Tổng thống Trump công kích lãnh đạo Pháp về kế hoạch “quân đội châu Âu”
Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa sử dụng mạng xã hội Twitter để chỉ trích hàng loạt các chính sách của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron từ ý định thành lập quân đội châu Âu, tỉ lệ ủng hộ thấp hay cả chủ nghĩa dân tộc.
“Ông Emmanuel Macron muốn xây dựng quân đội châu Âu để phòng vệ trước Mỹ, Trung Quốc và Nga. Nhưng họ đã phải chống lại Đức trong Thế chiến I và II. Họ bắt đầu học tiếng Đức ở Paris cho đến khi Mỹ đến giải cứu”, Tổng thống Trump công kích Tổng thống Pháp trên Twitter chỉ một ngày sau khi trở về từ Paris, nơi ông dự lễ kỉ niệm 100 năm kết thúc Thế chiến I.
Ngoài vấn đề này, Tổng thống Trump cũng chế diễu tỉ lệ ủng hộ của Tổng thống Macron đã giảm xuống còn 26% sau năm đầu tiên cầm quyền, nền kinh tế tăng trưởng kém và tỉ lệ thất nghiệm lên tới 10%.
Theo ông Trump, Pháp là nước theo chủ nghĩa dân tộc lớn nhất thế giới, cùng với đó là các chính sách thương mại bất công với hàng hóa của Mỹ.
Tổng thống Trump tỏ ra bất bình với hàng loạt chính sách của ông Macron
Những lời chỉ trích của Tổng thống Trump được đưa ra sau khi Tổng thống Macron kêu gọi thành lập quân đội riêng cho châu Âu, đồng thời chỉ trích các chính sách mang màu sắc chủ nghĩa dân tộc của Mỹ trong bài phát biểu tại lễ kỉ niệm kết thúc Thế chiến I vào hôm 11-11, sự kiện có Tổng thống Trump trực tiếp tham gia.
Phản hồi với những lời chỉ trích từ lãnh đạo Mỹ, văn phòng Tổng thống Pháp cho biết, họ không có bình luận gì về vấn đề này nhưng ông Macron đã làm rõ quan điểm của mình về vấn đề quân đội châu Âu và ngân sách quốc phòng của các quốc gia châu Âu trong cuộc gặp với Tổng thống Trump.
Ngoài Tổng thống Trump, Tổng Thư kí NATO Jens Stoltenberg mới đây cũng đã cảnh báo Tổng thống Pháp không nên phụ trách thay các công việc của NATO bằng việc thành lập một lực lượng vũ trang chung mới.
Video đang HOT
Theo Danviet
Hoài nghi về lời hứa của Triều Tiên sau "tuần trăng mật" tại Singapore
Trong khi Tổng thống Donald Trump thể hiện sự tin tưởng dành cho Triều Tiên đối với cam kết phi hạt nhân hóa, các chuyên gia và giới nghị sĩ Mỹ vẫn hoài nghi về điều này, đặc biệt sau khi những hình ảnh vệ tinh được hé lộ.
Tổng thống Trump và nhà lãnh đạo Kim Jong-un gặp nhau tại Singapore (Ảnh: AFP)
Trở về từ Singapore sau hội nghị thượng đỉnh với nhà lãnh đạo Kim Jong-un hồi tháng 6, Tổng thống Donald Trump liên tục ca ngợi những kết quả từ chính sách ngoại giao với Triều Tiên của ông. Tổng thống Mỹ cũng tuyên bố Bình Nhưỡng không còn là mối đe dọa hạt nhân nữa và khẳng định các vụ thử tên lửa của nước này đã chấm dứt.
Tuy vậy, cũng giống như những tuyên bố về chính sách đối ngoại khác từ Nhà Trắng, những gì xảy ra trên thực tế thường cho thấy tình hình phức tạp hơn.
Giới chức Mỹ nói rằng Triều Tiên vẫn tiếp tục tiến hành các hoạt động liên quan chương trình tên lửa và vũ khí của nước này kể từ khi hai nhà lãnh đạo gặp mặt. Theo một quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ, các hoạt động này bao gồm việc chế tạo các tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) mới tại một cơ sở gần thủ đô Bình Nhưỡng. Trong khi đó, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cũng khẳng định với các thượng nghị sĩ tuần trước rằng Triều Tiên vẫn tiếp tục sản xuất nhiên liệu hạt nhân.
