Tổng thống Trump bỏ xa ông Joe Biden tại Indiana, Kentucky, New Hampshire
Kết quả sơ bộ từ cuộc bầu cử Mỹ cho thấy, Tổng thống Trump đang dẫn trước khá xa đối thủ Joe Biden tại ba tiểu bang Indiana, Kentucky và New Hampshire.
Cử tri đi bỏ phiếu tại Bangor, bang Maine vào ngày 3/11. Ảnh: Getty Images
Kênh CNN dẫn các dữ liệu sơ bộ cho thấy, tại bang Indiana, ông Trump giành được 66,7% số phiếu ủng hộ, tại bang Kentucky là 67,3%, trong khi ông Joe Biden chỉ giành lần lượt 31,4% và 31,2% tại hai bang này.
Trong khi đó, trang NBC News cho biết, tại bang chiến địa New Hampshire, Tổng thống Trump giành được 61,5% trong khi đối thủ chỉ được 38,5%.
Tính tổng thể cho đến 6h50 sáng 4/11 (giờ VN), đương kim Tổng thống Mỹ đang dẫn trước với 54,1% số phiếu ủng hộ, trong khi ứng cử viên đảng Dân chủ Joe Biden được 44,1%.
Tuy vậy, cuộc đua vẫn còn đang ở phía trước và những kết quả ban đầu sẽ sớm thay đổi nhanh chóng, đặc biệt là trong một năm mà các lá phiếu qua thư đang nắm vai trò quyết định ở một số tiểu bang, nhưng không thể kiểm đếm nhanh chóng.
Theo CNN, các quan chức bầu cử ở một số quận của bang chiến địa Pennsylvania thậm chí sẽ không bắt đầu xử lý các lá phiếu gửi qua thư cho đến ngày 4/11. Các bộ phận do đảng Cộng hòa kiểm soát trong cơ quan lập pháp bang phản đối việc thay đổi các quy tắc và xử lý cuộc bỏ phiếu nhanh hơn, càng làm phức tạp thêm vấn đề.
Nước Mỹ đã chứng kiến tình trạng này trong những cuộc đua bầu cử khác những năm gần đây. Ở Florida vào năm 2018, các cuộc bỏ phiếu qua thư đã khiến cuộc đua của các thống đốc trở nên gắt gao hơn trong những ngày sau Ngày bầu cử. Tại Arizona, một bang gần chiến trường khác, cuộc đua vào Thượng viện năm 2018 đã chứng kiến sự thay đổi mang tính quyết định sau Ngày bầu cử và Thượng nghị sĩ Kyrsten Sinema, một đảng viên Dân chủ, đã giành chiến thắng. Hiện tượng này, được gọi là “chuyển đổi xanh” (blue shift), phổ biến trong các cuộc bầu cử gần đây ở Mỹ.
Video đang HOT
Trong cuộc tổng tuyển cử năm nay, cử tri Mỹ sẽ bầu tổng thống và phó tổng thống, toàn bộ 435 ghế tại Hạ viện, 35/100 ghế tại Thượng viện, 11 vị trí thống đốc bang cùng khoảng 5.000 ghế trong các cơ quan lập pháp cấp bang trên toàn quốc.
Đối với cuộc đua vào Nhà Trắng, để giành chiến thắng, ứng cử viên phải giành được tối thiểu 270 phiếu đại cử tri.
Trump tung 'vũ khí chính quyền' vào guồng tranh cử
Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ O'Brien gần đây tới nhiều bang chiến trường, nhưng không phải nắm tình hình, mà vận động cho Tổng thống Trump.
Robert C. O'Brien, cố vấn hàng đầu về an ninh quốc gia Mỹ, tới thăm một xưởng đóng tàu ở Kittery, bang Maine, nơi ông ca ngợi việc thúc đẩy công việc sản xuất của Tổng thống Donald Trump. Phát biểu tại Đại học Drake ở bang Iowa, ông cho rằng thế giới hòa bình và thịnh vượng hơn "nhờ những chính sách của Tổng thống".
