm hợp tác với các đối tác của Việt Nam trong việc sản xuất các trang phục bảo hộ y tế và khẩu trang theo chuẩn N-95″.
Hiện Mỹ đang là quốc gia bị đại dịch COVID-19 ảnh hưởng nặng nề nhất trên thế giới, với 470.175 ca nhiễm và 16.772 ca tử vong (tính đến 21h30 ngày 10-4, theo giờ Việt Nam).
BÌNH AN
Báo chí quốc tế nói về cuộc chiến chống dịch Covid-19 của Việt Nam
"Việt Nam đang trở thành ngọn hải đăng về cách làm được nhiều hơn, dù có nguồn lực ít hơn".
Những nỗ lực không ngừng nghỉ của Chính phủ và người dân Việt Nam chung tay đẩy lùi dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 trong thời gian qua đang thu hút sự chú ý của nhiều tờ báo và các chuyên gia từ khắp nơi trên thế giới.
Phi hành đoàn thực hiện chuyến bay đưa người Việt Nam từ Vũ Hán (Hồ Bắc, Trung Quốc) về nước.
Nhiều ý kiến nhận định, mặc dù con đường phía trước còn nhiều khó khăn và nguồn lực còn hạn chế so với nhiều quốc gia khác, nhưng đến thời điểm này, tình hình vẫn đang trong tầm kiểm soát cho thấy Việt Nam đã có chiến lược khá hiệu quả để ngăn chặn sự lây lan rộng của virus SARS-CoV-2.
"Việt Nam là mô hình cho thấy có thể kiểm soát Covid-19 với nguồn lực hạn chế" đó là tiêu đề một bài viết trên trang web của Diễn đàn kinh tế thế giới hôm nay nói về cuộc chiến chống dịch của Việt Nam.
Bài báo nhấn mạnh, dịch Covid-19 bùng phát là một thách thức đối với nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là những nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên không giống như dự đoán về khả năng một đại dịch có thể tàn phá một quốc gia, "Việt Nam đang trở thành ngọn hải đăng về cách làm được nhiều hơn, dù có nguồn lực ít hơn".
Nhiều tờ báo quốc tế cũng nêu bật một thực tế là số trường hợp mắc Covid-19 ở Việt Nam tương đối thấp so với nhiều nước láng giềng trong khu vực và đưa ra nhận định: "tình hình hiện nay cho thấy mọi thứ ở Việt Nam vẫn đang trong tầm kiểm soát".
Không chỉ nỗ lực chống dịch trong nước, với tư cách là nước Chủ tịch ASEAN 2020, Việt Nam thời gian qua cũng được đánh giá cao với việc đưa ra nhiều sáng kiến, đề xuất nhằm thúc đẩy sự hợp tác tích cực trong khu vực đối phó với dịch bệnh.
Tổng thư kí ASEAN Lim Jok Hoi nhấn mạnh: " Chúng tôi đánh giá rất cao sự chủ động và điều phối của Việt Nam tại Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN hẹp về đối phó với dịch Covid-19. Nó sẽ là bước mở đầu thuận lợi cho các Hội nghị ASEAN sắp tới do Việt Nam tổ chức.
Các nhà lãnh đạo ASEAN đã ra được một Tuyên bố về ứng phó của ASEAN với dịch bệnh thể hiện sự đoàn kết và sự ủng hộ lẫn nhau trong việc đối phó với dịch bệnh. Tôi chắc chắn rằng đây cũng là một hình mẫu cơ bản của việc ASEAN có thể hợp tác, phối hợp để chung tay bảo vệ sức khỏe cho người dân trong khối ASEAN".
Nhiều khu vực được cách ly ngay khi phát hiện có người mắc Covid-19.
Đánh giá các kết quả trong cuộc chiến chống dịch của Việt Nam thời gian qua, Báo New York Times (Mỹ), Báo Rappler (Philippines) đều nhấn mạnh đến các hành động kịp thời và quyết liệt mà chính phủ đưa ra. Theo đó, Việt Nam đã nhận định " đúng đắn" về tính nguy cấp của đại dịch, đưa ra những biện pháp kịp thời và hiệu quả như hạn chế các chuyến bay nội địa, dừng các cuộc họp trong hai tuần và thực hiện cách ly hàng chục nghìn người.
Hãng Sputnik của Nga nhấn mạnh, Chính phủ Việt Nam đã thông báo kịp thời cho người dân về các biện pháp phòng chống dịch bệnh, đưa ra khuyến nghị về chăm sóc sức khỏe và phòng chống dịch bệnh. Các chuyên gia Việt Nam đã phát triển bộ kít xét nghiệm virus SARS-CoV-2, đang được sử dụng không chỉ ở Việt Nam mà còn được xuất khẩu sang các nước khác.
Sự tin cậy và ủng hộ của người dân đối với các biện pháp chống dịch của chính phủ đưa ra cũng gây ấn tượng với báo chí quốc tế. Tờ Deutsche Welle (Đức) cho rằng "mọi người đang làm tất cả những gì có thể vì họ tin vào chính phủ trong cơn khủng hoảng này và tin vào thành công của cuộc chiến chống virus corona".
Cuộc khảo sát do tổ chức Dalia Research, có trụ sở tại Berlin, tiến hành tại 45 quốc gia và vùng lãnh thổ ở khắp châu lục trên thế giới, công bố ngày hôm qua cho biết, so với các nơi trên thế giới, Việt Nam có tỷ lệ người dân tin tưởng vào các biện pháp ứng phó dịch Covid-19 của chính phủ cao nhất thế giới.
Hãng tin Reuters (Anh), tờ National Post (Canada) cũng liên tục đề cập các biện pháp mà chính phủ Việt Nam đưa ra nhằm hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi Covid-19 như đảm bảo cung cấp đủ lương thực, cung cấp các gói hỗ trợ để giúp các doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng bởi Covid-19.
Ngoài ra sự đoàn kết của người dân Việt Nam, các tấm gương cá nhân cũng tạo ra sự lan tỏa tích cực trong nỗ lực phòng chống dịch trong cộng đồng. Tờ Diplomat của Nhật Bản cho rằng "Có thể thấy nhiều sự hy sinh của các cá nhân ở Việt Nam đã được ghi nhận và mang nhiều ý nghĩa tích cực.
Ví dụ, những chiến sĩ quân đội Việt Nam nhường chỗ ngủ cho những người đến cách ly tại cơ sở cách ly do quân đội quản lý - hình ảnh được lan truyền rộng rãi trên truyền thông xã hội". Tờ Sputnik của Nga khẳng định, người dân Việt Nam có truyền thống đoàn kết và nhất trí, luôn nỗ lực vượt qua khó khăn và thách thức./.
Phạm Hà
Campuchia ngừng cho người Việt nhập cảnh từ 23 giờ 59 phút ngày 20.3 Chính phủ Campuchia vừa cho biết sẽ ngừng cho nhập cảnh đối với người Việt tại tất cả các cửa khẩu từ 23 giờ 59 phút ngày 20.3 vì Covid-19. Nước này cũng không cho người Campuchia sang Việt Nam bằng tất cả các con đường. Campuchia ngừng cho người Việt nhập cảnh từ 20.3 Ảnh Hoàng Mạnh Thắng Cụ thể, ngày 18.3,...