Các chuyên gia từng có nhiều thời gian nghiên cứu về chính quyền và chương trình tên lửa của Triều Tiên tin rằng nhà lãnh đạo Kim Jong-un sẽ không bao giờ từ bỏ kho vũ khí hạt nhân cũng như trì hoãn tiến độ phát triển tên lửa ICBM của Bình Nhưỡng. Jeffrey Lewis, chuyên gia về kiểm soát vũ khí tại Viện nghiên cứu Middlebury về Quan hệ Quốc tế ở California, cho biết các hoạt động phát triển vũ khí của Triều Tiên, bao gồm các hoạt động diễn ra tại cơ sở chế tạo ICBM, vẫn tiếp tục diễn ra trong nhiều tuần sau khi ông Trump và ông Kim gặp nhau tại Singapore.
Giới chức Mỹ thừa nhận họ không nhận ra sự gia tăng về các hoạt động của Triều Tiên trong những tuần gần đây, nhưng quan sát thấy rằng các chương trình vũ khí vẫn được duy trì với tốc độ tương đương với các tháng trước đó. Đặc biệt, hoạt động chế tạo từ 1-2 tên lửa ICBM đang diễn ra tại cơ sở sản xuất tên lửa Sanumdong ở ngoại ô Bình Nhưỡng vẫn không thay đổi so với các hoạt động tại cơ sở này trước hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều.
Một số quan chức trong chính quyền Trump tỏ ra thất vọng với việc Triều Tiên vẫn tiếp tục chương trình vũ khí gây tranh cãi. Họ xem đây là sự vi phạm của Triều Tiên đối với tinh thần của thỏa thuận giữa Tổng thống Trump và nhà lãnh đạo Kim Jong-un.
Tuy vậy, một số quan chức khác và các chuyên gia cho rằng việc Triều Tiên tiếp tục tiến hành các hoạt động tại các cơ sở tên lửa là điều có thể dự đoán được vì nhà lãnh đạo Kim Jong-un chưa đưa ra bất kỳ thỏa thuận cụ thể nào về việc sẽ dừng sản xuất các hệ thống tên lửa hoặc nhiên liệu chế tạo bom hạt nhân.
"Họ đang mở rộng tất cả mọi thứ. Công bằng mà nói, họ chưa bao giờ nói rằng họ đồng ý từ bỏ vũ khí hạt nhân. Phía Hàn Quốc nói rằng Triều Tiên đã đồng ý từ bỏ vũ khí hạt nhân. Ông Trump cũng nói rằng họ đồng ý từ bỏ. Nhưng họ chưa bao giờ nói như vậy", chuyên gia Lewis cho biết.
Theo ông Lewis, việc Triều Tiên đầu tư lớn vào chương trình hạt nhân trong những năm gần đây sẽ khiến nước này không thể nhanh chóng thay đổi. Kể từ khi nhà lãnh đạo Kim Jong-un lên nắm quyền vào năm 2011, Triều Tiên đã cho thấy sự gia tăng ổn định trong các khoản đầu tư vào công nghệ tên lửa và vũ khí hạt nhân.
Dừng hay không chương trình vũ khí?
Ảnh vệ tinh cho thấy cơ sở tên lửa Sanumdong ở phía nam Bình Nhưỡng vào ngày 7/7. Phương tiện màu đỏ ở khu vực trong sân tương tự loại từng được Triều Tiên sử dụng để vận chuyển tên lửa. (Ảnh: Planet)
Sau hội nghị thượng đỉnh tại Singapore, Tổng thống Trump đã viết trên Twitter rằng: "Không còn mối đe dọa hạt nhân từ Triều Tiên nữa". Kể từ đó, ông Trump cho biết Triều Tiên đã có nhiều tiến triển trong việc thực hiện các cam kết mà nhà lãnh đạo Kim Jong-un đưa ra tại cuộc gặp song phương.
Tuy nhiên theo hai cây bút J ulian E. Barnes và Eric Schmitt của New York Times, bầu không khí ngoại giao giữa Mỹ và Triều Tiên đã tạm dừng. Vài tuần sau hội nghị thượng đỉnh tại Singapore, Triều Tiên đã chỉ trích Mỹ vì đưa ra những đề nghị theo kiểu "kẻ cướp".