O'Brien sau đó tới nhà máy sản xuất và xưởng đóng tàu ở bang Wisconsin, nói với người dẫn chương trình phát thanh địa phương rằng Tổng thống Trump là "người kiến tạo hòa bình", nhưng "không được báo giới ghi nhận nhiều".
Trong những tuần trước thềm bầu cử, Trump đã dồn mọi quân bài tranh cử trong nỗ lực giành thêm 4 năm ở Nhà Trắng. Dù cố vấn an ninh quốc gia được xem là công việc phi đảng phái, O'Brien đã trở thành một "vũ khí" trong bộ máy chính quyền được Tổng thống Trump huy động vào guồng quay của cuộc đua.
Vượt xa những điều mà nhiều người tiền nhiệm có thể làm, Trump cùng thành viên nội các của mình đã sử dụng đòn bẩy sức mạnh chính phủ và quyền lực của văn phòng tổng thống để giúp ông tranh cử nhiệm kỳ hai.
Tổng thống Donald Trump (trái) đi cạnh Cố vấn An ninh Quốc gia Robert C. O'Brien tại sân bay quốc tế Los Angeles hồi tháng 9/2019. Ảnh: Nhà Trắng.
Tháng trước, quan chức Bộ An ninh Nội địa Mỹ đã có buổi họp báo ở Pennsylvania và Minnesota để nhấn mạnh các chính sách nhập cư của Tổng thống Trump. Cơ quan này cũng đầu tư cho các biển quảng cáo ở Pennsylvania, bang chiến trường quan trọng với Trump, cáo buộc người nhập cư trái phép là tội phạm bạo lực.
Ngày 15/10, Ngoại trưởng Mike Pompeo đã trả lời 5 cuộc phỏng vấn qua điện thoại với các đài truyền hình địa phương, 4 trong số đó là ở các bang chiến trường gồm Florida, Georgia, Arizona và Michigan.
Văn phòng Công tố viên Đặc biệt đã mở hai cuộc điều tra để xem liệu Ngoại trưởng Pompeo có vi phạm quy định khi vận động tranh cử cho Tổng thống hay không. Cuộc điều tra thứ nhất tập trung vào bài phát biểu của ông được gửi tới Hội nghị Toàn quốc đảng Cộng hòa hồi tháng 8, khi ông đang có chuyến thăm Jerusalem. Cuộc điều tra thứ hai nhắm vào tuyên bố Bộ Ngoại giao có thể tung các email mới từ cựu ngoại trưởng Hillary Clinton trước bầu cử.
"Chúng tôi đã nhận được những email đó", ông Pompeo nói với Fox News, một ngày sau khi Tổng thống tỏ ra mất kiên nhẫn với sự "thiếu nhiệt tình" của người đứng đầu Bộ Ngoại giao trong nỗ lực điều tra bê bối email của bà Clinton. "Chúng tôi sẽ công bố chúng. Chúng tôi sẽ công bố tất cả thông tin đó để người dân Mỹ có thể thấy".
Hồi cuối tháng 9, Ngoại trưởng Pompeo cũng có bài phát biểu tại tòa nhà Capitol ở Madison, bang Wisconsin, bang chiến trường quan trọng mà Tổng thống Trump chiến thắng sít sao trước đối thủ Clinton hồi năm 2016.
Một tháng trước bầu cử, Bộ Tư pháp Mỹ cũng đại diện cho Trump trong một vụ kiện tội phỉ báng chống lại một phụ nữ cáo buộc Tổng thống tội cưỡng hiếp, trong khi Bộ trưởng Tư pháp William P. Barr cũng tới nhiều thành phố có xu hướng nghiêng về đảng Dân chủ trước thềm bầu cử.
Nhà Trắng được sử dụng làm nơi tổ chức Hội nghị Toàn quốc đảng Cộng hòa hồi tháng 8. Ảnh: NYTimes.
Vào đêm cuối Hội nghị Toàn quốc đảng Cộng hòa (RNC), trong khi màn hình Jumbotron hai bên Nhà Trắng hiển thị logo chiến dịch tranh cử Trump - Pence, Tổng thống và quyền Bộ trưởng An ninh Nội địa Mỹ Chad Wolf tổ chức lễ nhập tịch cho gần chục người. Một buổi lễ long trọng được phát sóng cho hàng triệu người Mỹ theo dõi được xem là một phần cho nỗ lực tranh cử của Trump.
