Tổng thống Trump cảm ơn Việt Nam gửi 450.000 bộ đồ bảo hộ y tế
Tổng thống Trump ngày 8/4 cho biết 450.000 bộ đồ bảo hộ DuPont từ Việt Nam đã được chuyển đến Texas.
“Sáng nay, 450.000 bộ đồ bảo hộ đã hạ cánh tại Dallas, Texas. Đạt được điều này là nhờ vào quan hệ đối tác giữa hai công ty Mỹ tuyệt vời – DuPont và FedEx – cùng những người bạn ở Việt Nam. Xin cảm ơn!”, Tổng thống Donald Trump viết trên tài khoản Twitter cá nhân vào đêm 8/4 (theo giờ Mỹ, tức sáng ngày 9/4 tại Việt Nam).
Trước đó, theo thông cáo của Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội, Đại sứ quán Mỹ và chính phủ Việt Nam đã làm việc cùng nhau để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác giao nhận và phê duyệt cần thiết, đẩy nhanh việc chuyển giao trang thiết bị bảo hộ cá nhân cho Mỹ.
Chuyến hàng thứ nhất trong số hai lô hàng đầu tiên với hơn 450.000 bộ quần áo bảo hộ DuPont được sản xuất tại Việt Nam đã rời Hà Nội vào ngày 7/4.
Lô hàng 450.000 bộ đồ bảo hộ được gửi từ Việt Nam sang Mỹ hỗ trợ cuộc chiến với Covid-19. Ảnh: Twitter.
Bộ Y tế và Dịch vụ Dân sinh Mỹ đã ký hợp đồng với FedEx để nhanh chóng chuyển giao các bộ đồ cho Kho dự trữ chiến lược quốc gia Mỹ, giải quyết nhu cầu khẩn cấp đối với trang thiết bị bảo hộ cho các nhân viên tuyến đầu ứng phó với đại dịch Covid-19 tại Mỹ.
Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Daniel Kritenbrink cho biết chuyến hàng này chứng minh cho sức mạnh của quan hệ đối tác Việt – Mỹ.
Video đang HOT
Chính phủ Mỹ và Việt Nam đã hợp tác rộng rãi trong cuộc chiến chống Covid-19. Kể từ khi bắt đầu cuộc khủng hoảng này. Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) và Cơ quan phát triển quốc tế Mỹ (USAID) đã hợp tác với các quan chức Việt Nam để theo dõi và ứng phó với tình hình diễn tiến của dịch bệnh Covid-19.
Đại sứ quán Mỹ cho biết một khoản hỗ trợ y tế bổ sung 2,9 triệu USD được công bố gần đây từ USAID sẽ giúp chính phủ Việt Nam tăng tốc các hệ thống phòng thí nghiệm, tăng cường phát hiện trường hợp mắc bệnh và việc giám sát dựa trên sự kiện, đồng thời hỗ trợ các chuyên gia kỹ thuật để ứng phó nhanh chóng, truyền thông rủi ro và phòng ngừa và kiểm soát nhiễm bệnh.
Thanh Danh
Tuổi mắc COVID-19 ở Mỹ còn 'trẻ', nhưng người già vẫn dễ bị nặng nhất
Mặc dù tỉ lệ người trẻ tử vong vì COVID-19 tới nay không cao, nhưng tỉ lệ nhóm này phải nhập viện điều trị vì bệnh này ở Mỹ lại khá lớn, vì sao vậy?
Người đi bộ trên vỉa hè ở gần Quảng trường Thời đại tại New York, Mỹ ngày 21-3 - Ảnh: THX
Theo hãng tin Tân hoa xã (Trung Quốc), báo cáo gần đây nhất của Trung tâm kiểm soát và phòng chống bệnh tật (CDC) Mỹ cho thấy gần 40% số người bệnh COVID-19 của nước này là dưới 55 tuổi.
Tân Hoa xã phỏng vấn các chuyên gia y tế hàng đầu của Mỹ về nguyên nhân của thực tế này. Các chuyên gia cho rằng về đại thể là do nhóm người trẻ tuổi tham gia hoạt động trong cộng đồng nhiều hơn, đi ra nước ngoài nhiều hơn và có tiếp xúc gần với những người bệnh COVID-19 cũng nhiều hơn.
Cụ thể, báo cáo của CDC theo dõi số ca bệnh COVID-19 ở Mỹ giai đoạn từ 12-2 đến 16-3 cho thấy tính tới ngày 16-3, nước Mỹ có tổng cộng 4.226 ca bệnh COVID-19, tăng khoảng 500 ca mỗi ngày kể từ ngày 14-3.