Ngoại trưởng Pompeo được cho là sẽ tìm cách vực dậy mối quan hệ này bằng cách tiếp tục các hoạt động ngoại giao với Triều Tiên trong khuôn khổ Diễn đàn khu vực ASEAN diễn ra tại Singapore tuần này. Giới chức Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết chủ đề phi hạt nhân hóa sẽ được thảo luận tại một cuộc họp đa phương, song không nói rõ liệu ông Pompeo và các quan chức Triều Tiên có gặp nhau trực tiếp để thảo luận hay không.
Ngoại trưởng Pompeo vẫn đứng về phía Tổng thống Trump, dành lời khen cho việc Triều Tiên không còn thử tên lửa cũng như nhấn mạnh việc Bình Nhưỡng dỡ bỏ một khu thử động cơ tên lửa. Ông Pompeo coi đây là bằng chứng cho những cam kết của nhà lãnh đạo Kim Jong-un. Theo người đứng đầu Bộ Ngoại giao Mỹ, mặc dù vẫn còn nhiều việc phải làm với Triều Tiên, nhưng việc Bình Nhưỡng đồng ý đóng cửa khu thử động cơ tên lửa cho thấy những bước tiến cụ thể của nước này.
Đảng Dân chủ bác bỏ nhận định của Ngoại trưởng Pompeo và cho rằng Triều Tiên chỉ đang dỡ bỏ một cơ sở lỗi thời. Trong khi đó các chuyên gia không đồng tình với tuyên bố của cả tổng thống và ngoại trưởng rằng cần duy trì chính sách ngoại giao với Triều Tiên và mối đe dọa xung đột đã giảm đi đáng kể.
Chuyên gia Lewis cho biết tổ chức của ông đã xem xét 40 bức ảnh chụp cơ sở Sanumdong của Triều Tiên kể từ tháng 1 đến nay. Các bức ảnh cho thấy các hoạt động vẫn diễn ra tại cơ sở từng được Triều Tiên sử dụng để phát triển tên lửa ICBM có khả năng phóng tới lục địa Mỹ.
"Họ vẫn đang hoạt động. Bạn không thể nhìn thấy bên trong tòa nhà đó, nhưng đó là một cơ sở tên lửa và các container vận chuyển vẫn xuất hiện ở đó", ông Lewis cho biết.
Các chuyên gia tin rằng ít nhất ở thời điểm hiện tại, Triều Tiên chưa có ý định từ bỏ vũ khí hạt nhân hoặc ICBM. Thay vào đó, nước này chỉ đang tìm kiếm một thỏa thuận mà ở đó họ có thể giữ lại kho hạt nhân và ICBM, nhưng sẽ dừng các vụ thử nghiệm cũng như những lời đe dọa công khai.
Tại phiên điều trần trước Quốc hội, Ngoại trưởng Pompeo cho biết ông "rất tin tưởng rằng Triều Tiên hiểu định nghĩa của Mỹ về phi hạt nhân hóa" và Bình Nhưỡng đã đồng ý phi hạt nhân hóa. Tuy nhiên theo ông Lewis, trong khi chính quyền Trump định nghĩa "phi hạt nhân hóa" là từ bỏ vũ khí hạt nhân, Triều Tiên có thể hiểu theo một nghĩa hoàn toàn khác. Khi quan chức Triều Tiên nói về phi hạt nhân hóa, ý của họ có lẽ là giảm vai trò của vũ khí hạt nhân.
Chuyên gia Lewis cho rằng Triều Tiên có lẽ muốn đi theo mô hình của Israel - một quốc gia không công khai sở hữu hạt nhân trên thế giới. Chính quyền Israel không nói về năng lực hạt nhân của họ, nhưng vũ khí hạt nhân của nước này không còn là bí mật.
"Họ muốn một thỏa thuận như Israel: Họ sẽ bớt nói về chúng (vũ khí hạt nhân) và chúng ta tưởng là chúng không tồn tại", chuyên gia Lewis nhận định.
Thành Đạt
Theo Dantri/ NYT
Chính phủ Mỹ vay nợ lớn chưa từng thấy Bộ Tài chính Mỹ ngày 30.7 thông báo, chính phủ Mỹ có kế hoạch vay mượn thêm 329 tỷ USD trong quý ba năm nay. Đây là số tiền lớn nhất mà Chính quyền Mỹ phải đi vay cho quý ba trong vòng tám năm qua trong bối cảnh Mỹ phải đối mặt với thâm hụt ngân sách ngày càng lớn. Bộ Tài...