Tuần trước, Wolf và Mark Morgan, quyền giám đốc Cơ quan Hải quan và Biên phòng Mỹ (CBP) cũng tổ chức một sự kiện đánh dấu hoàn thành hơn 600 km tường biên giới, dự án gây tranh cãi của Tổng thống Mỹ và vấp nhiều chỉ trích từ phe Dân chủ. Động thái đã khiến cơ quan giám sát chính phủ phi lợi nhuận American Oversight yêu cầu tổng thanh tra Bộ An Ninh Nội Địa (DHS) điều tra liệu quan chức cấp cao của họ có vi phạm Đạo luật Hatch, trong đó cấm nhân viên chính phủ tham gia các hoạt động chính trị khi đang đương chức hay không.
Kenneth T. Cuccinelli II, quyền thứ trưởng DHS, lên tiếng bác bỏ những quan ngại về cơ quan này. "Chúng tôi không dừng công việc của mình vì một cuộc bầu cử sắp hoặc đang diễn ra", Cuccinelli nói.
Những động thái trên đã khiến chiến dịch của Trump vấp chỉ trích gay gắt từ đảng Dân chủ, khi cho rằng Tổng thống tận dụng nguồn lực của chính phủ cho nỗ lực tái tranh cử. "Điều quan trọng đối với một số quan chức an ninh quốc gia là phải đứng ngoài tranh cãi đảng phái và khi họ trở thành một phần của một đảng nào đó, họ sẽ đánh mất tín nhiệm của mình", thượng nghị sĩ Christopher S. Murphy, thành viên đảng Dân chủ ở Connecticut, nói.
Ứng viên Joe Biden, đối thủ của Tổng thống Trump trong cuộc đua vào Nhà Trắng năm nay, đã thẳng thừng lên án việc sử dụng chính phủ vì lợi ích chính trị, đồng thời gọi Bộ Tư pháp dưới sự lãnh đạo của Bộ trưởng Barr là "Bộ Trump".
Tuy nhiên, khi cuộc bầu cử ngày càng tới gần, các trợ lý hàng đầu của Tổng thống Trump vẫn tiếp tục những hoạt động hỗ trợ ông chủ Nhà Trắng, bất chấp những chỉ trích. Tuần trước, cố vấn O'Brien đã tham gia một cuộc họp bàn tròn về ngành công nghiệp khai khoáng ở Hermantown, bang Minnesota do nghị sĩ đảng Cộng hòa chủ trì.
John Ullyot, phát ngôn viên Ủy ban An ninh Quốc gia, nói trong một tuyên bố rằng ông O'Brien tới thăm Minnesota để tập trung vào việc "bảo vệ chuỗi cung ứng và ngành công nghiệp khoáng sản quan trọng của Mỹ vì lý do an ninh quốc gia". Ullyot thêm rằng chuyến thăm của cố vấn an ninh quốc gia Mỹ tới Wisconsin cũng nhằm nhấn mạnh vai trò của các nhà sản xuất quốc phòng.
"Công việc quan trọng của chúng tôi để bảo vệ an ninh quốc gia sẽ tiếp tục mà không bị ảnh hưởng bởi các sự kiện chính trị trong nước", ông nói.
Tuy nhiên, trong tuyên bố về các chuyến thăm của O'Brien trong những tuần gần đây, Ullyot không nhắc tới bất kỳ bang nào ngoài các bang chiến trường quan trọng trong cuộc bầu cử năm nay.
Tranh cử kiểu "ông cụ", ông Biden "nhường" cơ hội cho Tổng thống Trump? Nếu như đắc cử, ông Biden sẽ là tổng thống Mỹ cao tuổi nhất từng được bầu. Tuy nhiên, để vấn đề tuổi tác ảnh hưởng đến lịch trình vận động tranh cử như ông Biden thì khá đáng lo ngại, theo New York Times. Ông Biden bị Tổng thống Trump đặt cho biệt danh "ngủ gật" (ảnh: CNN) Trong khi ông Trump...