Trong số 508 người bệnh đã nhập viện, 38% ở độ tuổi 20-54, 17% trong độ tuổi 55-64, 36% là 65-84 tuổi và 9% là trên 85 tuổi.
Giáo sư Kent Pinkerton thuộc ĐH California giải thích: "Lý do khiến những người trưởng thành trẻ tuổi chiếm một tỉ lệ lớn trong các ca COVID-19 phải nhập viện điều trị ở Mỹ vẫn là vấn đề còn phải suy xét, nhưng có thể là những nguyên nhân như mức độ tham gia các hoạt động trong cộng đồng lớn hơn, tần suất đi lại nước ngoài của họ tăng cao hơn và/hoặc có nhiều tiếp xúc hơn với những người có thể nhiễm/đã mang virus corona".
Các nhân viên y tế tại điểm xét nghiệm COVID-19 ngay trong xe hơi ở Dallas, bang Texas, Mỹ ngày 21-3 - Ảnh: THX
Ông Stanley Perlman, giáo sư ngành vi trùng học và miễn dịch học ĐH Iowa (Mỹ), thì tin rằng ở các nước khác nhau, độ tuổi dân số bị lây nhiễm virus corona chủng mới cũng khác nhau.
Chẳng hạn Hàn Quốc cũng có một số lượng lớn người trẻ nhiễm bệnh. Tuy nhiên, khi đã nhiễm bệnh, những người có tuổi và những người có bệnh nền luôn là nhóm có tỉ lệ tử vong cao nhất, ông Stanley Perlman nhận xét với Tân Hoa xã.
Ông Robert Schooley, giáo sư y khoa tại Khoa bệnh truyền nhiễm và y tế cộng đồng toàn cầu thuộc ĐH California, San Diego, cho rằng dịch bệnh vẫn còn đang còn "trẻ" ở Mỹ, và những người phơi nhiễm virus trước tiên chính là những người thường xuyên ra ngoài, đi lại và làm việc như bình thường trong bối cảnh dịch bệnh.
Khi dịch tiến triển, những người trẻ này sẽ mang bệnh về nhà, lây sang cho cha mẹ, ông bà, và khi đó, theo ông Robert Schooley, độ tuổi trung bình của người bệnh COVID-19 ở Mỹ có thể thay đổi.
"Ở Mỹ, người trẻ thường ít sống cùng cha mẹ, ông bà hơn so với ở Trung Quốc, và có thể việc sống chung giữa những người trẻ và người già đã diễn ra trước đó trong dịch bệnh tại Trung Quốc nhiều hơn so với Mỹ", ông Schooley nói. "Thời gian sẽ cho chúng ta thấy sự khác biệt này có kéo dài không".
Cũng theo báo cáo của CDC, trong số các bệnh nhân thuộc đối tượng của nghiên cứu nói trên, 53% số trường hợp phải điều trị trong phòng hồi sức tích cực và 80% số ca tử vong rơi vào nhóm người cao tuổi, từ 65 trở lên. Các tỉ lệ này cũng cao nhất ở những người trên 85 tuổi.
"Những phát hiện rút ra này cũng tương tự như dữ liệu của Trung Quốc, cho thấy hơn 80% số ca tử vong rơi vào những người trên 60 tuổi", báo cáo nêu.
Báo cáo của CDC Mỹ một lần nữa nhấn mạnh yêu cầu duy trì khoảng cách xã hội với mọi nhóm tuổi để làm chậm lại tốc độ lây lan virus corona chủng mới, bảo vệ hệ thống y tế và giúp bảo vệ nhóm người lớn tuổi dễ tổn thương.
Tính tới chiều 24-3 giờ Mỹ, số liệu của ĐH John Hopkins cho biết số ca bệnh COVID-19 ở Mỹ đã vượt mốc 53.000 người với ít nhất 689 ca tử vong.
D. KIM THOA
Làm trễ chuyến bay vì nói đùa nhiễm nCoV Nam hành khách khiến chuyến bay của American Airlines tới Nashville trễ hơn 8 tiếng vì đùa rằng mình bị nhiễm nCoV. Chuyến bay khởi hành từ Dallas, bang Texas, tới Nashville, bang Tennessee lúc 18h30 hôm 14/3 không thể cất cánh sau khi một người đàn ông từ chối gấp khay đựng đồ ăn trên máy bay, rồi sau đó nói rằng...